1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Vietcombank thông qua chủ trương sáp nhập một ngân hàng khác

(Dân trí) - Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 26/12 của Vietcombank thông qua việc sáp nhập với một ngân hàng khác và bầu bổ sung ông Nguyễn Mạnh Hùng làm thành viên HĐQT thay cho bà Nguyễn Thị Kim Oanh.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Ngày 26/12/2014, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2014 thông qua một số nội dung về định hướng hoạt động và thay đổi nhân sự cấp cao.

Tại Đại hội, Vietcombank đã thông qua việc thôi đảm nhiệm chức vụ thành viên HĐQT đối với bà Nguyễn Thị Kim Oanh để dự kiến giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc; thông qua việc thôi đảm nhiệm chức vụ thành viên Ban kiểm soát đối với ông Lại Hữu Phước để cử giữ chức vụ Trưởng phòng Kiểm tra, giám sát, tuân thủ.

Đồng thời, Đại hội cũng tiến hành bầu bổ sung ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Vietcombank chi nhánh Hà Nội, vào HĐQT nhiệm kỳ 2013 - 2018. 

Đáng chú ý, Đại hội cũng đã trình cổ đông về việc chủ trương sáp nhập một tổ chức tín dụng vào Vietcombank; giao HĐQT tìm kiếm đối tác phù hợp, thực hiện việc nghiên cứu khả thi, lập Đề án sáp nhập trình ĐHĐCĐ, NHNN và các cơ quan chức năng khác theo quy định liên quan của pháp luật.

Ban lãnh đạo Vietcombank cho biết, việc thực hiện sáp nhập ngân hàng là cơ hội tốt giúp Vietcombank tăng quy mô năng lực cạnh tranh và góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam; phù hợp với định hướng - mục tiêu chiến lược của Vietcombank là trở thành ngân hàng số một của Việt Nam.

Theo lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đến năm 2017, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng giảm bớt số lượng ngân hàng xuống còn khoảng 20 ngân hàng và hình thành một số ngân hàng thương mại có quy mô lớn với khả năng cạnh tranh mạnh, đặc biệt tăng cường được quy mô và vị trí chi phối của các ngân hàng thương mại nhà nước trong hệ thống.

Vietcombank hiện đang sở hữu cổ phần tại một số tổ chức tín dụng khác như: Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank) và Công ty Tài chính Xi măng (CFC).

Ngoài ra, sau sự cố xảy ra với Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) hồi cuối tháng 7 vừa qua, Vietcombank cũng ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện nhằm hỗ trợ VNCB về quản trị, điều hành và hoạt động. Theo đó, Vietcombank là ngân hàng lớn trực tiếp đứng ra tham gia hỗ trợ VNCB thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng, trong đó nội dung quan trọng nhất liên quan tới xử lý nợ xấu và hỗ trợ các vấn đề về thanh khoản. Vietcombank cũng cử thêm một số nhân lực hỗ trợ cho ngân hàng này.

Phương Dung
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm