"Việt Nam - con Rồng mới tại Đông Nam Á"
(Dân trí) - Giữa bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đang bước vào vòng đàm phán thứ 2, kim ngạch song phương Việt Nam và Pháp đã đạt trên 3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu sang Pháp 570 triệu USD, chiếm 73,1% tổng xuất siêu cả nước năm 2012.
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Pháp, tuần vừa rồi, tại Sở giao dịch thương mại Paris, Phòng thương mại - công nghiệp Paris (CCI Paris) đã phối hợp với Cục phát triển giao thương quốc tế Pháp (UBIFRANCE) và Phòng thương mại - công nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFV) tổ chức Hội thảo "Việt Nam - con rồng mới tại Đông Nam Á".
Sự kiện nhằm khuyến khích các doanh nhân Pháp phát triển hợp tác kinh tế với Việt Nam.
Qua tham luận của ông Gilles Dabezies, Phó Tổng giám đốc CCI Paris, bà Marie-Cécile Tardieu-Smith, Tham tán kinh tế Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và ông Marc Canarg, Giám đốc UbiFrance Vietnam, hơn 150 doanh nhân Pháp tham gia Hội thảo đã được cập nhật bức tranh toàn cảnh kinh tế - xã hội, chính sách thương mại quốc tế, pháp lý và thực tiễn về môi trường kinh doanh, các ngành công nghiệp triển vọng, các phân khúc thị trường đang nổi lên tại Việt Nam.
Cũng tại Hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng chuyển tải về định hướng cải cách của Chính phủ Việt Nam nhằm hoàn thiện nền kinh tế thị trường ngày càng mở cửa, có định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo đó, việc Việt Nam tham gia với tư cách thành viên đầy đủ tại các định chế quốc tế như World Bank, Quỹ tiền tệ Quốc Tế (IMF), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), ASEM, APEC, Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)… và các Hiệp định hợp tác đối tác, Hiệp định thương mại tự do (FTA) là những bằng chứng sinh động khẳng định con đường hội nhập với thế giới của Việt Nam.
Hiện tại, các doanh nhân Pháp đặc biệt quan tâm đến FTA giữa Việt Nam - EU đang chuẩn bị bước vào Vòng đàm phán thứ hai như một công cụ bổ sung có thể mở ra những cơ hội tiếp cận thị trường và hợp tác rộng lớn cho cộng đồng doanh nghiệp hai phía, trong đó có Pháp.
Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho biết, qua hội thảo, một số doanh nhân Pháp khẳng định sẽ đến Việt Nam tìm hiểu thực tế và thiết lập quan hệ đối tác với các doanh nhân Việt Nam trên phương châm hai bên cùng có lợi.
Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu sang Pháp 2,16 tỷ USD. Các mặt hàng chủ chốt là hàng thủy sản (117,36 triệu USD); giày dép các loại (237,9 triệu USD); hàng dệt may (174,28 triệu USD); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (203,75 triệu USD); Điện thoại các loại và linh kiện (741,63 triệu USD).
Trong đó, riêng mặt hàng điện thoại di động và linh kiện điện tử được đánh giá ngày càng có tiềm năng tại thị trường Pháp do nhu cầu của người tiêu dùng Pháp đối với các loại điện thoại di động Samsung sản xuất tại Việt Nam đang gia tăng.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Pháp 1,59 tỷ USD trong năm 2012. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ đối tác bao gồm: Dược phẩm (252,6 triệu USD), Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (179,44 triệu USD), Phương tiện vận tải khác và phụ tùng (652,55 triệu USD).
Như vậy, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Pháp lên tới 3,75 tỷ USD, cao hơn so mức dự tính trước đó khoảng 3,1 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam là nước xuất siêu.
Giá trị xuất siêu của Việt Nam sang thị trường Pháp đạt 570 triệu USD, chiếm 73,1% tổng xuất siêu cả nước năm 2012 (780 triệu USD).
Triển vọng quan hệ thương mại Việt - Pháp được đánh giá là rất khả quan do sản phẩm Việt Nam đa phần là hàng tiêu dùng thiết yếu và đang ngày càng được nâng cao về chất lượng cũng như gia tăng về sản lượng.
Bộ Công thương cho rằng, FTA Việt Nam - EU là một trong những nội dung chính của Chiến lược ngoại thương của Việt Nam và trong tương lai không xa sẽ mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với EU nói chung và với Pháp nói riêng. Doanh nghiệp hai nước cần có chiến lược đón bắt những cơ hội tiềm năng từ Hiệp định này.
Sự kiện nhằm khuyến khích các doanh nhân Pháp phát triển hợp tác kinh tế với Việt Nam.
Qua tham luận của ông Gilles Dabezies, Phó Tổng giám đốc CCI Paris, bà Marie-Cécile Tardieu-Smith, Tham tán kinh tế Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và ông Marc Canarg, Giám đốc UbiFrance Vietnam, hơn 150 doanh nhân Pháp tham gia Hội thảo đã được cập nhật bức tranh toàn cảnh kinh tế - xã hội, chính sách thương mại quốc tế, pháp lý và thực tiễn về môi trường kinh doanh, các ngành công nghiệp triển vọng, các phân khúc thị trường đang nổi lên tại Việt Nam.
Việt Nam đang xuất siêu sang Pháp.
Cũng tại Hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng chuyển tải về định hướng cải cách của Chính phủ Việt Nam nhằm hoàn thiện nền kinh tế thị trường ngày càng mở cửa, có định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo đó, việc Việt Nam tham gia với tư cách thành viên đầy đủ tại các định chế quốc tế như World Bank, Quỹ tiền tệ Quốc Tế (IMF), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), ASEM, APEC, Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)… và các Hiệp định hợp tác đối tác, Hiệp định thương mại tự do (FTA) là những bằng chứng sinh động khẳng định con đường hội nhập với thế giới của Việt Nam.
Hiện tại, các doanh nhân Pháp đặc biệt quan tâm đến FTA giữa Việt Nam - EU đang chuẩn bị bước vào Vòng đàm phán thứ hai như một công cụ bổ sung có thể mở ra những cơ hội tiếp cận thị trường và hợp tác rộng lớn cho cộng đồng doanh nghiệp hai phía, trong đó có Pháp.
Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho biết, qua hội thảo, một số doanh nhân Pháp khẳng định sẽ đến Việt Nam tìm hiểu thực tế và thiết lập quan hệ đối tác với các doanh nhân Việt Nam trên phương châm hai bên cùng có lợi.
Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu sang Pháp 2,16 tỷ USD. Các mặt hàng chủ chốt là hàng thủy sản (117,36 triệu USD); giày dép các loại (237,9 triệu USD); hàng dệt may (174,28 triệu USD); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (203,75 triệu USD); Điện thoại các loại và linh kiện (741,63 triệu USD).
Trong đó, riêng mặt hàng điện thoại di động và linh kiện điện tử được đánh giá ngày càng có tiềm năng tại thị trường Pháp do nhu cầu của người tiêu dùng Pháp đối với các loại điện thoại di động Samsung sản xuất tại Việt Nam đang gia tăng.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Pháp 1,59 tỷ USD trong năm 2012. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ đối tác bao gồm: Dược phẩm (252,6 triệu USD), Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (179,44 triệu USD), Phương tiện vận tải khác và phụ tùng (652,55 triệu USD).
Như vậy, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Pháp lên tới 3,75 tỷ USD, cao hơn so mức dự tính trước đó khoảng 3,1 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam là nước xuất siêu.
Giá trị xuất siêu của Việt Nam sang thị trường Pháp đạt 570 triệu USD, chiếm 73,1% tổng xuất siêu cả nước năm 2012 (780 triệu USD).
Triển vọng quan hệ thương mại Việt - Pháp được đánh giá là rất khả quan do sản phẩm Việt Nam đa phần là hàng tiêu dùng thiết yếu và đang ngày càng được nâng cao về chất lượng cũng như gia tăng về sản lượng.
Bộ Công thương cho rằng, FTA Việt Nam - EU là một trong những nội dung chính của Chiến lược ngoại thương của Việt Nam và trong tương lai không xa sẽ mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với EU nói chung và với Pháp nói riêng. Doanh nghiệp hai nước cần có chiến lược đón bắt những cơ hội tiềm năng từ Hiệp định này.
Bích Diệp