1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Vay tiêu dùng về tay công ty tài chính: Lo "mắm tôm lên giá"!

(Dân trí) - Hoạt động của các công ty tài chính (CTTC) đang tình trạng “tranh tối, tranh sáng” về lãi suất. Thiếu quản lý, giám sát nên hoạt động cho vay, quản lý - thu hồi nợ của CTTC đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường, mất niềm tin ở người tiêu dùng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Cải tạo chung cư cũ: Doanh nghiệp đang lỗ nặng?
* Kỳ dị quán nhậu sâu bọ, rắn rết giá rẻ ở vỉa hè Hà Nội
* Săn “quái vật” của mùa màng xuất sang Trung Quốc
* Trưởng đặc khu Hồng Kông yêu cầu “ngừng ngay” biểu tình
* Hai ngày biểu tình, kinh tế Hồng Kông ra sao?
* VN-Index suýt bị ép về dưới mốc 595

Trong khi dịch vụ cho vay tiêu dùng (CVTD) đang nở rộ và gặt hái được nhiều kết quả ở các ngân hàng thương mại (NHTM), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra dự thảo yêu cầu các NH này phải lập CTTC mới được cho vay. 
Điều này đồng nghĩa với việc, không có các CTTC, NHTM sẽ phải tạm biệt với lĩnh vực cho vay này. 
 
Mong muốn của NHNN khi đưa ra dự thảo này nhằm gom hoạt động CVTD vào "một rọ" để quản lý thị trường này bằng chính sách cứng và luật lệ trong bối cảnh, cho vay tiêu dùng tại các CTTC đang dần lộ quá nhiều điểm xấu, nếu không nói là gây bất mãn cho người vay.

Vay tiêu dùng đang bị "thả nổi"

Xét về cơ chế hoạt động, khả năng quản trị, các CTTC tại Việt Nam còn quá non nớt về độ tuổi cũng như về chỗ đứng trên thị trường. Hiện tượng cho vay sai đối tượng, lỏng lẻo trong quy định và “chạy đua tín dụng” - khá giống với việc giao chỉ tiêu giải ngân tín dụng đối với tín dụng doanh nghiệp tại các NHTM thời gian trước đã và đang khiến thị trường cho vay tiêu dùng biến tướng.

Theo chuyên gia Kinh tế Bùi Kiến Thành: tình trạng nhá nhem lãi suất, người tiêu dùng mập mờ với hợp đồng vay, cách tính lãi đang là “điểm bẫy” cực kỳ nguy hại cho đời sống tài chính cũng như niềm tin người dân. Các CTTC hiện nay không bị quản thúc bởi Luật Tổ chức tín dụng về lãi suất nên hầu hết áp lãi suất thỏa thuận với khách hàng. Tình trạng này khiến mạnh ai nấy làm, hoạt động lộn xộn, bát nháo khiến thị trường cho vay tiêu dùng của các CTTC không biết định nghĩa như nào cho chuẩn. 
 
Điều này có thể gây mầm bệnh về sau cho nền tài chính. Bên cạnh đó, người đi vay - đối tượng tiêu dùng được tiếp cận vốn hiện vẫn chưa hiểu rõ những nguy cơ rủi ro từ lãi suất, cơ chế trả nợ lãi gộp (lãi gốc+ lãi trả hàng tháng) nếu không trả đúng hẹn.

Hiện nay, các CTTC đang đi sâu vào chuỗi bán lẻ điện máy, đồ tiêu dùng, đồ gia dụng ở khắp các siêu thị trên cả nước. CTTC có cơ hội giải ngân vốn, DN bán lẻ, phân phối tranh thủ lượng vốn trên để khuyến khích sức mua. Nếu đơn thuần, việc kết hợp này được chấp nhận tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, phần đông người tiêu dùng đến các trung tâm điện máy… họ không để ý đến các mức lãi suất, choáng ngợp với các tư vấn, thuyết phục nên vô tình “mắc bẫy” vào trò chơi vốn rẻ của các CTTC.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng xét về trách nhiệm pháp lý, trong các thủ tục hóa đơn vay vốn, chứng từ vay và cho vay vốn tiêu dùng, các hãng điện máy vô can vì họ không trực tiếp đúng ra giàn xếp và không là bên nào trong hợp đồng vay, bên A và B chỉ là người vay và CTTC. Tuy nhiên, cần xem lại sự hợp tác của các CTTC tại các hãng điện máy xem đã phù hợp với pháp luật hay chưa, các hãng điện máy đang đứng đằng sau, gián tiếp khiến 1 bộ phận người tiêu dùng chịu thiệt từ những hợp đồng vay vốn tiêu dùng mà phần đa người dân đều hoa mắt nên ký vội.

Về góc độ người tiêu dùng là vậy, còn về góc độ CTTC, rõ ràng việc dễ cho vay thì cũng dễ bị "bùng" vốn. Cơ chế vay tín chấp, vay thấu chi theo thẻ dựa vào 1 số quy định như: làm việc ổn định, thu nhập tăng đều, số chứng minh thư, sổ hộ khẩu và các giấy tớ có giá trị riêng như: hóa đơn tiền điện trong gia đình trong 3 tháng liên tiếp, hóa đơn điện thoại… chưa có gì để đảm bảo an toàn vốn, và 1 số CTTC đã bị lừa và con nợ không cánh mà bay.

Theo lời “thanh minh” của một đại diện của 1 CTTC đang hiện diện ở nhiều hãng bán lẻ trên cả nước: cơ chế cho vay dễ cũng là sự đánh đổi bởi họ phải chịu áp lực giải ngân vốn, cạnh tranh với cơ chế cho vay tiêu dùng của các NHTM. Nếu ngặt nghèo, tính độ an toàn cao chắc chắn không ai tìm đến.
 
Bên cạnh dó, lãi suất cao, quản lý nợ kém cũng là vì các CTTC không sẵn vốn, người vay có thể bất chấp tất cả để chây ì nợ. Lãi suất là thỏa thuận, nếu thực hiện đúng hợp đồng, không có chuyện “lãi suất” giá cắt cổ, lãi suất cao chỉ xảy ra khi người vay không trả nợ trong nhiều tháng, lãi gộp nên mới cao. 

Ngân hàng: chúng tôi đang bị “ép duyên”

Theo 1 lãnh đạo NHTM lớn, dư địa tín dụng CVTD đang được trông chờ là nơi họ có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm. Lĩnh vực này đang được kỳ vọng lớn và rất tiềm năng nếu NH biết chọn lựa đối tượng cho vay cùng các quy định của mình. Từ đầu năm đến nay, tăng trưởng tín dụng cho vay tiêu dùng tăng gấp 2 thậm chí 3 lần so với tín dụng doanh nghiệp, điều đó chứng tỏ cầu lĩnh vực này rất lớn”.

Vay tiêu dùng về tay công ty tài chính: Làm khó ngân hàng, làm khổ khách hàng?
Chính về việc thiếu các cơ chế, công cụ quản lý hoạt động cho vay của các CTTC, sự bắt  tay hàng loạt của các CTTC với các DN bán lẻ đã và đang gây hại cho thị trường và tổn thương niềm tin của người tiêu dùng.
 
Vị này cũng cho rằng, NHNN muốn đưa CVTD vào “khuôn khổ” thông qua việc đưa về cho các CTTC thì dễ cho họ, nhưng mặt khác lại đẩy khó cho các NHTM, thậm chí có thể giết chết lĩnh vực này khiến thị trường phát sinh nhiều vấn đề.
 
"Theo quy định này, NHTM phải lập CTTC, trong khi không phải NH nào cũng có sẵn hoặc có nguồn lực để lập CTTC. Nếu muốn đẩy mạnh tín dụng CVTD, các ngân hàng phải mua lại các CTTC khác, cuộc chiến săn lùng CTTC sẽ quyết liệt và đây là điều chúng tôi không mong muốn trong bối cảnh hiện nay", vị lãnh đạo này phân tích.
 
Thực tế, các CTTC hiện nay chưa có tên tuổi, thương hiệu và vẫn hoạt động theo kiểu “ăn xổi", giá trị thương hiệu không có, nên rất khó cho các NHTM trong việc mua bán và triển khai hoạt động cho vay.
 
Ngoài ra, các ngân hàng phải làm 1 cuộc “cách mạng” để cải tổ các CTTC này để có thể chuẩn hóa hoạt động CVTD, điều này sẽ rất mất công, mất thời gian và tốn tiền của.
 
Cuối cùng, có thể trông chờ và hy vọng đưa CVTD về CTTC sẽ quản được hoặc tránh rủi ro vốn, tách nợ xấu khỏi hệ thống NH hay không, khi đa số các CTTC hiện non yếu và quản trị kém, không thể làm lành mạnh hóa thị trường này được.

Chia sẻ quan điểm này, TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định: "Hiện, cơ chế cho vay tiêu dùng của NHTM hơn đứt các CTTC. Họ có kinh nghiệm, có hệ thống thẩm định, có các công cụ chặt chẽ hơn các CTTC và hoạt động của họ cũng tuân thủ các quy định của NHNN. Còn các CTTC thì sao? Cơ chế lỏng lẻo, việc quản lý nợ - thu hồi nợ đang rất “nghiệp dư” khiến mâu thuẫn rất lớn. Nếu co rụm cho vay tiêu dùng về CTTC, bắt buộc chúng ta phải soạn luật, quy định và chế tài đối với các CTTC, không thể để hiện tượng: tranh sáng, tranh tối, cơ hội cho các CTTC muốn làm gì cũng được".

Cũng theo ông Hiếu, cầu vốn vay tiêu dùng của người dân Việt đang rất lớn vì đời sống đang lên cao, thu nhập tăng, người ta có quyền nghĩ đến những cái lớn lao. Đây cũng là xu hướng của các nước trên thế giới.
 
“Nhưng ở nước ngoài, các NHTM đều được quyền cho vay, cả món to, món nhỏ không phân biệt đối tượng. Theo thông lệ quốc tế thì những món vay lớn thuộc về ngân hàng thương mại, món vay nhỏ dành cho CTTC. Các đối tượng vay có chứng minh tài chính, thu nhập, không có lịch sử nợ xấu, có lịch sử trả nợ tốt…thì thuộc về ngân hàng, còn ở bên công ty tài chính thì họ có thể chấp nhận những cá nhân có độ rủi ro cao hơn” ông Hiếu cho biết.
 
Nguyễn Tuyền
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”