Trung Quốc xây dựng siêu đô thị lớn nhất thế giới

(Dân trí) - Trung Quốc đang đặt kế hoạch tạo ra siêu đô thị lớn nhất thế giới bằng cách sáp nhập 9 thành phố để tạo ra một khu vực đô thị có quy mô gấp đôi xứ Wales với tổng dân số lên tới 42 triệu người.

Trung Quốc xây dựng siêu đô thị lớn nhất thế giới - 1
Sơ đồ siêu đô thị lớn nhất thế giới
 
Các nhà hoạch định chính sách tại chính quyền thành phố khu vực miền Nam Trung Quốc đã đặt ra kế hoạch đầy tham vọng để sáp nhập 9 thành phố quanh khu vực châu thổ sông Châu. Kế hoạch với mục tiêu biến châu thổ sông Châu thành một sẽ tạo ra khu vực đô thị rộng 41.440 km2, gấp 26 lần diện tích London và gấp đôi diện tích xứ Wales của Anh.

Trong 6 năm tới, khoảng 150 dự án hạ tầng sẽ được thực hiện để kết nối hệ thống giao thông, năng lượng, nước và viễn thông của 9 thành phố. Chi phí thực hiện các dự án khoảng 2.000 tỷ nhân dân tệ tương đương 190 tỷ bảng. Hệ thống đường sắt cao tốc cũng sẽ kết nối siêu đô thị này với Hồng Kông, tuyến đường dài 4.690 km.

Trong siêu đô thị tồn tại 1 phần lớn trung tâm sản xuất của Trung Quốc bao gồm Quảng Châu, Thẩm Quyến, Phật Sơn, Đông Quản, Trung Sơn, Chu Hải, Huệ Châu, Triệu Kình. 9 thành phố này đóng góp gần 10% vào kinh tế Trung Quốc.

Ông Ma Xiangming, người phụ trách quy hoạch tại Viện đô thị Quảng Đông và chuyên gia tư vấn cao cấp cho dự án, cho rằng: “Mục tiêu của thành phố chính là khi các thành phố được kết nối, người dân sẽ có thể đi du lịch thuận lợi và sử dụng hệ thống y tế cũng như hạ tầng tại nhiều khu vực khác nhau”.

Dự án hiện chưa có tên, tuy nhiên sẽ không mang tên kiểu như Greater London hay Greater Tokyo bởi không thành phố nào được chọn làm trung tâm của siêu đô thị. Theo ông, việc làm và sự phát triển của các ngành và dịch vụ công giữa các vùng sẽ trở nên đồng đều hơn.

Người dân các đô thị có thể dùng thẻ tàu toàn hệ thống hoặc mua vé năm để đi lại giữa các thành phố. Đến cuối thập kỷ này, Trung Quốc đang muốn chuyển thêm dân cư ra thành thị sống, tạo ra nhiều khu vực đô thị với dân số từ 50 đến 100 triệu người và khu đô thị quy mô nhỏ với dân số từ 10 đến 25 triệu người.

Khi quá trình này được thực hiện tăng cường hơn, tổng đầu tư vào hạ tầng đô thị trong 5 năm tới sẽ lên mức 685 tỷ bảng (theo tính toán của phòng Thương mại Anh). Ngoài ra thêm 300 tỷ bảng dành cho hệ thống đường sắt cao tốc và 70 tỷ bảng cho giao thông đô thị.

Ô nhiễm, vấn đề nổi bật tại châu thổ Sông Châu bởi hoạt động công nghiệp hóa tại đây, sẽ được giải quyết như chính sách thống nhất và giá xăng, điện giữa các thành phố cũng sẽ được thống nhất.

Tại khu vực phía Bắc, khu vực xung quanh Bắc Kinh và Thiên Tân, 2 thành phố quan trọng nhất của Trung Quốc, sẽ được kết nối bằng hệ thống đường sắt cao tốc để tạo ra khu vực siêu đô thị được biết đến với cái tên Vành đai kinh tế Bohai. Tổng dân số khu vực này lên tới 260 triệu người.

Ngọc Diệp
Theo Telegraph