1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Vụ án VDB Đăk Nông:

Tiền của Nhà nước có nguy cơ bị tư nhân “chiếm đoạt”

(Dân trí) - Các luật sư và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) khẳng định việc VDB thu hồi nợ số tiền 511,464 tỷ đồng tại Chi Nhánh VDB khu vực Đăk Lắk – Đăk Nông là hợp pháp và đúng quy định của pháp luật.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Philippines nghi Trung Quốc triển khai giàn khoan ở Trường Sa
* Nhiều nông dân hám lời cao, bị lừa tiền tỷ
* “Không thể để tình trạng ô nhiễm tràn lan, phá nát cảnh quan hồ Tây”
* Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai nứt toác sau thông xe
* Những ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam
* Tỷ phú sáng lập Alibaba giàu nhất Trung Quốc với 25 tỷ USD

Trước phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án tham nhũng ở Đăk Nông, Luật sư Trần Công Ly Tao, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh và Luật sư Trần Viết Hưng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Trường Sa thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội – là hai luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã làm đơn kiến nghị gửi tới  Tổng Bí Thư, Chủ Tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ.

Bản thân VDB trước đó cũng đã có nhiều văn bản gửi báo cáo Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, cầu cứu các cơ quan Tư pháp Trung ương chỉ đạo xử lý nghiêm minh, đúng người đúng tội, bảo vệ tài sản của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Việc 4 doanh nghiệp có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lập khống các hồ sơ vay vốn tại các ngân hàng thì 4 doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Luật sư chỉ ra nhiều dấu hiệu cần được xem xét lại của bản án sơ thẩm 

Luật sư Trần Công Ly Tao và Luật sư Trần Viết Hưng đều cho rằng, đặc thù VDB là ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nguồn vốn của VDB là nguồn vốn của Nhà nước, cần phải được bảo toàn, chính vì vậy Viện kiểm sát và Tòa án cần xem xét rất khách quan, nghiêm minh, đúng bản chất sự việc để giữ được khoản tiền của Nhà nước.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 17/2014/HSST, TAND tỉnh Đăk Nông cho rằng số tiền mà 4 doanh nghiệp: Công ty TNHH TMDV Minh Nhật; Công ty TNHHTMDV Nhật Tân; HTX Sông Cầu; Công ty TNHH Thuỷ Ngân đã trả cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) Chi nhánh Đăk Lăk - Đăk Nông (VDB - CNĐLĐN) là vật chứng của vụ án, vì số tiền này do các bị cáo phạm tội mà có từ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và yêu cầu VDB trả tiền cho OCB.

Trước phán quyết này của Toà sơ thẩm, nhiều luật sư đã bày tỏ ý kiến chưa đồng thuận; mà đại diện là Luật sư Trần Công Ly Tao, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM và Luật sư Trần Viết Hưng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Trường Sa - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội đã gửi kiến nghị tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giám sát quá trình xét xử của Toà tại phiên phúc thẩm Luật sư Trần Viết Hưng cho rằng việc lập luận số tiền do các bị cáo phạm tội mà có của Toà sơ thẩm là thiếu căn cứ.

Tiền của Nhà nước có nguy cơ bị tư nhân “chiếm đoạt”

Các luật sư khẳng định, số tiền 511 tỷ 464 triệu 742 nghìn đồng mà VDB thu nợ từ 04 khách hàng vay (Công ty Thương mại – Dịch vụ Minh Nhật; Công ty Thương mại – dịch vụ Nhật Tân; Hợp tác xã  dịch vụ Nông nghiệp Sông Cầu; Công ty Thương mại – dịch vụ Thủy Ngân) là đúng quy định của pháp luật, bởi lẽ:

Việc thu nợ là dựa trên cơ sở 45 Hợp đồng tín dụng đã ký cùng với 61 khế ước nhận nợ, thông báo trả nợ và các chứng từ trả nợ (ủy nhiệm chi hợp lệ) của các khách hàng vay nói trên. Trong các Hợp đồng tín dụng đều có Điều khoản thỏa thuận :“Trường hợp có nợ quá hạn và lãi treo, Chi nhánh VDB có quyền trích bất cứ tài khoản tiền gửi nào của khách hàng để thu hồi nợ mà không cần ý kiến của khách hàng”.

Trong trường hợp này, các khách hàng tự nguyện và chủ động trả nợ; đồng thời khi thu nợ, pháp luật không bắt buộc ngân hàng phải có trách nhiệm xác minh nguồn tiền và trên thực tế cũng không một ngân hàng nào lại hỏi khách hàng “tiền đâu có để trả”; chỉ khi thu tài sản có đăng ký quyền sở hữu nhưng không phải của khách hàng vay để trừ nợ mà sau đó có tranh chấp, bên thu mới phải hoàn trả lại cho chính chủ của nó.

Với VDB - Khu vực Đắk Lắk - ĐăkNông, sau khi tiền chuyển về tài khoản tiền  gửi, các khách hàng yêu cầu thanh lý hợp đồng tiền gửi trước hạn để trả các khoản nợ mà họ vay tại Ngân hàng phát triển Việt Nam - Khu vực Đắk Lắk - Đăk Nông trước đó.

Thực hiện yêu cầu của các chủ tài khoản, Ngân hàng phát triển Việt Nam - Khu vực Đắk Lắk – ĐăkNông phải làm thủ tục cho các doanh nghiệp rút vốn trước hạn, đồng thời thu nợ quá hạn. Đây là quyền hợp pháp của các chủ sở hữu được pháp luật bảo vệ, thể hiện tại Điều 472 Bộ luật Dân sự. Điều luật này quy định: “Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay từ thời điểm nhận tài sản đó”. 

Như vậy, kể từ khi số tiền có trongtài khoản của các khách hàng mở tại Ngân hàng Phương Đông hay Nam Á mặc nhiên đã thuộc sở hữu của các khách hàng vay, rồi từ đó mới chuyển qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng phát triển Việt Nam - Khu vực Đắk Lắk - ĐăkNông, cho nên họ được toàn quyền định đoạt và Ngân hàng phát triển Việt Nam - Khu vực Đắk Lắk - ĐăkNông phải làm theo yêu cầu của khách hàng khi chưa có thủ tục phong tỏa hợp pháp như nói ở trên.

Đồng tình với Luật sư Tao và Luật sư Trần Viết Hưng, Luật sư Trần Văn Đức, Đoàn Luật sư Hà Nội phân tích, khi hai Ngân hàng Phương Đông và Nam Á cho các khách hàng vay là họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Cho vay sai, phiêu lưu, mạo hiểm thì chính họ phải gánh chịu hậu quả, rủi ro, không thể buộc Ngân hàng thu nợ hợp pháp là VDB chịu thay được. 

Cả hai luật sư đều cho rằng, các Doanh nghiệp thực hiện lệnh chuyển tiền trả một phần nợ cho VDB - Chi nhánh Đăk Lăk - Đăk Nông là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật vì thời điểm các doanh nghiệp làm thủ tục trả nợ cho VDB - Chi nhánh Đăk Lăk - Đăk Nông là vào ngày 30/12/2010, tại thời điểm này không một văn bản nào của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay của Cơ quan cảnh sát điều tra về việc cấm các Doanh nghiệp đó chuyển tiền cho VDB - Chi nhánh Đăk Lăk - Đăk Nông; Mãi đến ngày 10/03/2011 cơ quan Cảnh sát điều tra mới ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo quy định của pháp luật thì trước khi có quyết định khởi tố vụ án và quyết định phong tỏa tài khoản của các Doanh nghiệp thì mọi giao dịch trước đó đều được pháp luật công nhận và bảo vệ, kể từ thời điểm sau khi khởi tố vụ án và quyết định phong tỏa tài khoản của các Doanh nghiệp trên thì mọi giao dịch qua tài khoản của các Doanh nghiệp trên mới bị cấm giao dịch.

Thứ hai, không có một thỏa thuận nào giữa 3 bên là: VDB - Chi nhánh Đăk Lăk - Đăk Nông, Ngân hàng TMCP Phương Đông - Sở GD TP HCM (Ngân Hàng TMCP Nam Á – Chi Nhánh Hà Nội) với các Doanh nghiệp trên để thỏa thuận việc VDB - Chi nhánh Đăk Lăk - Đăk Nông có nghĩa vụ phong tỏa tài khoản của các Doanh nghiệp trên mở tại VDB - Chi nhánh Đăk Lăk - Đăk Nông, cho nên không thể cấm khách hàng rút tiền trong tài khoản của khách hàng tại VDB - Chi nhánh Đăk Lăk - Đăk Nông. Việc các Doanh nghiệp cam kết không rút tiền để gửi cho cho vay là thỏa thuận giữa các Doanh nghiệp trên với Ngân hàng TMCP Phương Đông - Sở GD TP HCM (Ngân Hàng TMCP Nam Á – Chi Nhánh Hà Nội), đây là quan hệ vay và cho vay độc lập không liên quan gì tới VDB - Chi nhánh Đăk Lăk - Đăk Nông.

Do vậy việc các Doanh nghiệp rút các khoản tiền có trong tài khoản của Doanh nghiệp tại VDB - Chi nhánh Đăk Lăk - Đăk Nông để trả nợ cho VDB - Chi nhánh Đăk Lăk - Đăk Nông phù hợp với các quy định của pháp luật. Việc các Doanh nghiệp trên đả làm thủ tục trả nợ và VDB - Chi nhánh Đăk Lăk - Đăk Nông cũng đã tiến hành các thủ tục giảm dư nợ cho các Doanh nghiệp trên ngay tại thời điểm 30/12/2010, cũng như đã chuyển toàn bộ số tiền trên về hội sở chính tại Hà Nội và VDB đã đưa toàn bộ số tiền thu được trên vào lưu thông, hạch toán, kiểm toán, đảm bảo được toàn vốn cho nhà nước.

Như vậy, quan hệ giao dịch trên đã được pháp luật công nhận theo quy định của pháp luật và Hợp đồng tín dụng, các Doanh nghiệp trên đã được giảm trừ sô dự nợ trên theo đúng quy định. Do vậy, số tiền 511.464.742.716 đồng mà các Doanh nghiệp trên trả cho VDB - Chi nhánh Đăk Lăk - Đăk Nông là tài sản của VDB.

Quy trình thủ tục cho vay của VDB là đúng pháp luật
 
Ở vụ án này, các luật sư của Ngân hàng VDB đều khẳng định, việc phân cấp quản lý của lãnh đạo NHPT cho Giám đốc Chi nhánh NHPT KV Đăk Lăk - Đăk Nông là phù hợp với các quy định của pháp luật. Qua quá trình các cơ quan thanh tra, kiểm tra từ Trung ương tới địa phương đã khẳng định các quy định về trình tự, thủ tục cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là đúng quy định của pháp luật.

Ngân hàng cũng đã có các văn bản, quy định về việc phân cấp quản lý từ Hội sở tới các Chi nhánh. Tại Chi nhánh VDB Đăk Lăk – Đăk Nông, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ vào các quy định về cho vay, quản lý vốn vay, đã phân cấp ủy quyền cho Chi nhánh thực hiện các quy định thủ tục cho vay theo đúng các quy định của pháp luật.

Ngày 25/9 tới đây sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm Vụ đại án ở Đăk Nông, các luật sư kiến nghị tới các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trong công cuộc phòng chống tham nhũng do Đảng, Nhà nước đang, để đạt hiệu quả cao và tạo được sự đồng thuận trong nhân dân thì trước hết cần quan tâm ngăn chặn, triệt tiêu các hành vi xâm hại tài sản của Nhà nước vì tài sản Nhà nước thường là mục tiêu “chiếm đoạt” của tội phạm tham nhũng hiện nay.

Số tiền 511,464 tỷ đồng tại chi Nhánh VDB khu vực Đăk Lắk – Đăk Nông đã thu nợ là số tiền hợp pháp của VDB, đây là tiền của Nhà nước, do Nhân dân đóng góp, chính vì vậy các luật sư kiến nghị cần phải được xem xét, giải quyết một cách cẩn trọng, đúng pháp luật, đừng để số tiền đã trở thành tài sản Nhà nước như nói ở trên phải bị mất thêm lần nữa.

 Hưng Thạch
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm