Tủ đông Hòa Phát mách bạn phương pháp trữ thịt, cá tươi ngon
(Dân trí) - Cùng tủ đông Hòa Phát khám phá những bí quyết trữ thịt, cá tươi ngon, để bữa cơm ngày Tết thêm tròn vị, vẹn toàn dưỡng chất.
Tết năm nay, tủ đông Hòa Phát xuất hiện trong căn bếp của nhiều gia đình, trở thành một "siêu thị mini" sẵn sàng cung cấp những nguyên liệu tươi ngon để chị em nội trợ thỏa sức chế biến các món ăn hấp dẫn. Không còn tất bật đi chợ mỗi ngày, các "đầu bếp gia đình" có thể lên danh sách sắm Tết sớm để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Chị Anh Thy (28 tuổi, Hải Phòng) chia sẻ: " Với không gian lưu trữ rộng và ngăn đông chuyên biệt có độ lạnh âm sâu, tủ đông thực sự là một "bảo bối" của các gia đình hiện đại. Thực phẩm tươi sống như thịt, cá nếu biết trữ đông đúng cách thì giữ được sự tươi ngon và dưỡng chất. Chỉ cần lưu ý cách sơ chế, thời gian trữ đông và cách rã đông đúng chuẩn, còn lại cứ để tủ đông lo".
Thời gian trữ đông lý tưởng
Quá trình đông lạnh dưới âm 18 độ C sẽ ức chế sự phát triển của các vi khuẩn và vi sinh vật, làm giảm tốc độ oxy hóa chất béo và protein, đồng thời hạn chế việc thực phẩm bị giảm mùi theo thời gian. Các loại thịt, cá, hải sản, gia cầm... nếu được sơ chế và cấp đông nhanh sẽ không bị biến chất mà vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng và hương vị tươi ngon. Và thời gian làm lạnh càng nhanh thì sẽ càng bảo toàn được nhiều dưỡng chất.
Dựa trên nguyên lý này, tủ đông Hòa Phát khiến chị em yêu bếp yên tâm vì tủ đạt độ lạnh âm sâu tới âm 30 độ, thay vì âm 18 độ như các hãng thông thường. Độ lạnh âm sâu giúp rút ngắn thời gian đông lạnh thực phẩm, nhờ thế mà thực phẩm sẽ giữ được sự tươi mới, mùi vị và độ ngọt.
Thịt gia cầm và các loại thịt đỏ được bảo quản trong tủ đông có thể sử dụng tốt nhất trong vòng 4-6 tháng, cá và hải sản từ 3-8 tháng. Một mẹo nhỏ hữu ích là hãy ghi tên thực phẩm và ngày cấp đông trên vỏ hộp hoặc túi bảo quản rồi xếp gọn gàng từng loại. Khi lấy thực phẩm ra sử dụng, hãy nhớ nguyên tắc First in - First Out (Cho vào trước thì lấy ra trước) để chế biến "cuốn chiếu" từng loại, tránh 'bỏ quên" thực phẩm lâu ngày.
Cách sơ chế trước khi cấp đông
Để thực phẩm trữ đông giữ trọn vị tươi ngon, khâu sơ chế trước khi cấp đông cũng quan trọng không kém, nhưng không phải ai cũng biết cách sơ chế đúng chuẩn. Một nguyên tắc chung cần tuân thủ đó là thực phẩm cấp đông phải thật ráo nước và không để không khí lọt vào, để hạn chế tối đa quá trình trao đổi chất ở thực phẩm. Nước chảy từ thực phẩm có thể tạo thành lớp tuyết bao quanh thực phẩm và đóng tuyết trong lòng tủ khiến bạn phải vệ sinh tủ thường xuyên để đảm bảo hiệu quả làm lạnh.
Với các loại cá, hãy sơ chế làm sạch nội tạng, loại bỏ vảy và vây mang, rửa thật sạch với muối, chanh hoặc gừng để loại bỏ mùi tanh. Sau đó để cá thật ráo nước rồi chia thành từng phần nhỏ đủ cho từng bữa ăn, cho vào hộp có nắp kín, rồi dùng màng bọc thực phẩm quấn chặt quanh hộp hoặc cho vào túi zip. Cách này vừa giữ cho cá tươi ngon lại tránh được việc bám mùi vào thực phẩm khác.
Tương tự với các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, hãy cắt nhỏ theo phần ăn vừa đủ, rửa sạch, để ráo rồi cho vào túi zip hoặc hộp kín. Lưu ý không để lẫn thịt đã qua chế biến với thịt sống vì dễ gây nhiễm khuẩn chéo cũng như ám mùi. Để lưu trữ thực phẩm lâu dài, cách tối ưu là sử dụng các loại túi hút chân không, để đảm bảo không có không khí hay hơi ẩm tiếp xúc với thực phẩm.
Rã đông thực phẩm thế nào là đúng?
Cách rã đông tốt nhất là bỏ thực phẩm vào ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ. Cách này mất khá nhiều thời gian nên bạn cần lên kế hoạch sớm cho bữa ăn. Để tiết kiệm thời gian, có thể sử dụng lò vi sóng ở chế độ rã đông.
Theo các chuyên gia, có 3 điều tối kỵ khi rã đông thực phẩm. Thứ nhất, không nên bỏ thực phẩm ra ở nhiệt độ thường, vì thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn, thời gian rã đông dài ở nhiệt độ thường cũng làm giảm chất lượng thực phẩm. Phần thực phẩm bên ngoài thường tan ra trước và bị vi sinh vật xâm nhập trước tiên, dù phía sâu bên trong thực phẩm vẫn còn đóng băng. Thứ hai, không rã đông thực phẩm bằng cách ngâm vào nước nóng. Nhiệt độ tăng cao không chỉ khiến vi khuẩn phát triển mà còn phá hủy nhiều thành phần dinh dưỡng của thực phẩm. Cuối cùng, thực phẩm sau khi rã đông xong tuyệt đối không tái cấp đông lần nữa. Sau khi rã đông thực phẩm hãy chế biến ngay, tránh để lâu ở nhiệt độ phòng.
Ngoài các tips khi sơ chế và rã đông, chị em cũng nên lưu ý khi sắp xếp thực phẩm trong tủ đông. Khối lượng thực phẩm trong tủ đông chỉ nên chiếm khoảng 80% dung tích thiết kế của tủ, để giữ các khe hở cho hơi lạnh lan tỏa đều trong tủ. Trữ quá tải thực phẩm có thể làm giảm tuổi thọ của tủ đông và gây hao tốn điện.
Anh Khôi Hoàng (35 tuổi, Hà Nội) chia sẻ, Tết này, gia đình anh thay đổi thói quen mua sắm, hướng đến những sản phẩm bền vững thay vì thời vụ, biến "mua sắm" thành "đầu tư tiêu dùng". Tủ đông là một món "đầu tư giá hời" như vậy.
"Chỉ 3-6 triệu đồng là sắm được một chiếc tủ đông Hòa Phát với những tiện ích ngoài mong đợi, tha hồ tích trữ thực phẩm khi đi chợ theo tuần, rồi tranh thủ sắm Tết sớm vừa tiết kiệm, lại nhàn nhã, không phải đợi đến Tết giá thực phẩm tăng cao mới mua cho tốn kém. Thực phẩm trữ đông đúng cách trong tủ đông vẫn giữ trọn vị tươi ngon", anh Hoàng cho biết.
Nhân dịp năm mới, Hòa Phát gửi đến các khách hàng bộ quà tặng "Tết sum vầy, đủ đầy yêu thương". Tặng bộ hộp thủy tinh cao cấp Lock & Lock trị giá 560.000 đồng cho khách hàng mua tủ đông, tủ mát. Khách hàng mua tủ lạnh sẽ được tặng mũ bảo hiểm trị giá 350.000 đồng. Chương trình áp dụng trên toàn quốc từ ngày 20/12/2021 đến hết ngày 28/1/2022.