Thương mại điện tử không phải là bán gian hàng để kiếm lời nhanh
(Dân trí) - Theo Nguyễn Ngọc Điệp, Tổng GĐ công ty Cổ phần Vật giá Viêt Nam thì nếu chỉ mở bán gian hàng ảo rồi lôi kéo người khác mua gian hàng này đã có lời nhiều thì đó không phải là thương mại điện tử (TMĐT).
Ông Nguyễn Ngọc Điệp, Tổng GĐ công ty Cổ phần Vật giá Việt Nam
Trong thời gian ngắn qua, cùng với sự sụp đổ hệ thống của Muaban24, công ty tự nhận là một công ty kinh doanh TMĐT thì nhiều người hoài nghi về phương thức hoạt động của loại hình kinh doanh mới mẻ này. PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Điệp xung quanh vấn đề này.
Xin ông cho biết định nghĩa dễ hiểu nhất về thương mại điện tử?
TMĐT là thương mại truyền thống kết hợp internet, nghĩa tất cả những giao dịch mua bán gì thông qua internet. Mua bán có thể qua email, web thanh toán.
TMĐT có thể giúp cho người mua và người bán gặp gỡ nhau mà không phụ thuộc vào không gian và thời gian, bất kỳ đâu bất kỳ lúc nào, gặp nhau với chi phí bằng không.
TMĐT khác gì với thương mại truyền thống?
TMĐT với chi phí bằng không vì người mua có thể hiểu là mở mạng internet để mua bán rất là dễ, người mua thay vì cách mua truyền thống phải tốn thời gian đi lại, phải đi xe tới nơi bán, chạm được vào sản phẩm ấy thì chỉ cần gặp nhau trên mạng.
Trong quá trình ra quyết định mua hàng, với mua hàng truyền thống sẽ mất rất nhiều chi phí, thời gian nhưng với TMĐT có thể click chuột để quyết định mua.
TMĐT giúp cho người tiêu dùng ra quyết định nhanh hơn, chi phí thấp hơn. Người mua chỉ cần vào mạng có thể biết được nơi nào bán hàng tốt nhất, chi phí rẻ nhất, hậu mãi tốt nhất.
Với những tiện ích như vậy thì TMĐT có những rủi ro gì?
Người tiêu dùng truyền thống qua rất nhiều trạng thái để quyết định mua hàng. Còn TMĐT đỉnh cao nhất là người bán và mua không nhìn thấy mặt, người mua tin tưởng người bán.
Người mua tin tưởng bấm nút mua hàng, bấm nút thanh toán, người bán nhìn thấy và chuyển hàng. Ở cấp độ này, người mua và bán không cần email cho nhau, không nhìn thấy mặt nhau và họ hoàn toàn quyết định dựa trên sản phẩm. Nhưng ở Việt Nam chưa đạt được mức đấy, ở Việt Nam thì đầu tiên là người ta nhìn, có những người gọi điện, gọi điện xong thì người mua đến tận nơi mua, nghĩa là vẫn phải giao dịch trực tiếp.
Còn có mức cao hơn là nhìn thấy sản phẩm trên mạng, gọi điện và chuyển hàng đến nơi rồi trả tiền. Bắt đầu lúc đấy là TMĐT phát sinh, lúc đó người mua đã nắm được thông tin và không phải di chuyển nữa. Mức thứ 3 là người mua nhìn sản phẩm trên mạng, chỉ gọi điện kiểm tra và quyết định mua hàng.
Ở mức thứ 2 và thứ 3, thì gặp rủi ro, vì đôi khi người bán gặp phải những trường hợp gọi điện nhưng không biêt địa chỉ như thế nào, người bán gặp rủi ro vì nhỡ đâu chuyển hàng tới nhưng không phải địa chỉ đấy. Mức cao hơn là có đảm bảo trước, người mua chuyển tiền trước và người bán yên tâm chuyển hàng.
Để thực hiện được bước thứ 3 tức là người mua yên tâm chuyển tiền trước thì uy tín của người bán rất quan trọng. Ở VN thì hầu hết người bán không có uy tín, các công ty ở VN mà làm cho người mua chuyển tiền trước chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Bởi vậy, Vật giá Việt Nam từ khi ra đời đã thực hiện chức năng này, công ty lấy uy tín của mình để đảm bảo với người mua về chất lượng hàng của các công ty khác. Để làm vậy, nhân viên của công ty đến tận nơi thay khách hàng kiểm chứng hàng hóa. Nếu khách hàng chuyển tiền mà không nhận được tiền thì Vật giá sẽ đền bù họ số tiền này.
Thời gian vừa qua báo Dân trí phối hợp với công an điều tra bóc trần đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công ty Muaban24. Công ty này tự nhận mình TMĐT. Vậy theo ôngMuaban24 có phải là TMĐT?
Tôi nghĩ Muaban24 không phải là TMĐT vì nó không phát sinh giao dịch. Nó chỉ là website có gian hàng, tuy nhiên trên đó không phát sinh giao dịch bán hàng giữa ông A và ông B chẳng hạn. Thực chất nó là hệ thống quản lý đa câp trên internet, trước đây có thể quản lý bằng hệ thống phần mềm, sổ sách nhưng Muaban24 quản lý hệ thống thành viên bán hàng đa cấp quản lý tập trung bằng internet.
Tại Muaban24 thì ngồi một nơi có thể kiểm tra được hiện tại hệ thống đang có bao nhiều thanh viên, hoạt động như thế nào.
Muaban24 chỉ sử dụng tên gian hàng điện tử, mở gian hàng để thu tiền. Muaban24 nói là muốn cung cấp giao dịch điện tử nhưng hội viên của họ không buôn bán gì vẫn có thể thu lợi nhuận. Kể cả nông dân không hiểu gì về interner cũng mở một gian hàng rồi lôi kéo người khác giống như mình để kiểm tiền. Ở đây Muaban24 chỉ đánh vào lòng tham của những người tiêu dùng để họ thu tiền. Người này mắc rồi lại kéo thêm người khác tạo nên mạng lưới mắc vào nhau.
Qua vụ việc hàng loạt lãnh đạo của công ty Muaban24 bị tạm giam có ản hưởng gì tới sự phát triển của TMĐT?
Tôi nghĩ không bị ảnh hưởng. Vì những đối tượng tham gia Muaban24 không phải là những đối tượng làm ăn với TMĐT. Những người đã dùng internet mua hàng thì sẽ hiểu là internet gọi là ảo thôi nhưng thực chất rất rõ ràng. Mở gian hàng trên mạng cũng cần maketting, cũng cần chăm sóc quan tâm khách hàng. Bán hàng trên mạng chỉ dùng internet để giảm chi phí thôi thực chất là giao dịch thương mại.
Với thương mại điện tử làm ăn chân chính thì sẽ mắc vào câu chuyện mở gian hàng trên mạng không bán gì mà lại thu được tiền.
Theo ông thì trong thời gian tới TMĐT sẽ phát triển như thế nào? Sự cạnh tranh thị trương TMĐT có khốc liệt không?
Hiện tại kinh tế khủng hoảng thì thương mại điện tử làm cho người bán và người mua dê chịu hơn, cả hai đều tiết kiệm chi phí. Đây là xu thể tất yếu vì thị trường Mỹ thì Ebay vẫn tăng trưởng 40%/năm thì không có cớ gì ở VN dân số internet đứng thứ 18 thế giới, càng ngày càng bùng nổ thì không có lý do phát triển chậm được. Đó là tất yếu.
Theo tốc độ tăng trường internet bây giờ thì Vatgia tăng trưởng khoảng 40 đến 50%/năm. Theo tốc độ đó thì môt tháng doanh thu của Vatgia khoảng 28 đến 30 triệu USD. Tuy nhiên, cạnh tranh thì ngày càng khốc liệt vì trên internet thì mỗi lĩnh vực chỉ tồn tại một công ty. Không thể có vài công ty cùng tồn tại với cách thức, mô hình giống nhau được. Đây là cuộc cạnh tranh một mất một còn.
Cảm ơn ông về thông tin trao đổi.
Văn Hoàng