Trung Quốc có ý đồ "tóm gọn" châu Âu

Dù nền kinh tế còn đang gặp nhiều bất ổn, nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn ôm mộng “tóm gọn” các công ty, tập đoàn tại châu Âu.

Trong những ngày gần đây,
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Trong những ngày gần đây, các nhà đầu tư Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến châu Âu, đặc biệt là khu Potsdamer Platz ở Berlin, Đức và hãng sản xuất săm lốp Pirelli của Italy. Ở một khía cạnh nào đó, châu Âu vẫn tỏ ra nhiệt tình với các nhà đầu tư Trung Quốc hơn là đối với các nhà đầu tư Nga.
 
Cho đến năm 2011, Trung Quốc là nước tiếp nhận đầu tư chính từ châu Âu, nhưng sau đó cuộc khủng hoảng nợ xấu khiến giá bất động sản lao dốc nghiêm trọng. Nhiều nước đã tiến hành tư nhân hóa và các công ty lớn đã không còn khắt khe trong việc chọn các nhà đầu tư.
 
Các nhà đầu tư và các công ty Trung Quốc đã mua lại hãng xe Volvo của Thụy Điển, một cổ phần lớn ở Peugeot Citroen và hãng thời trang Sonya Rykiel ở Pháp, cảng Piraeus ở Hy Lạp, các nhà hàng Pizza Express và nhà sản xuất quần áo cao cấp Aquascutum ở Anh. Vì vậy, số lượng các công ty, doanh nghiệp ở châu Âu mà các nhà đầu tư Trung Quốc thu về đang tăng theo cấp số nhân.
 
Trung Quốc chỉ nắm khoảng 1% cổ phần đầu tư trực tiếp nước ngoài ở châu Âu. Tuy nhiên, số liệu này chưa bao gồm những khoản đầu tư tư nhân, như việc người Trung Quốc mua đất ở Bồ Đào Nha hay Latvian thông qua chương trình "Thị thực vàng" của những quốc gia này.
 
Bất động sản ở châu Âu tương đối rẻ, hơn nữa, châu Âu thường sở hữu những thứ mà các công ty Trung Quốc muốn mua.

Đối với một người mua tham vọng có nhiều tiền và năng lực sản xuất thì vụ mua lại hãng sản xuất lốp xe Pirelli là thương vụ hoàn hảo. Vốn hóa thị trường của thương vụ này đạt 7,5 tỉ USD (con số này vẫn còn thấp  so với doanh thu của ChemChina vào năm ngoái với gần 40 tỉ USD) và cái tên Pirelli đã biến Trung Quốc trở thành thị trường lốp xe lớn nhất trên thế giới.

Hầu hết các dự án đầu tư của các nhà đầu tư Trung Quốc ở châu Âu đều dẫn đến việc thành lập lên các công ty con sau đó. Còn các nhà đầu tư châu Âu tại Trung Quốc thì phải thành lập công ty liên doanh với đối tác Trung Quốc, và họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn khác trong các ngành công nghiệp cụ thể ở quốc gia này.
 
EU đang cố gắng đàm phán để mở rộng hơn các hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư châu Âu tại Trung Quốc, nhưng hiện nay, họ vẫn đang ở trong một tình thế bất lợi. EU cho rằng, thực hiện đàm phán là để cho hai bên cùng có lợi.

Theo đó, châu Âu cần một chính sách chặt chẽ để đối phó với đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặt ra những quy tắc hoạt động rõ ràng, trong đó có yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép hoạt động ra sao? Tuy nhiên, họ vẫn luôn chào đón các nhà đầu tư nước ngoài.

Trang Bloomberg cũng cho biết, các công ty Trung Quốc đang tranh thủ cơ hội đồng Euro giảm giá mạnh để thực hiện các vụ mua lại ở châu Âu trong bối cảnh có những dấu hiệu nền kinh tế khu vực này dần thoát khỏi tình trạng trì trệ.
 
Theo Đ.Tuyết 
Một thế giới/Bloomberg
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”