Vàng và tiền giấy: Cuộc chiến của lòng tin?

Giải pháp phổ biến cho cuộc khủng hoảng tài chính là in thêm tiền, nhưng liệu còn cách nào khác để khắc phục nền kinh tế không? Hệ thống tài chính có ổn định hơn nếu mỗi đồng Bảng, đồng Đô la, đồng euro trong ví chúng ta một lần nữa được bảo đảm bằng vàng?

Trong nhiều thế kỷ, tiền hoặc được cung cấp hoặc được đảm bảo bằng vàng được coi là chuẩn mực.
Trong nhiều thế kỷ, tiền hoặc được cung cấp hoặc được đảm bảo bằng vàng được coi là chuẩn mực.
 
Đầu tư vào vàng để tự bảo vệ

Brian từ Manchester đã mất niềm tin vào tiền. Sau khi bán nhà, anh quyết định biến số tiền của mình thành một thứ mà anh nói anh có thể tin cậy: Vàng.

"Tôi bắt đầu vào năm 2005 và hiện giờ tôi có 20.000 Bảng trị giá tính theo vàng, bằng khoảng một nửa những gì tôi có. Nếu tôi gửi tất cả tiền của mình trong ngân hàng, giá trị của chúng hoặc có thể bị giảm trong dài hạn hoặc có thể mất sạch."

Brian lo rằng lạm phát có thể bào mòn giá trị khoản tiền tiết kiệm của anh theo thời gian và tồi tệ hơn nữa là các ngân hàng và chính phủ yếu ớt có thể thất bại trong việc bảo vệ họ trong một cuộc khủng hoảng tài chính khác. Và không chỉ mình anh có nỗi lo sợ này.

Frances, sống tại Luân Đôn, đã bán căn hộ của cô vào năm 2008 và đầu tư 40.000 Bảng giá trị lợi nhuận vào vàng mà cô mua qua internet và gửi tại một ngân hàng ở Thụy Sĩ.

Cô nói: "Tôi không sợ trận chiến tài chính nhưng tôi sợ các chính phủ, trong các nỗ lực tuyệt vọng tìm kiếm sự thịnh vượng, liên tục in thêm tiền để giải quyết với các khoản nợ của họ mà những người như tôi phải gánh chịu. Vì vậy tôi cần bảo vệ chống lại điều đó."

Cả Frances và Brian đều đã gắn tài sản của họ với giá trị của vàng. Nói cách khác, họ sử dụng tiêu chuẩn vàng.
Một số nhà kinh tế và chính trị gia tranh luận rằng tiền tệ cần phải làm được như vậy - rằng chúng ta cần vượt qua mối quan hệ giữa tiền và một điều gì đó hữu hình.
 
Cuộc chiến vàng - tiền giấy

Khi các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới in hàng nghìn tỷ Bảng, euro, Đô la tiền mới thông qua các biện pháp như nới lỏng định lượng làm cho điều này có ý nghĩa hơn: tin tưởng vào tiền là thứ có thể bị làm ảo thuật biến mất? Hay tin vào một loại kim loại màu vàng mà bạn không thể ăn, không thể đổ vào thùng xăng hoặc thậm chí không thể mang tới các cửa hàng?

Lập luận đó thể hiện sự phân chia sâu sắc giữa các nhà kinh tế học.

Ở phe ủng hộ tiền tệ là những người có thể in nhiều tiền hơn để đưa chúng ta thoát ra khỏi rắc rối và phe ủng hộ vàng - những người đôi khi bị gọi một cách tùy tiền là "bọ vàng", là những người tin tưởng rằng chúng ta đang hướng tới một cuộc kiểm tra tiền tệ thực sự.

Detlev Schlichter từng là một chủ ngân hàng và là tác giả cuốn sách "Sự sụp đổ của tiền giấy" cho rằng hệ thống hiện tại có những khiếm khuyết chết người. "Vấn đề là cái chúng ta sử dụng như tiền có thể được tạo ra và sản xuất bởi những nhà in tiền có đặc quyền được biết đến là những ngân hàng trung ương và hệ thống ngân hàng. Họ có thể sản xuất nhiều tiền như họ muốn. Và vì vậy việc cung cấp tiền thuộc dạng này hoàn toàn có thể co giãn, nó hoàn toàn linh hoạt."

Detlev Schlichter tin rằng điều này, cuối cùng sẽ dẫn đến việc mọi người mất niềm tin vào hệ thống tiền tệ co giãn hiện tại và chuyển sang một thứ gì đó không co giãn giống như vàng.

Ông ủng hộ một hệ thống thị trường tự do căn bản nơi không có các ngân hàng trung ương và nơi tiền tệ - khi ấy không còn gắn với các quốc gia - cạnh tranh để đạt được sự tín nhiệm. Ông tin rằng, trong một hệ thống như vậy, tiền tệ có thể được trao đổi tại các ngân hàng để lấy thứ gì đó có giá trị giống như vàng - thì hấp dẫn hơn một tờ 10 Bảng chỉ có thể dùng để đổi lấy 2 tờ 5 Bảng.

Trong nhiều thế kỷ, tiền hoặc được cung cấp hoặc được đảm bảo bằng vàng được coi là chuẩn mực.

Hoa Kỳ vẫn hoạt động dưới hình thức tiêu chuẩn vàng cho đến khi tổng thống Richard Nixon bãi bỏ nó vào năm 1971 bởi vì các chính phủ nước ngoài bắt đầu đổi Đô la mà họ nắm giữ lấy vàng và Hoa Kỳ bắt đầu hết vàng.
Tư tưởng chủ đạo đó chính là vấn đề. Nếu quyền lực để tạo ra nhiều tiền hơn bị hạn chế thì khi nền kinh tế tăng trưởng, tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, giá cả có khả năng đi xuống.

Bạn có thể nghĩ điều đó cũng tốt nhưng những người phản đối tiêu chuẩn vàng lập luận rằng vẫn còn một vấn đề. Xét cho cùng, tại sao bạn lại muốn mua một thứ gì đó ngày hôm nay nếu biết rằng nó có thể sẽ rẻ hơn vào ngày mai? Người tiêu dùng ngừng chi tiêu và nền kinh tế bị kìm hãm phát triển và đó là lý do tại sao hầu hết các nhà kinh tế học lại lo sợ về giảm phát đến vậy.

DeAnne Julius, chuyên gia cố vấn từ Chatham House là thành viên của Ủy ban chính sách tiền tệ ngân hàng Anh - cơ quan quyết định lượng tiền trong hệ thống, cho rằng nếu lượng tiền trong hệ thống bị hạn chế bằng việc gắn nó với vàng thì điều đó có thể hạn chế sự tăng trưởng kinh tế. Đó là điều cuối cùng chúng ta cần lúc này.

Tiến sĩ Julius nói: "Tôi nghĩ đặt niềm tin vào vàng, coi đó là nền tảng cho hệ thống tiền tệ của một quốc gia sẽ là cực kỳ ngốc nghếch" không chỉ bởi vì nó hạn chế tăng trưởng mà còn vì trên thực tế điều đó có thể là hỗn loạn.
Cô giải thích: "Chúng ta hiện đang có ít hơn một phần trăm GDP vốn chết là dữ trự vàng trong ngân hàng Anh, vì vậy cấp số nhân mà bạn cần để tạo ra tiền gắn chặt chẽ với vàng phải ở con số bốn đến năm trăm lần."

"Mỗi lần giá vàng thay đổi, bạn sẽ thấy giá trị của khoản tiền đó trong túi mình nhảy lên nhảy xuống - một cách cực kỳ bất ổn và không kiên định để quản lý một nền kinh tế."

Sự không ổn định của giá vàng có nghĩa là nó cũng rủi ro cho nhà đầu tư như Brian và Frances những người có phần lớn các khoản tiết kiệm cá nhân của họ gắn với đầu tư vào vàng.

Những lợi ích của hệ thống hiện tại, các ngân hàng trung ương lên tiếng, là trong các thời điểm khó khăn, họ có thể có hành động khắc phục, họ có thể hạ thấp lãi suất để khuyến khích mọi người chi tiêu thay vì tiết kiệm để tạo động lực cho các hoạt động kinh tế.

Detlev Schlichter cho rằng trao loại quyền lực này cho các cơ quan tiền tệ là một phần của vấn đề bởi vì nó chỉ trì hoãn một cuộc khủng hoảng tài chính: "Hệ thống hiện tại là một công cụ chính sách. Nó cho phép ngân hàng trung ương, và mở rộng ra là các bang, quản lý nền kinh tế. Nó tạo ra những sự phát triển bùng nổ trong ngắn hạn nhưng chúng ta phải trả giá bằng những tàn tích vào lúc kết thúc sự bùng nổ."

Nếu chúng ta gắn với tiêu chuẩn vàng, chúng ta có thể đã không vướng phải sự lộn xộn ngày nay. Khi đó, có thể nền kinh tế nhỏ hơn rất nhiều nhưng nền tảng của nó vững chắc hơn nếu đồng tiền duy nhất lưu thông là loại tiền gắn với một vật gì đó hữu hình ví dụ như vàng.

Nhưng trong một thế giới nơi mà hệ thống tiền tệ bị kiểm soát bởi các chính phủ và ngân hàng trung ưng, liệu sự trở lại của tiêu chuẩn vàng có hiệu quả?

"Bạn không thể bắt buộc các chính phủ dựa vào vàng vì vậy vàng không có được sự tín nhiệm" Lord Lawson, Bộ trưởng Bộ Tài chính những năm 1980 dưới thời Margaret Thatcher nói: "Bởi vì việc rời bỏ tiêu chuẩn vàng đã xảy ra trong lịch sử nền kinh tế trong nhiều lần, vàng không còn được áp dụng nguyên tắc đó."

Các nước thực sự đã bỏ rơi vàng khi mọi việc gặp khó khăn - như họ đã làm vào những năm 30 và 70. Vì vậy nếu tiền tệ quay trở lại với tiêu chuẩn vàng, điều đó có thể làm hài lòng những "bọ vàng" là những người đã mất niềm tin vào tiền giấy nhưng, tương tự, nó cũng có thể gây lên một làn sóng mới những người bi quan mà với họ chiếc nhẫn vàng của niềm tin đã bị phá vỡ.

Trước tiên, với sự chấp thuận của Bộ Tài chính, Ngân hàng Anh tạo ra rất nhiều tiền. Ngân hàng làm điều này bằng cách ghi có vào tài khoản của chính ngân hàng.

Ngân hàng Anh muốn sử dụng tiền mặt để tăng chi tiêu và thúc đẩy nền kinh tế vì vậy nó chi tiêu số tiền đó, chủ yếu là mua trái phiếu chính phủ từ các công ty tài chính ví dụ như ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các quỹ  lương hưu. Ngân hàng mua các trái phiếu khiến chúng đắt hơn vì vậy mà chúng trở thành các khoản đầu tư ít hấp dẫn. Điều đó có nghĩa các công ty đã bán trái phiếu có thể sử dụng lợi nhuận để đầu tư vào các công ty khác hoặc cho cá nhân vay.
 

Các bước của biện pháp nới lỏng định lượng

Trước tiên, với sự cho phép của Bộ Tài chính, ngân hàng Anh tạo ra rất nhiều tiền. Ngân hàng làm điều này bằng cách chỉ ghi có vào tài khoản của chính ngân hàng.

Ngân hàng Anh muốn sử dụng tiền mặt đó để tăng chi tiêu và thúc đẩy nền kinh tế nên nó tiêu dùng số tiền đó, chủ yếu thông qua mua trái phiếu chính phủ từ các công ty tài chính ví dụ như ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các quỹ lương hưu. Ngân hàng mua trái phiếu khiến chúng đắt lên vì vậy chúng trở thành những khoản đầu tư ít hấp dẫn hơn. Điều này có nghĩa các công ty đã bán trái phiếu có thể sử dụng lợi nhuận để đầu tư vào các công ty khác hoặc cho cá nhân vay.

Nếu các ngân hàng, quỹ lương hưu và các công ty bảo hiểm quan tâm hơn đến việc cho các công ty và các cá nhân vay, họ sẽ hạ lãi suất vì vậy nhiều tiền hơn được tiêu dùng và nền kinh tế được thúc đẩy.

Về mặt lý thuyết, khi nền kinh tế phục hồi, ngân hàng Anh sẽ bán trái phiếu mà nó đã mua và phá hủy lượng tiền mặt mà nó nhận được. Điều này có nghĩa là trong dài hạn không hề có thêm tiền mặt nào được tạo ra.

 
Theo Tuyến Nguyễn
VEF/BBC