1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Trung Quốc qua mặt Nhật về kỷ lục dự trữ ngoại hối

(Dân trí) - Với 854 tỷ USD dự trữ, tính đến thời điểm cuối tháng 2 vừa qua, Trung Quốc có khả năng sẽ “tiếm ngôi” Nhật Bản trong vị trí quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới.

Nhật Bản đã thua?

 

Theo thông báo chính thức của Tokyo, đến cuối tháng 2/2006, dự trữ ngoại hối của Nhật là 850 tỷ USD, như vậy dù kém hơn không nhiều nhưng quốc gia này vẫn bị coi là thua kém hơn Trung Quốc.

 

Con số 854 tỷ USD do một nguồn tin trong nước xin giấu tên tiết lộ. Trong khi đó các quan chức ngân hàng trung ương Trung Quốc từ chối bình luận tính hư thực của số liệu này, chỉ khẳng định số liệu chính thức sẽ được thông báo hàng quý, tức là vào giữa tháng 4 tới.

 

Năm 2005, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng 34%, đạt mức cao kỷ lục là 818,9 tỷ USD. Người ta dự đoán, cứ với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, con số này có thể lên tới 1000 tỷ USD trong năm nay.

 

Động lc nào làm nên bứt phá?

 

Bước đột phá thần kỳ này có được là nhờ hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc, với tiềm lực bùng nổ trong mấy năm qua đã mang về cho ngân khố quốc gia hàng tỷ đô-la Mỹ cũng như các khoản tiền kếch xù bằng ngoại tệ khác. Thặng dư thương mại toàn cầu của Trung Quốc năm qua cũng đạt mức cao ngất ngưởng – 101,9 tỷ USD, tăng 32 tỷ USD so với năm 2004.

 

Tác nhân thứ 2 là việc áp dụng triệt để chính sách quản lý ngoại hối. Nghĩa là toàn bộ đô-la Mỹ và các loại ngoại tế khi được đưa vào trong nước sẽ do ngân hàng trung ương đứng ra mua lại và dự trữ chúng dưới dạng trái phiếu chính phủ Mỹ hoặc các hình thức tài sản khác, với mục đích kiểm soát dòng chảy tiền tệ thâm nhập nền kinh tế, tránh nguy cơ lạm phát.

 

Các nhà phân tích ước đoán, chừng ¾ dự trữ của Trung Quốc dồn cả trái phiếu chính phủ Mỹ - điều này cho thấy vị trí thống trị của đồng USD trong vai trò là đồng tiền dự trữ thế giới.

 

Thêm một nguyên nhân khác nữa dẫn đến thặng dư thương mại - nhân tố chính làm nên tăng trưởng ngoại hối - là việc chính phủ Trung Quốc điều tiết quá chặt các chính sách tiền tệ. Giới phân tích cho rằng hiện nay đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp hơn giá trị thực tới 40%, đem lại cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc lợi thế cạnh tranh “ảo” trên thị trường thế giới.

 

Các nhà lãnh đạo nước này hứa hẹn đến 1 thời điểm nào đó sẽ thả nổi tự do đồng NDT, nhưng nếu thực hiện ngay lúc này sẽ dẫn đến biến động tài chính nghiêm trọng và phá hủy nền kinh tế nước nhà.

 

 

Hải Minh

Theo AP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm