Vì đâu người Việt đổ đi săn tê giác ở Nam Phi?
(Dân trí) - Nam Phi vừa ban lệnh cấm người có quốc tịch Việt Nam săn bắn tê giác ở nước này vì lo ngại thợ săn Việt Nam sẽ lấy sừng tê giác để bán với mức giá lên tới 1,25 tỷ đồng/kg, mức giá cao hơn vàng.[*]
[*] Bài viết đăng trên Bloomberg, Dân trí xin đăng tải bản dịch để cung cấp thêm một góc nhìn về thực trạng này sau bài dịch "Cơn khát sừng tê giác ở Việt Nam" dẫn theo AP vào ngày hôm qua 5/4.
Lệnh cấm được ban ra trong bối cảnh số lượng tê giác bị săn bắn bất hợp pháp ở quốc gia châu Phi này tăng lên mức kỷ lục.
Trong một cuộc trả lời phỏng vẫn hãng tin tài chính Bloomberg cách đây ít ngày, bà Edna Molewa, Bộ trưởng Bộ Các vấn đề môi trường và nguồn nước Nam Phi, tuyên bố, cơ quan này đã từ chối đơn xin săn tê giác của công dân Việt Nam trong năm nay. Bà Molewa cho biết, sở dĩ nhà chức trách Nam Phi ngừng cấp phép săn tê giác cho người Việt là vì không tin rằng các tay thợ săn đến từ Việt Nam sẽ tuân thủ điều khoản pháp luật của Nam Phi quy định không được bán lại con vật và các bộ phận của nó sau khi săn được.
Gần đây, nhiều hãng tin quốc tế đã đưa tin về “mốt” sử dụng sừng tê giác như một loại thuốc có khả năng chữa bách bệnh ở Việt Nam. Theo hãng AP, nhu cầu sừng tê giác đang gia tăng mạnh trong tầng lớp những người giàu có ở Việt Nam là một trong những nguyên nhân chính đẩy loài vật này tiến tới nguy cơ tuyệt chủng.
Bloomberg cho biết, giá mỗi kg sừng tê giác có thể lên tới 60.000 USD, tương đương khoảng 1,25 tỷ đồng. Với mức giá này, sừng tê giác đắt hơn cả vàng, vì 1 kg vàng, tức 26 lượng vàng, hiện chỉ có giá hơn 1,13 tỷ đồng ở Việt Nam.
Đây chính là lý do vì sao người Việt tạo thành một lực lượng đông đảo trên thị trường săn tê giác ở Nam Phi, bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp. “Đa phần những tay săn tê giác trái phép mà chúng tôi bắt được là người Việt Nam. Phần lớn đơn xin săn tê giác mà chúng tôi nhận được cũng là người Việt Nam”, bà Bộ trưởng Molewa cho hay.
Thống kê của Chính phủ Nam Phi cho thấy, gần 60% số đơn xin săn tê giác ở nước này từ năm 2010 đến nay là của người Việt Nam. Từ đầu năm tới nay đã có 90 người săn bắn tê giác trái phép bị các nhà chức trách Nam Phi bắt giữ, phần đông là người Việt Nam.
Trong năm 2012 này, đã có 159 con tê giác bị săn trộm ở Nam Phi. Theo dự báo của Chính phủ nước này, số lượng tê giác bị săn trộm tại đây có thể lên tới con số kỷ lục 619 con trong năm nay, từ mức kỷ lục 448 con trong năm 2011.
Trên thế giới, hiện chỉ có khoảng 20.000 con tê giác, trong đó 90% sống ở Nam Phi. Theo các nhà bảo vệ môi trường, với tốc độ săn bắn như hiện nay, thì tê giác hoang dã sẽ đối mặt nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2025.
Chính phủ Nam Phi hiện đang thắt chặt các quy định đối với hoạt động săn bắn loài tê giác. Nước này đã thành lập một lực lượng chuyên biệt với sự tham gia của các cơ quan Chính phủ, công viên quốc gia, cảnh sát, công tố viên, khu vực tư nhân và quân đội để ngăn chặn việc săn bắn trái phép loài động vật này.
Các tay săn trộm tê giác ở Nam Phi thường lẻn vào khu vực sinh sống của loài tê giác thông qua những lỗ hổng trên một bức tường rào chạy dọc theo 400 km biên giới giữa Nam Phi và nước láng giềng Mozambique. Bởi vậy, sắp tới, Nam Phi và Mozambique sẽ mở một vùng đệm 20 km ở khu vực này, được trấn yểm bởi lực lượng cảnh sát trang bị súng trường, thiết bị nhìn xuyên màn đêm và máy bay trực thăng để bảo vệ loài tê giác.
Bộ trưởng Molewa cho biết, nhà chức trách Nam Phi sẽ tiến hành phỏng vấn những người nộp đơn xin săn tê giác để xác định xem họ có kinh nghiệm về săn bắn hay không và liệu họ có ý định bán con tê giác săn được, trong đó có phần sừng. Bên cạnh đó, nhà chức trách sẽ tiến hành gắn chip điện tử vào sừng của các con tê giác. Theo Thuế vụ Nam Phi, nước này mới đây đã bắt giữ một người đàn ông Thái Lan bị tình nghi nằm trong một đường dây chuyên xin giấy phép săn bắn tê giác rồi đem bán lại cho đối tượng khác.
Trên phương diện hợp tác quốc tế để bảo vệ loài tê giác, Nam Phi hiện đã đề nghị Việt Nam và Trung Quốc hỗ trợ ngăn chặn các hoạt động buôn bán trái phép sừng tê giác. Ngoài ra, nước này còn thành lập một cơ sở dữ liệu về ADN của các con tê giác để kết nối giữa những chiếc sừng bị bán với con vật bị giết.
Theo Bloomberg, các nhà chức trách Việt Nam đã nhất trí sẽ thống kê số lượng tê giác được công dân đưa về nước để kiểm tra xem những con tê giác này có còn sừng hay không. Trong một thỏa thuận chưa được ký kết giữa hai bên, phía Việt Nam cũng cam kết sẽ kiểm soát gắt gao hơn hoạt động nhập khẩu trái phép sừng tê giác từ Nam Phi.
Thời báo Hoàn cầu mới đây cho biết, săn tê giác ở châu Phi cũng đang nổi lên thành một thú tiêu khiển mới của nhiều đại gia Trung Quốc.Theo báo này, số tiền mà giới nhà giàu Trung Quốc phải trả để săn một con tê giác ở châu Phi là 100.000 USD, tương đương khoảng 2,1 tỷ đồng.
Trong một cuộc trả lời phỏng vẫn hãng tin tài chính Bloomberg cách đây ít ngày, bà Edna Molewa, Bộ trưởng Bộ Các vấn đề môi trường và nguồn nước Nam Phi, tuyên bố, cơ quan này đã từ chối đơn xin săn tê giác của công dân Việt Nam trong năm nay. Bà Molewa cho biết, sở dĩ nhà chức trách Nam Phi ngừng cấp phép săn tê giác cho người Việt là vì không tin rằng các tay thợ săn đến từ Việt Nam sẽ tuân thủ điều khoản pháp luật của Nam Phi quy định không được bán lại con vật và các bộ phận của nó sau khi săn được.
Gần đây, nhiều hãng tin quốc tế đã đưa tin về “mốt” sử dụng sừng tê giác như một loại thuốc có khả năng chữa bách bệnh ở Việt Nam. Theo hãng AP, nhu cầu sừng tê giác đang gia tăng mạnh trong tầng lớp những người giàu có ở Việt Nam là một trong những nguyên nhân chính đẩy loài vật này tiến tới nguy cơ tuyệt chủng.
Bloomberg cho biết, giá mỗi kg sừng tê giác có thể lên tới 60.000 USD, tương đương khoảng 1,25 tỷ đồng. Với mức giá này, sừng tê giác đắt hơn cả vàng, vì 1 kg vàng, tức 26 lượng vàng, hiện chỉ có giá hơn 1,13 tỷ đồng ở Việt Nam.
Đây chính là lý do vì sao người Việt tạo thành một lực lượng đông đảo trên thị trường săn tê giác ở Nam Phi, bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp. “Đa phần những tay săn tê giác trái phép mà chúng tôi bắt được là người Việt Nam. Phần lớn đơn xin săn tê giác mà chúng tôi nhận được cũng là người Việt Nam”, bà Bộ trưởng Molewa cho hay.
Thống kê của Chính phủ Nam Phi cho thấy, gần 60% số đơn xin săn tê giác ở nước này từ năm 2010 đến nay là của người Việt Nam. Từ đầu năm tới nay đã có 90 người săn bắn tê giác trái phép bị các nhà chức trách Nam Phi bắt giữ, phần đông là người Việt Nam.
Trong năm 2012 này, đã có 159 con tê giác bị săn trộm ở Nam Phi. Theo dự báo của Chính phủ nước này, số lượng tê giác bị săn trộm tại đây có thể lên tới con số kỷ lục 619 con trong năm nay, từ mức kỷ lục 448 con trong năm 2011.
Trên thế giới, hiện chỉ có khoảng 20.000 con tê giác, trong đó 90% sống ở Nam Phi. Theo các nhà bảo vệ môi trường, với tốc độ săn bắn như hiện nay, thì tê giác hoang dã sẽ đối mặt nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2025.
Chính phủ Nam Phi hiện đang thắt chặt các quy định đối với hoạt động săn bắn loài tê giác. Nước này đã thành lập một lực lượng chuyên biệt với sự tham gia của các cơ quan Chính phủ, công viên quốc gia, cảnh sát, công tố viên, khu vực tư nhân và quân đội để ngăn chặn việc săn bắn trái phép loài động vật này.
Các tay săn trộm tê giác ở Nam Phi thường lẻn vào khu vực sinh sống của loài tê giác thông qua những lỗ hổng trên một bức tường rào chạy dọc theo 400 km biên giới giữa Nam Phi và nước láng giềng Mozambique. Bởi vậy, sắp tới, Nam Phi và Mozambique sẽ mở một vùng đệm 20 km ở khu vực này, được trấn yểm bởi lực lượng cảnh sát trang bị súng trường, thiết bị nhìn xuyên màn đêm và máy bay trực thăng để bảo vệ loài tê giác.
Bộ trưởng Molewa cho biết, nhà chức trách Nam Phi sẽ tiến hành phỏng vấn những người nộp đơn xin săn tê giác để xác định xem họ có kinh nghiệm về săn bắn hay không và liệu họ có ý định bán con tê giác săn được, trong đó có phần sừng. Bên cạnh đó, nhà chức trách sẽ tiến hành gắn chip điện tử vào sừng của các con tê giác. Theo Thuế vụ Nam Phi, nước này mới đây đã bắt giữ một người đàn ông Thái Lan bị tình nghi nằm trong một đường dây chuyên xin giấy phép săn bắn tê giác rồi đem bán lại cho đối tượng khác.
Trên phương diện hợp tác quốc tế để bảo vệ loài tê giác, Nam Phi hiện đã đề nghị Việt Nam và Trung Quốc hỗ trợ ngăn chặn các hoạt động buôn bán trái phép sừng tê giác. Ngoài ra, nước này còn thành lập một cơ sở dữ liệu về ADN của các con tê giác để kết nối giữa những chiếc sừng bị bán với con vật bị giết.
Theo Bloomberg, các nhà chức trách Việt Nam đã nhất trí sẽ thống kê số lượng tê giác được công dân đưa về nước để kiểm tra xem những con tê giác này có còn sừng hay không. Trong một thỏa thuận chưa được ký kết giữa hai bên, phía Việt Nam cũng cam kết sẽ kiểm soát gắt gao hơn hoạt động nhập khẩu trái phép sừng tê giác từ Nam Phi.
Thời báo Hoàn cầu mới đây cho biết, săn tê giác ở châu Phi cũng đang nổi lên thành một thú tiêu khiển mới của nhiều đại gia Trung Quốc.Theo báo này, số tiền mà giới nhà giàu Trung Quốc phải trả để săn một con tê giác ở châu Phi là 100.000 USD, tương đương khoảng 2,1 tỷ đồng.
Phương Anh
Theo Bloomberg
Theo Bloomberg