1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Thương lái Trung Quốc cố “vét” những đợt vải cuối cùng

(Dân trí) - “Vựa vải” lớn nhất nước - Lục Ngạn, Bắc Giang - những ngày này đang trong giai đoạn cuối vụ. Tuy nhiên, rất nhiều thương lái Trung Quốc vẫn ở lại thu mua nhằm “vét” đợt vải cuối cùng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Xuất khẩu gạo Việt Nam "ghi bàn" nhờ giá thấp nhất

* VPBank “dọn đường” để đón nhận CMF

* Bỏ lại món nợ 1.700 tỉ đồng, nguyên chủ tịch HĐQT sang Mỹ ‘chữa bệnh’

* VAMC mua được 11.414 tỷ nợ xấu 6 tháng qua

Theo những dân ở thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), mùa vải chỉ kéo dài khoảng hơn 1 tháng, bắt đầu từ cuối tháng 5, đầu tháng 6 (dương lịch). Thời điểm này đang trong giai đoạn sắp cuối vụ nên lượng vải không còn nhiều, chỉ khoảng 10 ngày nữa là cơ bản vãn hết.

Thông tin từ huyện Lục Ngạn cho biết, do năm nay thời tiết thuận lợi và được chăm sóc tốt nên vải thiều được mùa. Sản lượng ước đạt khoảng 90.000 tấn, tăng 18.000 tấn so với năm 2013. Mặc dù giá bán vải năm nay không cao so với năm 2013 nhưng tổng thu nhập từ vải và các dịch vụ vẫn cao hơn năm 2013, người dân vẫn có lãi từ trồng vải.

Theo ghi nhận của PV Dân trí vào sáng sớm nay (1/7), dọc QL31 đoạn qua thị trấn Chũ, do lượng vải không nhiều nên giao thông trên tuyến đường này cũng “dễ thở” hơn những ngày trước, chỉ xảy ra ùn tắc cục bộ một vài chỗ nhưng không kéo dài. Bà con nông dân từ các nhà vườn vẫn chở vải bằng xe máy tới các điểm thu mua. Theo ghi nhận, vẫn có nhiều thương lái Trung Quốc thu mua vải ở đây, họ ra tận nơi xem vải và trả giá rất kỹ nhưng thường chỉ trả giá dao động từ 14.000 -18.000 đồng/kg.
 
Đã qua cao điểm mùa vải nên giao thông trên QL31 khá dễ thở

Đã qua cao điểm mùa vải nên giao thông trên QL31 khá "dễ thở"

Chỉ xảy ra ùn tắc cục bộ 1 số đoạn nhưng không kéo dài.

Chỉ xảy ra ùn tắc cục bộ 1 số đoạn nhưng không kéo dài.

Trao đổi với PV Dân trí, thương lái A Xuân (người Quảng Tây, Trung Quốc) cho biết: “Tôi cân vải ở đây được 3 năm rồi, hôm nay tôi cân 15.000 - 16.000 đồng/kg. Tôi cân 3 xe/ngày, mỗi xe nặng 12 tấn. Tôi thiêu thụ ở tỉnh Quảng Tây và các tỉnh lân cận của Trung Quốc”.

Thương lái A Chung cũng người Quảng Tây nói thêm, anh cũng buôn vải ở đây từ 2-3 năm nay, mang về Trung Quốc tiêu thụ. Anh đánh giá vải thiều Bắc Giang rất ngon và mẫu mã tương đối đẹp.

Một thương lái Trung Quốc trả giá 14.000 đ/kg

Một thương lái Trung Quốc trả giá 14.000 đ/kg

Một thương lái Trung Quốc trả giá 14.000 đ/kg

Nhà vườn Nguyễn Văn Hoàng (41 tuổi) ở xã Lam Dương, huyện Lục Ngạn -Bắc Giang (áo xanh) này cho biết: Hôm nay chỉ cân được 12.000đ/1kg, đầu mùa cân được 14-15.000đ/1kg. Bán cho thương lái Trung Quốc được giá cao, nhưng họ thường chọn kỹ lưỡng lắm.

Một thương lái Trung Quốc thuyết phục mua vải giá rẻ

Một thương lái Trung Quốc thuyết phục mua vải giá rẻ

Đắn đo lựa chọn

Đắn đo lựa chọn

Nhà vườn này đang đòi giá 15.000 đ/kg


Nhà vườn này đang đòi giá 15.000 đ/kg


Nhà vườn này đang đòi giá 15.000 đ/kg

Nhà vườn này đang đòi giá 15.000 đ/kg

Thương lái Trung Quốc chọn vải và trả giá rất kỹ. Nếu người bán đồng ý sẽ ghi phiếu viết giá

Thương lái Trung Quốc chọn vải và trả giá rất kỹ. Nếu người bán đồng ý sẽ ghi phiếu viết giá

Sau đó vào nhà để cân

Sau đó vào nhà để cân

Lấy phiếu tính tiền theo từng mã cân

Lấy phiếu tính tiền theo từng mã cân

Lấy phiếu tính tiền theo từng mã cân

Thương lái Vũ Thị Tâm (ở Hải Dương) cho biết, thời điểm này chỉ cân được với giá 11-13.000 đồng/kg, mỗi ngày cân khoảng 20 tấn và tiêu thụ vào Sài Gòn. Đầu mùa thì cân với giá khoảng 14-15.000 đ/kg.

Thương lái Nguyễn Thị Hằng (ở Lục Nam - Bắc Giang) mua vải đưa vào Nghệ An tiêu thụ.

Thương lái Nguyễn Thị Hằng (ở Lục Nam - Bắc Giang) mua vải đưa vào Nghệ An tiêu thụ.

Vải được ướp đá trước khi đưa lên xe chở đi

Vải được ướp đá trước khi đưa lên xe chở đi


Thương lái Trung Quốc kiểm tra kỹ lưỡng cả khâu đóng thùng...

Thương lái Trung Quốc kiểm tra kỹ lưỡng cả khâu đóng thùng...

... và đưa hàng lên xe.

... và đưa hàng lên xe.

Nguyễn Dương
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”