Từ Detroit nhìn sang Trung Quốc
Theo báo chí Hong Kong, đằng sau sức tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc trong những năm qua là sự bùng nổ về cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Một số thành phố đã vay mượn quá khả năng của họ và đang gặp rắc rối.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, sự gục ngã của Detroit, một thời là "kinh đô xe hơi" của Mỹ và thế giới mà thời cực thịnh còn vượt cả New York, càng gióng lên hồi chuông báo động đối với các thành phố Trung Quốc đang tiểm ẩn nguy cơ phá sản.
Một trung tâm mua sắm ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Một phiên bản của Detroit
Theo Nhật báo Phương Đông của Hong Kong, Trung Quốc cũng có nhiều thành phố tương tự như Detroit, bao gồm các cơ sở công nghiệp cũ như Phụ Tân, Yên Sơn và Phủ Thuận thuộc tỉnh Liêu Ninh. Ở đó, tài nguyên cạn kiệt, chuyển đổi cơ cấu kinh tế khó khăn.
Kỳ thực, nền tảng thực tế của tuyệt đại đa số thành phố của Trung Quốc còn kém rất xa so với Detroit, nơi mà ngành công nghiệp đã có hơn 100 năm lịch sử. Trong 10 năm trở lại đây, tuyệt đại đa số thành phố ở Trung Quốc phải dựa vào tài chính đất đai, hoặc bán đất làm bất động sản, hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng trên nền đất đai. Hiện nay, các thành phố này đang trong tình trạng nợ nần chồng chất, nhiều địa phương ngay như chuyện phát lương cũng gặp khó khăn, sớm bước đến bờ vực của sự phá sản.
Trong lịch sử chưa từng có phong trào xây dựng thành phố nào có quy mô lớn như ở Trung Quốc ngày nay. Có nơi mấy năm trước vẫn là chỗ không bóng người, nhưng lại được quy hoạch xây dựng thành phố với quy mô cả triệu người. Lúc thịnh, bình quân mỗi m2 đất ở quận Khang Ba Thập thuộc thành phố Ngạc Nhĩ Đa Tư, Khu Tự trị Nội Mông, có giá hơn 20.000 NDT, nhưng giờ chỉ còn 3.000 NDT, nghĩa là giảm tới 85%.
Điều đáng nói là những nơi biến thành thành phố gần như không có người ở như Khang Ba Thập thì tại Trung Quốc rất nhiều và chưa có thống kê cụ thể số các thành phố mà tiền có không đủ để trả nợ.
Các khoản nợ của một số thành phố ở Trung Quốc hiện đã vượt quá 100% GDP. Các khoản thanh toán của các chính quyền địa phương thường phụ thuộc vào các vụ bán đất. Do giá cả tiêu dùng sụt giảm, kinh tế yếu kém và các vụ bán đất bị đình trệ, một số chính quyền địa phương về cơ bản đã phá sản trên thực tế. Do vậy, vấn đề nợ của chính quyền địa phương được nhiều chuyên gia kinh tế coi là một nguy cơ kinh tế chủ chốt ở Trung Quốc.
Có chuyên gia cho rằng nợ chính quyền địa phương hiện nay đã tăng lên con số đáng kinh ngạc, tổng số nợ ở mức 15.000-18.000 tỷ NDT (2.450- 2.950 tỷ USD), có 9 tỉnh thành có tỷ lệ nợ trên 100% GDP địa phương.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy có gần 60% chuyên gia kinh tế Trung Quốc tin rằng tăng trưởng kinh tế trong quý III/2013 của nước này sẽ bị ảnh hưởng bất lợi bởi các khoản nợ của các chính quyền địa phương, và hầu hết các chuyên gia đều cho rằng vấn đề này đang trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, chính phủ thực sự cần phải thận trọng để kiểm soát tình hình trước khi vấn đề nợ của chính quyền địa phương vượt khỏi tầm kiểm soát.
Gánh nặng nợ công
Một số chuyên gia nhận định tuy nợ công tại Trung Quốc được đánh giá là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ nó sẽ trở thành mối nguy cho nền kinh tế.
Báo cáo hàng năm về Trung Quốc mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố cảnh báo rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt những nguy cơ tài chính nghiêm trọng, khi tổng dư nợ trái phiếu của nước này đã tăng từ 129% GDP hồi năm 2008 lên tới 195% GDP hiện nay.
Nếu tính tất cả các khoản nợ của các địa phương và các khoản nợ khác, nợ công thực tế ở Trung Quốc đã chiếm khoảng 45% GDP vào năm ngoái. Mặc dù mức này vẫn là tương đối thấp so với khoản nợ của một số nước châu Âu, nhưng cộng với sự tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc trong mấy năm liên tiếp vừa qua, thì đây là điều rất đáng lo ngại. IMF dự báo kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 7,75% trong năm nay và tăng 7,7% vào năm tới, tức là dưới ngưỡng “truyền thống” 8% mà Trung Quốc coi là cần thiết để hạn chế tình trạng thất nghiệp gia tăng.
Lo ngại chính hiện nay đối với Trung Quốc là nợ công của cả chính quyền trung ương và địa phương cao, với tổng cộng lên đến 45% GDP và là hệ quả của việc vay mượn để phát triển cơ sở hạ tầng. Điều này có thể dẫn tới những điều chỉnh khó kiểm soát trong chi ngân sách của các chính quyền địa phương, gây ra những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vốn dựa vào đầu tư.
Bên cạnh đó, các hình thức cho vay phi truyền thống được gọi là "tín dụng đen" xuất hiện trong lúc hệ thống ngân hàng bị kiểm soát chặt và có thể đã cung cấp tới 29 nghìn tỷ NDT (4,7 tỷ USD) các khoản cho vay trong năm ngoái. "Tín dụng đen" có nguy cơ gây ra bong bóng tài sản và gây rủi ro cho sự ổn định của hệ thống tài chính như đã thấy trong những năm gần đây.
Theo yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc, Cục Kiểm toán sẽ tổ chức đợt kiểm tra triệt để trong cả nước đối với vấn đề nợ của chính phủ trong toàn bộ năm cấp, từ trung ương xuống đến các cấp tỉnh, thành, huyện và xã, bắt đầu từ ngày 1/8.
Đây là đợt kiểm toán lần thứ ba trong gần 3 năm qua đối với nợ chính phủ ở các địa phương. Lần đầu tiên vào năm 2011, đã thực hiện kiểm toán đối với nợ chính phủ thuộc các cấp tỉnh, thành và khu từ năm 1979 đến cuối năm 2010. Lần thứ hai từ tháng 11/2012-2/2013, Cục Kiểm toán chọn để kiểm toán đối với các khoản nợ chính phủ thuộc các năm 2011 và 2012 thuộc 36 khu vực trong cả nước (gồm 15 tỉnh và 15 thành phố, tỉnh lỵ, ba thành phố trực thuộc tỉnh và ba địa khu thuộc các thành phố nói trên).
Đợt thứ hai chỉ chọn 36 khu vực nên lần này tiếp tục kiểm toán triệt để đối với nợ ở toàn bộ các địa phương trong cả nước từ sau năm 2011.
Nhà nghiên cứu Yang Zhiyong từ Viện Kinh tế thương mại và tài chính thuộc Viện Khoa học xã hội (CASS) cho rằng kiểm toán sẽ tạo dữ liệu nền tảng về nợ chính phủ để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách. Các nguy cơ liên quan tới núi nợ ngày càng tăng đang trở thành quan ngại lớn đối với Trung Quốc trong nhiều năm do chúng đó có thể lan sang toàn bộ hệ thống tài chính và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Đợt kiểm toán năm 2011 của NAO cho thấy tổng nợ của chính quyền địa phương là 10,7 nghìn tỷ NDT (1,73 nghìn tỷ USD) vào cuối năm 2010, chiếm hơn 26% GDP. Đầu tháng 6 năm nay NAO cho biết kết quả đợt kiểm toán tiếp theo cho thấy tính đến cuối năm 2012 tổng nợ của 36 chính quyền địa phương lên tới 3,85 nghìn tỷ NDT, tăng 12,94% so với năm 2010.
Nhiều chuyên gia, trong đó có ông Yang, nói rằng hiện tại các nguy cơ liên quan tới nợ của chính quyền địa phương vẫn trong vòng kiểm soát, nhưng cần nỗ lực để tránh các nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai nảy sinh từ việc nguồn thu từ bán đất của chính quyền địa phương sụt giảm.
Số liệu từ Bộ Đất đai và Tài nguyên cho thấy năm 2012 nguồn thu từ bán đất đã giảm 14,6% so với năm trước xuống còn 2,69 nghìn tỷ NDT do nỗ lực kiềm chế thị trường bất động sản của chính phủ.
Wang Xiaoguang, chuyên viên Viện Quản trị Trung Quốc cho rằng đợt kiểm toán mới sẽ giúp chính phủ xác định rõ những vấn đề tiềm ẩn trong việc tài trợ chính quyền địa phương. Thông qua kiểm toán Chính phủ sẽ có khả năng nhận biết và giải quyết các vấn đề nợ của chính quyền địa phương để từ đó đảm bảo tăng trưởng bền vững và ổn định về lâu dài.
Theo Nhật báo Phương Đông của Hong Kong, Trung Quốc cũng có nhiều thành phố tương tự như Detroit, bao gồm các cơ sở công nghiệp cũ như Phụ Tân, Yên Sơn và Phủ Thuận thuộc tỉnh Liêu Ninh. Ở đó, tài nguyên cạn kiệt, chuyển đổi cơ cấu kinh tế khó khăn.
Kỳ thực, nền tảng thực tế của tuyệt đại đa số thành phố của Trung Quốc còn kém rất xa so với Detroit, nơi mà ngành công nghiệp đã có hơn 100 năm lịch sử. Trong 10 năm trở lại đây, tuyệt đại đa số thành phố ở Trung Quốc phải dựa vào tài chính đất đai, hoặc bán đất làm bất động sản, hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng trên nền đất đai. Hiện nay, các thành phố này đang trong tình trạng nợ nần chồng chất, nhiều địa phương ngay như chuyện phát lương cũng gặp khó khăn, sớm bước đến bờ vực của sự phá sản.
Trong lịch sử chưa từng có phong trào xây dựng thành phố nào có quy mô lớn như ở Trung Quốc ngày nay. Có nơi mấy năm trước vẫn là chỗ không bóng người, nhưng lại được quy hoạch xây dựng thành phố với quy mô cả triệu người. Lúc thịnh, bình quân mỗi m2 đất ở quận Khang Ba Thập thuộc thành phố Ngạc Nhĩ Đa Tư, Khu Tự trị Nội Mông, có giá hơn 20.000 NDT, nhưng giờ chỉ còn 3.000 NDT, nghĩa là giảm tới 85%.
Điều đáng nói là những nơi biến thành thành phố gần như không có người ở như Khang Ba Thập thì tại Trung Quốc rất nhiều và chưa có thống kê cụ thể số các thành phố mà tiền có không đủ để trả nợ.
Các khoản nợ của một số thành phố ở Trung Quốc hiện đã vượt quá 100% GDP. Các khoản thanh toán của các chính quyền địa phương thường phụ thuộc vào các vụ bán đất. Do giá cả tiêu dùng sụt giảm, kinh tế yếu kém và các vụ bán đất bị đình trệ, một số chính quyền địa phương về cơ bản đã phá sản trên thực tế. Do vậy, vấn đề nợ của chính quyền địa phương được nhiều chuyên gia kinh tế coi là một nguy cơ kinh tế chủ chốt ở Trung Quốc.
Có chuyên gia cho rằng nợ chính quyền địa phương hiện nay đã tăng lên con số đáng kinh ngạc, tổng số nợ ở mức 15.000-18.000 tỷ NDT (2.450- 2.950 tỷ USD), có 9 tỉnh thành có tỷ lệ nợ trên 100% GDP địa phương.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy có gần 60% chuyên gia kinh tế Trung Quốc tin rằng tăng trưởng kinh tế trong quý III/2013 của nước này sẽ bị ảnh hưởng bất lợi bởi các khoản nợ của các chính quyền địa phương, và hầu hết các chuyên gia đều cho rằng vấn đề này đang trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, chính phủ thực sự cần phải thận trọng để kiểm soát tình hình trước khi vấn đề nợ của chính quyền địa phương vượt khỏi tầm kiểm soát.
Gánh nặng nợ công
Một số chuyên gia nhận định tuy nợ công tại Trung Quốc được đánh giá là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ nó sẽ trở thành mối nguy cho nền kinh tế.
Báo cáo hàng năm về Trung Quốc mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố cảnh báo rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt những nguy cơ tài chính nghiêm trọng, khi tổng dư nợ trái phiếu của nước này đã tăng từ 129% GDP hồi năm 2008 lên tới 195% GDP hiện nay.
Nếu tính tất cả các khoản nợ của các địa phương và các khoản nợ khác, nợ công thực tế ở Trung Quốc đã chiếm khoảng 45% GDP vào năm ngoái. Mặc dù mức này vẫn là tương đối thấp so với khoản nợ của một số nước châu Âu, nhưng cộng với sự tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc trong mấy năm liên tiếp vừa qua, thì đây là điều rất đáng lo ngại. IMF dự báo kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 7,75% trong năm nay và tăng 7,7% vào năm tới, tức là dưới ngưỡng “truyền thống” 8% mà Trung Quốc coi là cần thiết để hạn chế tình trạng thất nghiệp gia tăng.
Lo ngại chính hiện nay đối với Trung Quốc là nợ công của cả chính quyền trung ương và địa phương cao, với tổng cộng lên đến 45% GDP và là hệ quả của việc vay mượn để phát triển cơ sở hạ tầng. Điều này có thể dẫn tới những điều chỉnh khó kiểm soát trong chi ngân sách của các chính quyền địa phương, gây ra những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vốn dựa vào đầu tư.
Bên cạnh đó, các hình thức cho vay phi truyền thống được gọi là "tín dụng đen" xuất hiện trong lúc hệ thống ngân hàng bị kiểm soát chặt và có thể đã cung cấp tới 29 nghìn tỷ NDT (4,7 tỷ USD) các khoản cho vay trong năm ngoái. "Tín dụng đen" có nguy cơ gây ra bong bóng tài sản và gây rủi ro cho sự ổn định của hệ thống tài chính như đã thấy trong những năm gần đây.
Theo yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc, Cục Kiểm toán sẽ tổ chức đợt kiểm tra triệt để trong cả nước đối với vấn đề nợ của chính phủ trong toàn bộ năm cấp, từ trung ương xuống đến các cấp tỉnh, thành, huyện và xã, bắt đầu từ ngày 1/8.
Đây là đợt kiểm toán lần thứ ba trong gần 3 năm qua đối với nợ chính phủ ở các địa phương. Lần đầu tiên vào năm 2011, đã thực hiện kiểm toán đối với nợ chính phủ thuộc các cấp tỉnh, thành và khu từ năm 1979 đến cuối năm 2010. Lần thứ hai từ tháng 11/2012-2/2013, Cục Kiểm toán chọn để kiểm toán đối với các khoản nợ chính phủ thuộc các năm 2011 và 2012 thuộc 36 khu vực trong cả nước (gồm 15 tỉnh và 15 thành phố, tỉnh lỵ, ba thành phố trực thuộc tỉnh và ba địa khu thuộc các thành phố nói trên).
Đợt thứ hai chỉ chọn 36 khu vực nên lần này tiếp tục kiểm toán triệt để đối với nợ ở toàn bộ các địa phương trong cả nước từ sau năm 2011.
Nhà nghiên cứu Yang Zhiyong từ Viện Kinh tế thương mại và tài chính thuộc Viện Khoa học xã hội (CASS) cho rằng kiểm toán sẽ tạo dữ liệu nền tảng về nợ chính phủ để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách. Các nguy cơ liên quan tới núi nợ ngày càng tăng đang trở thành quan ngại lớn đối với Trung Quốc trong nhiều năm do chúng đó có thể lan sang toàn bộ hệ thống tài chính và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Đợt kiểm toán năm 2011 của NAO cho thấy tổng nợ của chính quyền địa phương là 10,7 nghìn tỷ NDT (1,73 nghìn tỷ USD) vào cuối năm 2010, chiếm hơn 26% GDP. Đầu tháng 6 năm nay NAO cho biết kết quả đợt kiểm toán tiếp theo cho thấy tính đến cuối năm 2012 tổng nợ của 36 chính quyền địa phương lên tới 3,85 nghìn tỷ NDT, tăng 12,94% so với năm 2010.
Nhiều chuyên gia, trong đó có ông Yang, nói rằng hiện tại các nguy cơ liên quan tới nợ của chính quyền địa phương vẫn trong vòng kiểm soát, nhưng cần nỗ lực để tránh các nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai nảy sinh từ việc nguồn thu từ bán đất của chính quyền địa phương sụt giảm.
Số liệu từ Bộ Đất đai và Tài nguyên cho thấy năm 2012 nguồn thu từ bán đất đã giảm 14,6% so với năm trước xuống còn 2,69 nghìn tỷ NDT do nỗ lực kiềm chế thị trường bất động sản của chính phủ.
Wang Xiaoguang, chuyên viên Viện Quản trị Trung Quốc cho rằng đợt kiểm toán mới sẽ giúp chính phủ xác định rõ những vấn đề tiềm ẩn trong việc tài trợ chính quyền địa phương. Thông qua kiểm toán Chính phủ sẽ có khả năng nhận biết và giải quyết các vấn đề nợ của chính quyền địa phương để từ đó đảm bảo tăng trưởng bền vững và ổn định về lâu dài.
Theo Hoàng Hà