1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Trung Quốc sẽ kéo cả thế giới vào cuộc suy thoái mới?

Trung Quốc có thể đang trong cơn suy thoái. Những con số cho thấy động cơ tăng trưởng của quốc gia này đã không còn đi đúng quỹ đạo.

Mỹ đang phải đối mặt với không chỉ một, mà là 4 “bức tường tài chính”, đó là sự cắt giảm thuế của kỉ nguyên Bush, cắt giảm chi phí của Lầu Năm Góc, cắt giảm chương trình xã hội và tiếp tục cuộc chiến vượt qua luật cải cách y tế “Obamacare”. Nhưng Trung Quốc vẫn là vấn đề lớn hơn cả.

Trung Quốc sẽ kéo cả thế giới vào cuộc suy thoái mới?

Liệu sự suy thoái kinh tế Trung Quốc có đẩy Mỹ và thế giới vào một cuộc suy thoái mới?

Năm tháng trước, chúng ta trích dẫn cảnh báo của Giám đốc Ngân hàng thế giới Robert Zoellick về “cuộc khủng hoảng lan rộng” tại Trung Quốc có thể thổi bay 75.000 tỉ USD của nền kinh tế toàn cầu. Sau đó, khi xét lại, chúng ta lại tự hỏi: Trung Quốc ư? Hay là Mỹ? Bên nào sẽ là nền kinh tế sụp đổ đầu tiên?

Theo như dự báo mới nhất về việc hạ mức GDP của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, nền kinh tế với 1,3 tỉ dân của Trung Quốc tiếp tục chậm lại.

Đầu tuần này, MarketWatch báo cáo rằng, sự suy thoái của Trung Quốc đã tác động ngay đến cổ phiếu ở Brasil, một đối tác hàng đầu của Trung Quốc.

Vì vậy chúng ta tập trung vào cuộc vận động tranh cử và đặt câu hỏi rằng: “Liệu Trung Quốc có đẩy Mỹ vào một cuộc suy thoái mới không?”

Trong tạp chí Chính sách ngoại giao, Trefor Moss cảnh báo, “Trung Quốc có thể đang trong cơn suy thoái. Những con số cho thấy động cơ tăng trưởng của quốc gia này đã không còn đi đúng quỹ đạo. Các doanh nghiệp đang vay vốn ít đi. Sản lượng đã giảm sút. Lãi suất bị cắt giảm. Nhập khẩu không tăng trưởng. Dự báo tăng trưởng GDP cũng đã giảm xuống”.

Mục tiêu tăng trưởng của năm 2012 mà Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đưa ra chỉ còn là 7,5%. Nếu điều đó xảy ra, thì đó là “mức tăng trưởng thấp nhất của Trung Quốc kể từ năm 1990 trở lại đây”.

Chúng ta đều biết, suy thoái kinh kế của Trung Quốc đã tác động lên thị trường chứng khoán Brasil, và Mỹ sẽ là nước tiếp theo bị ảnh hưởng.

Chính quyền địa phương của Trung Quốc chìm ngập trong nợ nần

Ghi hàng trăm tỉ USD cho các ngân hàng Mỹ? Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra gói kích thích kinh tế 586 tỉ USD cho chính quyền địa phương.

Điều đó làm dịu đi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009. Nhưng kích thích kinh tế chỉ làm chậm lại sự đau đớn. Trong Chính sách đối ngoại, ông Moss viết rằng, “giờ họ đang phải trả nợ, điều đó có nghĩa là một loạt các hành động thắt lưng buộc bụng tại City Hall”.

Quay trở lại những ngày bùng nổ, nhiều chính quyền địa phương Trung Quốc đã đi chệch hướng, giống như quỹ lương hưu ở Mỹ, và mua về những “chiếc xe hào nhoáng”. Nhưng hiện tại, ví dụ, “thành phố Ôn Châu tỉnh Triết Giang có kế hoạch bán đấu giá đến 80% phương tiện đi lại trong năm nay”.

Và chính phủ Trung Quốc đã quyết định hạ nhiệt thị trường bất động sản vốn đang quá nóng, bằng cách bán tài sản, hạ doanh thu, tạo ra tình trạng thiếu tiền mặt, tạo niềm tin cho các khách hàng tiềm năng. Điều này khá giống với ở Mỹ, nơi mà doanh thu của chính phủ, thu nhập và mức chi tiêu của người nộp thuế và nhà đầu tư bị sụt giảm? Vâng, kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, và đem điều đó sang tận nước Mỹ.

Khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc gây ra tình trạng bất ổn

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn hơn kể từ khi xảy ra vụ Thiên An Môn năm 1989. Trong Chính sách đối ngoại, chúng ta có thể thấy sự cảnh báo: “Suy thoái kinh tế có thể đánh vần là bất ổn xã hội”. Nhưng cho đến nay, theo Moss, “mức tăng trưởng hiện đại của Trung Quốc đã đủ để mọi người được hạnh phúc”.

Nhưng khi nền kinh tế Trung Quốc chuyển từ “phát triển” sang “siêu cường”, thì tốc độ tăng trưởng đã được dự đoán là chậm lại. việc chuyển đổi xảy ra “khi thị trường tăng trưởng dưới mức 8% trong vài năm đầu tiên, kết cấu xã hội Trung Quốc có thể căng thẳng hơn, đặc biệt là khi hàng ngàn, thậm chí là hàng triệu lao động ngoại tỉnh đến thành phố làm việc có nguy cơ mất việc làm”.

Tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, ở châu Âu và Mỹ cũng tương tự như Brasil. Trên thực tế, “nhà xuất khẩu sẽ phá sản, và một vài nhà máy đang ở chế độ làm việc ba ca sẽ chỉ còn một ca”. Trong khi đó, làn sóng người lao động di cư đang tạo ra “sự cố quần chúng” có thể bùng nổ như một phiên bản của Thiên An Môn tại nhiều nước trên thế giới, như Mùa xuân Ả Rập, đánh chiếm phố Wall, bạo loạn ở Hy Lạp.

Trung Quốc “siêu giàu” xuất khẩu vốn

Trong khi các tỉ phú Mỹ chỉ đơn giản tin tưởng rằng “nhiều hơn là không bao giờ đủ” và làm mọi thứ để có thể vận hành chính quyền như những đảng cộng sản trung ương. Nhưng theo Moss, sự “siêu giàu” của Trung Quốc có thể được mô tả thế này: “Khi có nhưng khó khăn, sự giàu có sẽ được đưa đến sân bay để xuất khẩu”.

Những hàng hóa xa xỉ, cao cấp tăng mạnh tại Trung Quốc, nhưng “cuối năm ngoái, nhiều người giàu tại Trung Quốc đã mất nhiều tin vào thị trường trong nước khi họ đầu tư vào các tài sản chuyển đối, như ngoại tệ, chứ không phải loại tài sản cố định như bất động sản nữa”.

Những tỉ phú Trung Quốc không còn tin tưởng chính phủ của họ, do đó, họ tìm cách đầu tư ra nước ngoài và những dự án bất động sản cao cấp. Tại sao vậy? Các giao dịch tốt hơn là những hạn chế ở địa phương. Và ông Moss cũng lưu ý rằng, nó như “một hàng rào chống lại sự không vững chắc của chính trị và kinh tế ở quê nhà”.

Ông Moss cho biết, từ năm 2000 đến nay, Trung Quốc đã xử lý 19.000 quan chức tha hóa, “sự giàu có và chính trị mạnh mẽ của Trung Quốc thường là các thành viên trong cùng một gia đình, và nếu Trung Quốc thực sự không đi vào suy thoái, thì rất nhiều người giàu sẽ quyết định di cư”.

Khủng hoảng môi trường tại Trung Quốc

Dân số Trung Quốc đang phát triển một cách chóng mặt, với 1,3 tỉ dân, và theo như dự đoán của Liên Hiệp Quốc, thì sẽ tăng thêm 300 triệu dân vào năm 2050. Chuyên gia kinh tế Robert Fogel, người từng đoạt giải Nobel đưa ra con số kinh ngạc, kinh tế Trung Quốc sẽ đạt 123 nghìn tỉ USD, đóng góp đến 40% kinh tế toàn cầu vào năm 2040, trong khi Mỹ chỉ là 14%.

Nhưng đó là sự tăng trưởng khiến các nhà hoạch định của Trung Quốc đau đầu và phải trả giá bằng môi trường. Ví dụ, Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu năng lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mình. Nhưng, các cảng của Trung Quốc đang phải chứa những núi than dùng cho nhà máy nhiệt điện. Tại sao vậy? Câu trả lời của Moss là vì, họ “giảm sản xuất”. Năm ngoái, các nhà quy hoạch dự trữ khẩn cấp than. Giờ nhu cầu tiêu thụ giảm, các nhà máy cắt giảm tiêu thụ điện để giảm chi phí, và than thì tồn đọng nhiều.

Rõ ràng là Trung Quốc đang có vấn đề trong sự điều chỉnh kế hoạch hóa tập trung với chủ nghĩa tư bản thị trường tự do trong bối cảnh một thị trường toàn cầu hóa. Trung Quốc đang phải trả giá cho các bài học của mình. Giá than đã giảm 10% trong năm ngoái. Theo chuyên gia Moss, “sự tụt giảm này có thể tiếp tục làm sứt mẻ nền kinh tế toàn cầu”.

Mô hình nhu cầu kích hoạt lạm phát

Khi mức sống của Trung Quốc bùng nổ, tăng trưởng kinh tế (theo nghĩa rộng) sẽ tăng tốc trước, nhu cầu hàng hóa xa xỉ của Trung Quốc tăng lên, Trung Quốc chịu thêm áp lực về giá cả trong một thị trường cạnh tranh toàn cầu.

Tóm lại, “sự sút kém kinh tế” của Trung Quốc đã phá hủy niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc những năm gần đây. Những vụ gian lận của các tỉ phú, vụ bê bối của các quan chức, những vi phạm nghiêm trọng trong vệ sinh an toàn thực phẩm, các vấn đề về lạm phát, nợ nần, các nguy cơ về năng lượng và môi trường khiến người ta tự đặt ra câu hỏi: có thể, và chỉ có thể là năm tai họa lớn của Trung Quốc đạt đến mức đỉnh điểm, và sẽ nhanh chóng được xuất khẩu ra nước ngoài, tạo ra sự suy thoái cho nền kinh tế Mỹ và xuất hiện thị trường suy thoái mới?
 
Theo Hòa Phong
InFonet