Tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ phụ thuộc thị trường bất động sản 2015

(Dân trí) - Việc giải ngân gói 30.000 tỷ phụ thuộc nhiều vào diễn biến thị trường bất động sản 2015. Bên cạnh đó, nhà nước tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp để người dân dễ dàng tiếp cận.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* Sau Tết, rau xanh tăng giá gấp đôi

* Lương tối thiểu vùng phải tăng từ 18- 19% mỗi năm

* Môi giới chứng khoán thời… 2015

* Samsung Thái Nguyên muốn tuyển thêm 10.000 lao động
* Chuyến bay lặng lẽ lúc mờ sáng của đại gia ngân hàng
* Dược Hậu Giang sẽ có năm đầu tiên tăng trưởng doanh thu dưới 10%

Theo số liệu vừa được Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cung cấp,gói tín dụng 30.000 tỷ đồng được triển khai từ ngày 1/6/2013, đến nay đã được phân nửa chặng đường. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân mới chỉ đạt 5.316 tỷ đồng tổng dư nợ tín dụng trên 9.738 tỷ đồng trong tổng số tiền cam kết cho vay.

Tính đến giữa tháng 1/2015, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng cam kết cho vay đối với 12.113 hộ gia đình, cá nhân và 33 dự án bất động sản. Trên thực tế, đã có 12.091 hộ gia đình, cá nhân được tiếp cận nguồn vốn vay với tổng số tiền là 3.725 tỷ đồng. 

Trong đó, 5.714 hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở xã hội với dư nợ tín dụng là 1.519 tỷ đồng và 6.377 hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở thương mại với dư nợ 2.207 tỷ đồng. Đối với các tổ chức và doanh nghiệp, đã có 28/33 dự án nhà ở được giải ngân với tổng số tiền hơn 1.590 tỷ đồng.

Tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ phụ thuộc thị trường bất động sản 2015



Để đẩy nhanh việc triển khai gói tín dụng, vừa qua, ngân hàng nhà nước đãchấp thuận cho 8 ngân hàng được tham gia cho vay gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Bao gồm: NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoViet Bank), ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank), ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank).

Các ngân hàng thương mại này thực hiện việc cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định của NHNN và Bộ Xây dựng hướng dẫn triển khai chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 61/NQ-CP nêu trên.

Theo nhà quản lý, đối với những ngân hàng mới được bổ sung, đây là cơ hội để đẩy mạnh vốn vay tới từng cá nhân người mua nhà. Nhưng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân còn tùy thuộc vào diễn biến của thị trường bất động sản trong năm 2015.

Mặt khác, theo lãnh đạo Bộ xây dựng, việc chậm giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ bởi lẽ chính sách tín dụng hỗ trợ nhà ở là một chính sách mới được làm lần đầu. Do vậy không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc ban đầu. Tuy các địa phương đã bước đầu chú ý thúc đẩy việc đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội, cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ, song hiện vẫn có rất ít nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m 2 , giá bán thấp hơn 15 triệu đồng/m 2 để bán cho người dân, nên người dân chưa thể vay vốn. Ngoài ra, đây là gói tín dụng có vay, có trả, nên dù lãi suất vay thấp hơn lãi suất thương mại, nhưng người dân cũng phải cân nhắc, tính toán khả năng trả nợ mới ký hợp đồng vay vốn. Thêm nữa, phía các ngân hàng khi cho vay cũng phải bảo đảm khả năng thu hồi nợ từ phía khách hàng là hộ gia đình cá nhân.

Tìm giải pháp tháo gỡ cho tình hình này, đã có sự phối hợp với Ngân hàng Nhà nước giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, như khâu xác nhận đối tượng và điều kiện cho vay. Theo đó, kéo dài thời gian hỗ trợ vay vốn từ 10 năm lên 15 năm; bổ sung một số đối tượng được vay vốn khi mua, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở cá nhân cũng như xây dựng hoặc cải tạo nhà ở xã hội; không quy định cụ thể về diện tích và giá bán nhà ở thương mại mà chỉ quy định về giá trị hợp đồng dưới 1,05 tỷ đồng là thuộc đối tượng được vay…

Ngoài ra, các địa phương cần tích cực rà soát những dự án bất động sản đang triển khai để phân loại và điều chỉnh, chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường; đẩy mạnh việc phát triển nhà ở xã hội; tạo điều kiện rút ngắn thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án phát triển nhà ở xã hội, kể cả các dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội và điều chỉnh cơ cấu căn hộ thương mại.

Thực tế nhận thấy, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng tác động tích cực tới thị trường bất động sản nói chung. Việc tăng lên 15 ngân hàng thương mại cùng tham gia vào gói tín dụng này sẽ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân.

Lê Tú

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”