1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Việt Nam nên từ chối các dự án FDI không “xanh”

(Dân trí) - Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Việt Nam nên nói không với các dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ không đảm bảo, gây tiêu tốn năng lượng và không thân thiện với môi trường.

 

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan và đại diện các doanh nghiệp tại buổi tọa đàm
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan và đại diện các doanh nghiệp tại buổi tọa đàm

 

Lãng phí kép

 

Chia sẻ tại buổi tọa đàm “Kinh tế Xanh từ những góc nhìn” tại Hà Nội cuối tuần qua, bà Phạm Chi Lan cho biết, “Trước đây, cũng có những quy định rằng nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam phải cam kết mang theo công nghệ, máy móc và thiết bị mới. Tuy nhiên, do sự chạy đua nhằm thu hút thật nhiều dự án FDI nên càng ngày nhiều địa phường càng dễ dãi hơn khi cấp phép các dự án đầu tư nước ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng có không ít dự án FDI sử dụng công nghệ và thiết bị cũ đã tân trang lại để qua mắt nhà quả lí Việt Nam và hệ lụy là tiêu hao năng lượng lớn, tốn nhiều nguyên vật liệu, năng suất lao động thấp trong khi số lượng các sản phẩm phế thải lại gia tăng, gây lãng phí lớn cho doanh nghiệp và cho nguồn lực của quốc gia.”

 

Theo chuyên gia kinh tế sự việc gần đây có hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài ở TpHCM bỏ trốn, để lại khoản nợ kếch xù, nợ lương công nhân và bỏ lại thiết bị là một bài học lớn cho việc xét duyệt và cấp phép đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

 

Thực tế không ít doanh nghiệp Việt Nam cũng sai lầm khi ham rẻ và mua thiết bị với chất lượng không đảm bảo về rồi đăó chiếu vì không sử dụng được, hoặc nếu sử dụng thì gây hao tốn năng lượng cao và năng suất lao động thấp.

 

Bà cũng đồng ‎tình với nhận định rằng doanh nghiệp nhà nước là đối tượng không “xanh” nhất vì họ gây lãng phí năng lượng và tài nguyên nhất trong khi số nợ của họ liên tiếp tăng trong những năm gần đây và lợi nhuận thì gảm.

 

Để cải thiện tình trạng trên cần đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo hướng minh bạch hóa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời cần áp dụng hệ thống quản trị khoa học hơn để đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp và hỗ trợ công tác giám sát hiệu quả hơn.

 

Vai trò tất yếu của kinh tế xanh

 

Theo bà Chi Lan, trong giai đoạn phát triển hiện nay của nước ta, kinh tế xanh càng ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Trong thời gian vừa qua, trong quá trình phát triển kinh tế chúng ta đã gây ra rất nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, hủy hoại và lãng phí tài nguyên thiên nhiên của đất nước, và làm cho nền kinh tế tuy là có tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhưng lại lãng phí nhiều nguồn lực.

 

“Trong thời gian tới cần nhấn mạnh vai trò của kinh tế xanh, nhấn mạnh những tiêu chí về môi trường làm sao cho sự phát triển cần thân thiện với môi trường chứ không phải làm cho môi trường bị xấu đi. Thứ hai là phát triển kinh tế phải gắng liền với tiết kiệm năng lượng  và tài nguyên thiên nhiên liên quan. Kinh tế xanh phải trở thành ý ‎ thức cho tất cả các ngành khác nhau. Mỗi công dân cũng phải tăng cường ‎ý thức  trách nhiệm của mình đóng góp làm cho đất nước mình xanh hơn.”

 

Để xây dựng nền kinh tế xanh thì các doanh nghiệp cần tiết giảm chi phí. Trong thời gian qua, chính  chi phí đầu vào cao lên đã làm cho nhiều doanh nghiệp khó khăn khi họ không thể bán được sản phẩm. Thực tế nghiên cứu vừa qua cho thấy doanh nghiệp Việt Nam trên tất cả các lĩnh vưc đều có chi phí sản xuất đắt đỏ hơn rất nhiều nước khác nhất là chi phí nguyên liệu đầu vào và chi phí năng lượng. Chính trong bối cảnh đó doanh nghiệp cần có ‎ ý thức tiếp cận kinh tế xanh và xem xét lại quá trình sản xuất của mình để nâng cấp công nghệ sao cho phát triển bền vững, bà cho biết.

 

“Để kinh tế xanh có thể hỗ trợ phát triển kinh tế và công nghiệp hóa một cách bền vững và lâu dài, thì lòng tham và ham muốn tiêu dung phải biết tiết chế. Cần đánh động đến ‎ thức của tất cả mọi người,” chuyên gia kinh tế nhấn mạnh.

 

Cái khó của doanh nghiệp phát triển kinh tế xanh là ‎ thức của người chủ doanh nghiệp và quyết tâm thuấn nhuần tư tưởng của toàn bộ cán bộ nhân viên về kinh tế xanh để thực hiện những tiêu chuẩn ngặt nghèo về kinh tế xanh. Thứ hai là phải giáo dục khánh hàng để nâng cao hiểu biết của họ về vấn đề này nhằm hưởng ứng những hoạt động tiếp theo. Thức 3 là chi phí ban đầu có thể tăng cao nhưng lợi ích về lâu về dài có thể tiết kiệm được chi phí.

 

“Nhà nước cần điều chỉnh mạnh mẽ hơn nữa về hệ thốn khuyến khích của mình đối với các doanh nghiệp theo hướng khuyến khích những doanh nghiệp làm ăn theo hướng tiết kiệm năng lượng, vật tư đầu vào , tiết kiệm các chi phí và có các hoạt đông thân thiên với môi trường hướng tới bảo vệ môi trường một cách bền vững. Đồng thời cần có những biện pháop xử l‎‎í và trừng phạt nặng nề với các doanh nghiệp gây ra các vấn đề về môi trường, lãng phí tài nguyên và lãng phí năng lượn,” bà nói.

 

Thảo Nguyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm