Tiết lộ về sức hấp dẫn của ngân hàng số với đối tác ngoại

Đây là ngân hàng Việt duy nhất nhận được sự đầu tư của SBI Ven Holding, có cổ đông là Công ty Tài chính Quốc tế IFC và vừa được cấp thêm hạn mức 30 triệu USD bảo lãnh tài trợ thương mại bởi ADB. Đâu là điểm hấp dẫn khiến ngân hàng này được các nhà đầu tư “chắc tay" lựa chọn?

ADB cấp hạn mức tài trợ thương mại cho 13 ngân hàng Việt

Ngày 24/5, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và hai ngân hàng Việt Nam là TPBank và ABBANK đã ký kết các thỏa thuận cho phép chương trình cung cấp các khoản bảo lãnh lên tới 50 triệu USD mỗi năm để hỗ trợ hoạt động tài trợ thương mại ở Việt Nam.

Hiện tại, chương trình Tài trợ Thương mại của ADB đã hỗ trợ các hoạt động thương mại trị giá 8,2 tỷ USD thông qua 5.814 giao dịch, gồm cả bảo lãnh và cấp vốn trực tiếp, tại Việt Nam. Trong tổng số các giao dịch của chương trình ở Việt Nam, 67% có liên quan tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình đang cộng tác với 11 ngân hàng thương mại ở Việt Nam, và với lễ ký kết ngày hôm nay, con số này sẽ tăng lên 13 ngân hàng thương mại.

ADB vừa cấp hạn mức bảo lãnh tài trợ thương mại 30 triệu USD cho TPBank, nâng cao đáng kể sức mạnh tín dụng của nhà băng.
ADB vừa cấp hạn mức bảo lãnh tài trợ thương mại 30 triệu USD cho TPBank, nâng cao đáng kể sức mạnh tín dụng của nhà băng.

Với lễ kí kết ngày hôm qua, ADB sẽ cấp hạn mức bảo lãnh tài trợ thương mại cho TPBank trị giá 30 triệu USD. Tính đến thời điểm này, đây là hạn mức tài trợ thương mại có ý nghĩa nhất đến với TPBank trong năm 2017.

Hạn mức này nâng cao đáng kể sức mạnh của TPBank và gia tăng uy tín của ngân hàng, sau một loạt thành công tính từ năm 2012 - thời điểm TPBank đón nhận nhóm cổ đông mới, đồng thời triển khai các biện pháp tái cơ cấu.

Là ngân hàng trẻ, TPBank không chọn con đường chạy đua với các "ông lớn" về tổng tài sản, nhưng lại đầu tư rất mạnh về hệ thống core banking, công nghệ, hệ thống quản trị, chất lượng dịch vụ và chủ trương minh bạch thông tin. Nhờ đó, TPBank đã thu hút được nhiều nhà đầu tư có tên tuổi chỉ trong thời gian ngắn. Năm 2013, TPBank trở thành ngân hàng đầu tiên tái cơ cấu thành công. Cùng với sự rót vốn của các cổ đông mới, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng gần gấp đôi, từ 3.000 tỉ đồng lên tới 5.550 tỉ đồng. Đến giữa năm 2015, TPBank đã bù đắp toàn bộ lỗ lũy kế, đồng thời đón thêm sự gia nhập của IFC với 4,999% cổ phần.

Điểm nhấn ngân hàng số

Hiện tại, theo Báo cáo Tài chính mà TPBank công bố, các nhà đầu tư ngoại đang sở hữu vốn tại ngân hàng này gồm SBI Ven Holding Pte. Ltd và IFC với số cổ phần lần lượt là 4,61% và 4,999%. Trong đó, TPBank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam hiện nay nhận được sự đầu tư của SBI Ven Holding. SBI Ven Holding trước đây là một nhánh của SoftBank (Nhật Bản), chịu ảnh hưởng về quan điểm đầu tư của người đứng đầu tập đoàn SoftBank là Masayoshi Son.

Trong một lần phỏng vấn với CNN, ông Masayoshi Son cho rằng, việc đầu tư vào các công ty do những doanh nhân hứa hẹn điều hành cũng như việc tìm ra các DNA tốt, phát triển và hỗ trợ lẫn nhau để có thể trở thành những định chế tài chính tồn tại vài trăm năm.

Theo nguồn tin từ một nhà đầu tư ngoại có cổ phần tại TPBank, trước khi lựa chọn rót vốn vào bất kỳ tổ chức nào, các nhà đầu tư đều có sự tra soát rất kỹ về năng lực đối tác với nhiều vòng thẩm định, nhằm đảm bảo kết quả đầu tư. Điểm hấp dẫn của TPBank là tính minh bạch dựa trên sự “chủ động", chủ động về hướng đi, về tài chính, về công nghệ, dựa trên một hệ thống vững mạnh.

“Chúng tôi có nguồn lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm quản trị và TPBank là ngân hàng cầu thị với những cổ đông mạnh, đồng thời có thêm sự thấu hiểu thị trường nội địa, chúng tôi có thể làm việc được với nhau", nhà đầu tư này cho biết.

Ngân hàng tự động LiveBank - một trong những sản phẩm ngân hàng số nổi bật nhất của TPBank hiện nay.
Ngân hàng tự động LiveBank - một trong những sản phẩm ngân hàng số nổi bật nhất của TPBank hiện nay.

Trước đó, tại Đại hội đồng Cổ đông 2016 của TPBank, đại diện IFC cũng đã thẳng thắn chia sẻ, một trong những lý do quan trọng nhất để IFC lựa chọn TPBank để đầu tư chính là định hướng của ngân hàng này - trở thành một ngân hàng số.

Trả lời câu hỏi về định hướng phát triển ngân hàng số, Tổng Giám đốc TPBank Nguyễn Hưng khẳng định, việc đầu tư phát triển ngân hàng số là những ưu tiên hàng đầu, ngân hàng không mạo hiểm "đi trên mây" nhưng luôn sẵn sàng để bứt phát khi thời cơ đến. Các dấu mốc về công nghệ của ngân hàng này cho thấy, ngân hàng luôn đi trước một bước trong việc đưa ra những tiện ích số phục vụ khách hàng. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên, đưa bảo mật sinh trắc học với tính năng đăng nhập vào eBank bằng vân tay trên iPhone. Mới đây, TPBank cũng gây bất ngờ khi giới thiệu hệ thống ngân hàng tự động với tên gọi là LiveBank, cho phép thao tác thực hiện hàng loạt các tác vụ như gửi tiền, nộp tiền, mở tài khoản, tất toán sổ tiết kiệm... trên máy, mà chưa có hệ thống ngân hàng tự động nào tại Việt Nam làm được.

Nhờ hướng đi đúng, năm 2013, tăng trưởng tín dụng của TPBank tăng 120% so với 2012, lợi nhuận trước thuế đạt 362 tỷ đồng; năm 2014 lợi nhuận đạt 530 tỷ đồng; năm 2015 lợi nhuận đạt 625 tỷ đồng, tổng tài sản trên 76 nghìn tỷ; năm 2016 lợi nhuận trước thuế đạt 707 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 105.8 nghìn tỷ đồng, tỉ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp nhất hệ thống (dưới 1%) gây ấn tượng mạnh trước các nhà đầu tư.

Theo báo cáo của Maxus Việt Nam - một nhánh của công ty truyền thông toàn cầu Maxus, tỷ lệ nhắc đến TPBank với thông tin tích cực luôn ở mức cao rõ rệt, so với nhiều tổ chức tài chính tại Việt Nam, đặc biệt là những thông tin trên truyền thông xã hội.

Theo kế hoạch, năm 2017, TPBank dự định nâng quy mô tổng tài sản lên 130 nghìn tỷ đồng, hướng tới mục tiêu đưa lợi nhuận trước thuế đạt 780 tỷ đồng – tăng 10,33% so với năm 2016.​