Việt Nam tụt hạng về môi trường kinh doanh
(Dân trí) - Theo đánh giá thường niên về môi trường kinh doanh của World Bank, thứ hạng của Việt Nam đã tụt 1 bậc so năm ngoái. Những tiêu chí được xếp hạng tương đối khá như cấp phép xây dựng, vay vốn tín dụng... thì vẫn còn nhiều tồn tại.
Ngày 23/10/2012, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức họp báo công bố Báo cáo thường niên về môi trường kinh doanh 2013 của 185 nền kinh tế trên thế giới.
Tại bản đánh giá lần này, Việt Nam đứng xếp thứ 99, tụt một bậc so với thứ hạng 98 năm 2011. Còn nếu đánh giá chi tiết, Việt Nam xếp thứ 108 về mức độ thuận lợi cho khởi nghiệp, thứ 48 về đăng ký tài sản, thứ 40 về tiếp cận tín dụng, thứ 44 về thực thi hợp đồng, thứ 169 về bảo vệ nhà đầu tư, thứ 49 về giải quyết vấn đề giải thể doanh nghiệp, thứ 138 về đóng thuế, thứ 74 về giao thương xuyên biên giới và thứ 28 về cấp phép xây dựng.
Với lần đánh giá này, Singapore tiếp tục là quốc gia dẫn đầu, tiếp đến là Hồng Kông, New Zealand, Mỹ, Đan Mạch, Na Uy và Anh. Các thứ tự này không thay đổi so với năm ngoái.
Môi trường kinh doanh chưa được cải thiện nhiều
Có mặt tại lễ công bố, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, trong năm nay, thứ tự Việt Nam vẫn nằm ở đầu nửa cuối của bảng xếp hạng, dưới mức trung bình của thế giới và khu vực (99 trong 185). Như vậy, sau 10 năm diễn ra xếp hạng, Việt Nam vẫn không cải thiện được nhiều vị thứ của mình.
Báo cáo năm nay chỉ ghi nhận 1 điểm cải thiện về thành lập doanh nghiệp qua việc cho tự in hóa đơn, nằm trong nhóm tiêu chí về thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên chính ở khía cạnh thành lập doanh nghiệp, Việt Nam vẫn nằm tại vị trí 108, chưa cải thiện nhiều so với trước đây.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và tập trung cải thiện trong điều kiện để thành lập doanh nghiệp thông qua ban hành Luật Doanh nghiệp 1999, sau đó là Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005. Tuy nhiên, những cải thiện nội bộ của Việt Nam cũng chưa đủ để Việt Nam có 1 vị trí tốt hơn về vấn đề thành lập doanh nghiệp.
Giai đoạn 2011 - 2012 là năm khó khăn với Việt Nam. Trước những thách thức về bất ổn vĩ mô, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11, trong đó tập trung đến các phương án nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh. Song theo đánh giá của bà Lan, chúng ta chưa làm được bao nhiêu cho việc này và cũng đã thể hiện qua môi trường kinh doanh chưa được cải thiện nhiều thông qua báo cáo của WB.
Nếu nhìn vào 10 tiêu chí thì có 5 lĩnh vực xếp hạng tương đối khá là cấp phép xây dựng (28), vay vốn tín dụng (40), thực thi hợp đồng (44) và đăng ký tài sản (48), thương mại quốc tế (74).
Song, trong 5 lĩnh vực này, bà Lan lại tỏ ra khá nghi ngờ về cấp phép xây dựng bởi theo bà, thực sự ở Việt Nam, đây là vấn đề khá đau đầu cho cả doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư, cũng như nhu cầu của tư nhân khi muốn cải thiện chỗ ở. Đây cũng chính là lời giải thích cho tình trạng dàn khó khăn của dự án từ năm này qua năm khác.
Giải thích cho mối vướng mắc này, ông Karim O. Belayachi, đồng tác bản báo cáo cho biết, cấp phép xây dựng là một vấn đề khá nhạy cảm. Trong đó, tại bản Báo cáo chỉ xem xét xem liệu ở những thủ tục quy định, việc cấp phép xây dựng có quá tốn kém đến mức nhà thầu không muốn xây dựng hoặc cứ xây mà không quan tâm đến giấy phép hay không.
Nguồn: WorldBank
Còn 2 năm để cộng đồng doanh nghiệp đương đầu với cạnh tranh khốc liệt hơn
Ngoài ra, đề cập đến nội dung xếp hạng vốn tín dụng, Việt Nam đứng ở thứ 40. Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, đánh giá này không thật sát với tình hình của nền kinh tế, bởi khó khăn về tiếp cận tín dụng đang là vấn đề nổi cộp nhất của nền kinh tế hiện nay do bị ảnh hưởng bởi nợ xấu.
Còn thực thi hợp đồng được xếp hạng 44 nhưng thời gian thực tế để thực thi hợp đồng tới 400 ngày. Trong bối cảnh hiện nay thực thi hợp đồng còn khó khăn, gay gắt hơn khi 1 loạt doanh nghiệp đóng cửa, phá sản, rất nhiều doanh nghiệp còn nợ nhau.
Cũng trong Báo cáo, có 5 lĩnh vực bị xếp hạng thấp gồm có thành lập doanh nghiệp (108), tiếp cận điện năng (155), bảo vệ nhà đầu tư (169), nộp thuế (138), xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (149).
Về nộp thuế, mặc dù đã có cải thiện so với các năm nhưng thời gian nộp thuế vẫn rất lớn (872 giờ/năm) và mức thuế suất tổng cộng vẫn cao (34,5%), phản ánh khá đúng thực tế khi mà các doanh nghiệp cho rằng mức thuế thực phải nộp nhiều hơn mức thuế danh nghĩa 25% và yêu cầu giảm thuế hiện nay rất bức xúc, được đưa ra bàn luận trước Quốc hội.
Thời gian xử lý những doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cũng rất dài (mất đến 5 năm và tỷ lệ thu hồi 13,9). Tỷ lệ thu hồi thấp giải thích tại sao ở nước ta doanh nghiệp tuyên bố ngưng hoạt động nhiều hơn doanh nghiệp phá sản. Số doanh nghiệp mới đăng ký tăng thêm nhưng chưa biết khi nào hoạt động và sẽ tồn tại bao lâu. Và điều này cũng dẫn tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trở nên yếu đi, có thể gây ra tham nhũng, lách luật.
Bản báo cáo của WB cũng lưu ý đến mốc 2015. Khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành đầy đủ, mậu dịch tự do giữa ASEAN với Trung Quốc được hình thành, thì thách thức đổ lên doanh nghiệp lại càng lớn so với hiện nay. Câu hỏi đặt ra là còn 2 năm nữa, làm thế nào bù đắp được những thiếu hụt và chống lại những thách thức?
Tại bản đánh giá lần này, Việt Nam đứng xếp thứ 99, tụt một bậc so với thứ hạng 98 năm 2011. Còn nếu đánh giá chi tiết, Việt Nam xếp thứ 108 về mức độ thuận lợi cho khởi nghiệp, thứ 48 về đăng ký tài sản, thứ 40 về tiếp cận tín dụng, thứ 44 về thực thi hợp đồng, thứ 169 về bảo vệ nhà đầu tư, thứ 49 về giải quyết vấn đề giải thể doanh nghiệp, thứ 138 về đóng thuế, thứ 74 về giao thương xuyên biên giới và thứ 28 về cấp phép xây dựng.
Sau 10 năm diễn ra xếp hạng, Việt Nam vẫn không cải thiện được nhiều vị thứ của mình (Ảnh: Bloomberg).
Với lần đánh giá này, Singapore tiếp tục là quốc gia dẫn đầu, tiếp đến là Hồng Kông, New Zealand, Mỹ, Đan Mạch, Na Uy và Anh. Các thứ tự này không thay đổi so với năm ngoái.
Môi trường kinh doanh chưa được cải thiện nhiều
Có mặt tại lễ công bố, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, trong năm nay, thứ tự Việt Nam vẫn nằm ở đầu nửa cuối của bảng xếp hạng, dưới mức trung bình của thế giới và khu vực (99 trong 185). Như vậy, sau 10 năm diễn ra xếp hạng, Việt Nam vẫn không cải thiện được nhiều vị thứ của mình.
Báo cáo năm nay chỉ ghi nhận 1 điểm cải thiện về thành lập doanh nghiệp qua việc cho tự in hóa đơn, nằm trong nhóm tiêu chí về thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên chính ở khía cạnh thành lập doanh nghiệp, Việt Nam vẫn nằm tại vị trí 108, chưa cải thiện nhiều so với trước đây.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và tập trung cải thiện trong điều kiện để thành lập doanh nghiệp thông qua ban hành Luật Doanh nghiệp 1999, sau đó là Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005. Tuy nhiên, những cải thiện nội bộ của Việt Nam cũng chưa đủ để Việt Nam có 1 vị trí tốt hơn về vấn đề thành lập doanh nghiệp.
Giai đoạn 2011 - 2012 là năm khó khăn với Việt Nam. Trước những thách thức về bất ổn vĩ mô, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11, trong đó tập trung đến các phương án nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh. Song theo đánh giá của bà Lan, chúng ta chưa làm được bao nhiêu cho việc này và cũng đã thể hiện qua môi trường kinh doanh chưa được cải thiện nhiều thông qua báo cáo của WB.
Nếu nhìn vào 10 tiêu chí thì có 5 lĩnh vực xếp hạng tương đối khá là cấp phép xây dựng (28), vay vốn tín dụng (40), thực thi hợp đồng (44) và đăng ký tài sản (48), thương mại quốc tế (74).
Song, trong 5 lĩnh vực này, bà Lan lại tỏ ra khá nghi ngờ về cấp phép xây dựng bởi theo bà, thực sự ở Việt Nam, đây là vấn đề khá đau đầu cho cả doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư, cũng như nhu cầu của tư nhân khi muốn cải thiện chỗ ở. Đây cũng chính là lời giải thích cho tình trạng dàn khó khăn của dự án từ năm này qua năm khác.
Giải thích cho mối vướng mắc này, ông Karim O. Belayachi, đồng tác bản báo cáo cho biết, cấp phép xây dựng là một vấn đề khá nhạy cảm. Trong đó, tại bản Báo cáo chỉ xem xét xem liệu ở những thủ tục quy định, việc cấp phép xây dựng có quá tốn kém đến mức nhà thầu không muốn xây dựng hoặc cứ xây mà không quan tâm đến giấy phép hay không.
Còn 2 năm để cộng đồng doanh nghiệp đương đầu với cạnh tranh khốc liệt hơn
Ngoài ra, đề cập đến nội dung xếp hạng vốn tín dụng, Việt Nam đứng ở thứ 40. Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, đánh giá này không thật sát với tình hình của nền kinh tế, bởi khó khăn về tiếp cận tín dụng đang là vấn đề nổi cộp nhất của nền kinh tế hiện nay do bị ảnh hưởng bởi nợ xấu.
Còn thực thi hợp đồng được xếp hạng 44 nhưng thời gian thực tế để thực thi hợp đồng tới 400 ngày. Trong bối cảnh hiện nay thực thi hợp đồng còn khó khăn, gay gắt hơn khi 1 loạt doanh nghiệp đóng cửa, phá sản, rất nhiều doanh nghiệp còn nợ nhau.
Cũng trong Báo cáo, có 5 lĩnh vực bị xếp hạng thấp gồm có thành lập doanh nghiệp (108), tiếp cận điện năng (155), bảo vệ nhà đầu tư (169), nộp thuế (138), xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (149).
Về nộp thuế, mặc dù đã có cải thiện so với các năm nhưng thời gian nộp thuế vẫn rất lớn (872 giờ/năm) và mức thuế suất tổng cộng vẫn cao (34,5%), phản ánh khá đúng thực tế khi mà các doanh nghiệp cho rằng mức thuế thực phải nộp nhiều hơn mức thuế danh nghĩa 25% và yêu cầu giảm thuế hiện nay rất bức xúc, được đưa ra bàn luận trước Quốc hội.
Thời gian xử lý những doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cũng rất dài (mất đến 5 năm và tỷ lệ thu hồi 13,9). Tỷ lệ thu hồi thấp giải thích tại sao ở nước ta doanh nghiệp tuyên bố ngưng hoạt động nhiều hơn doanh nghiệp phá sản. Số doanh nghiệp mới đăng ký tăng thêm nhưng chưa biết khi nào hoạt động và sẽ tồn tại bao lâu. Và điều này cũng dẫn tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trở nên yếu đi, có thể gây ra tham nhũng, lách luật.
Bản báo cáo của WB cũng lưu ý đến mốc 2015. Khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành đầy đủ, mậu dịch tự do giữa ASEAN với Trung Quốc được hình thành, thì thách thức đổ lên doanh nghiệp lại càng lớn so với hiện nay. Câu hỏi đặt ra là còn 2 năm nữa, làm thế nào bù đắp được những thiếu hụt và chống lại những thách thức?
Bích Diệp