Thua lỗ, bán đứt khách sạn Hà Nội Fortuna

Để giải bài toán thua lỗ tại Khách sạn Hà Nội Fortuna, giải quyết nợ nần chồng chất cho cả đôi bên liên doanh, lần thứ hai kể từ năm 2008 đến nay việc chuyển nhượng phần vốn góp tại liên doanh cho phía nước ngoài được tính đến.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* VAMC sẽ được tăng vốn gấp 4 lần lên 2.000 tỷ đồng
* Cục Quản lý Dược lên tiếng vụ TGĐ VN Pharma bị bắt
* Phát hiện thêm điểm đứt mới trên tuyến cáp AAG
* Chủ tịch HĐND TPHCM xin lỗi công nhân
* Chi 2,4 tỷ USD nhập ô tô 9 tháng đầu năm
* 10 cách để không gian nội thất trở nên sang trọng hơn

Khi góp vốn vào Công ty Liên doanh Khách sạn Hà Nội Fortuna, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam kỳ vọng sẽ có thêm kinh phí hoạt động và hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, nhưng chỉ sau 7 năm hoạt động, phần lớn vốn của liên doanh đã bị mất…

Kỳ vọng lớn vào liên doanh

Ngày 13/10/1993, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam được thành lập và gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn lực. Trụ sở của Liên minh ở số 6B - Láng Hạ (Ba Đình, Hà Nội) là khu nhà cấp 4 xập xệ xuống cấp. Nguồn tài chính để hoạt động, hỗ trợ kinh tế tập thể thiếu thốn.

Trước hoàn cảnh đó, phương án hợp tác với đối tác xây dựng khách sạn 5 sao được đề xuất. Theo đó, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại 6B - Láng Hạ và Công ty Chng Holdings PTE. Ltd (Singapore) đầu tư tài chính xây dựng khách sạn 5 sao Fortuna Hà Nội.

Khách sạn Fortuna Hà Nội thua lỗ triền miên trong những năm đầu đi vào hoạt động.

Khách sạn Fortuna Hà Nội thua lỗ triền miên trong những năm đầu đi vào hoạt động.

Mục tiêu góp vốn thành lập liên doanh là có nguồn tài chính để Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có kinh phí hoạt động, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể và học tập các kinh nghiệm quản lý, quản trị hiện đại từ đối tác nước ngoài. Để hỗ trợ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Chng Holdings PTE. Ltd đã tài trợ 1 triệu USD xây dựng trụ sở của Liên minh cao 8 tầng ở 77 - Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Ngày 29/11/1994, Công ty Liên doanh Khách sạn Hà Nội Fortuna được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa Công ty TNHH Thắng Lợi (nay là Công ty TNHH nhà nước một thành viên Đầu tư - Thương mại và Du lịch Thắng Lợi - gọi tắt là Công ty Thắng Lợi) với Công ty Chng Holdings PTE. Ltd.

Liên doanh được Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp Giấy phép đầu tư số 1129/GP ngày 9/2/1995 với thời hạn hoạt động 30 năm, vốn pháp định 6 triệu USD, trong đó bên nước ngoài góp 60%, bên Việt

Nam góp 40% bằng giá trị quyền sử dụng đất kể từ ngày 9/2/1995 với giá trị hơn 1,894 triệu USD và các khoản khác do các bên thoả thuận.

Cũng theo Giấy phép đầu tư trên, hết thời hạn liên doanh 30 năm, khi công ty liên doanh kết thúc hoạt động, toàn bộ tài sản cố định của bên nước ngoài trong liên doanh được chuyển giao không bồi hoàn cho Hội đồng Trung ương Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Sau đó, khi đo đạc thực tế diện tích đất chỉ còn 3.892 m2 (chứ không phải 4.250 m2 như ước tính ban đầu) và tính tiền sử dụng đất theo quy định chỉ còn 13,6 USD/m2 mà không được áp dụng mức 16 USD/m2 như ban đầu, nên phần vốn của bên Việt Nam chưa đủ 30% vốn góp và bên nước ngoài hỗ trợ không điều kiện cho phía Việt Nam 398.000 USD còn thiếu để có đủ 30% vốn pháp định trong liên doanh.

Trên cơ sở xem xét hồ sơ và căn cứ quy định của pháp luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy phép đầu tư số 1129/GPĐC3 ngày 14/11/1997 chuẩn y việc điều chỉnh tỷ lệ vốn pháp định của hai bên trong Công ty Liên doanh Khách sạn Hà Nội Fortuna, trong đó bên Việt Nam góp 2,25 triệu USD, chiếm 30% vốn pháp định bằng giá trị quyền sử dụng 3.892 m2 đất trong thời hạn 35 năm, trị giá 1,852 triệu USD và các khoản khác do hai bên thoả thuận.
 
Qa nhiều lần điều chỉnh, cuối cùng, ngày 15/11/2007, UBND TP. Hà Nội cấp Giây chứng nhận đầu tư số 011022000093 cho liên doanh trên. Theo đó, liên doanh có tổng vốn đầu tư 35 triệu USD, vốn điều lệ là 18 triệu USD, trong đó bên Việt Nam góp 30%, trị giá 5,4 triệu USD bằng quyền sử dụng 3.482 m2 đất trong thời hạn 40 năm và các khoản khác do các bên thoả thuận.

Giải bài toán thua lỗ

Những năm đầu đi vào hoạt động, Khách sạn Fortuna Hà Nội thua lỗ triền miên. Số lỗ luỹ kế đến ngày 31/12/2002 là hơn 8,4 triệu USD, trong khi vốn điều lệ chỉ có 9 triệu USD. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2010, có 3 nguyên nhân khiến liên doanh bị thua lỗ gồm khủng hoảng tài chính, lãi vay xây dựng khách sạn cao mà chưa trả được và chi phí quản lý khách sạn cao.

Mặt khác, ông Roger Chng, Tổng giám đốc điều hành Công ty Liên doanh Khách sạn Hà Nội Fortuna đánh giá, nguyên nhân khách quan chính khiến liên doanh liên tục thua lỗ là do lúc mới thành lập, phải đầu tư xây dựng rất lớn, tiền đầu tư chủ yếu đi vay. Hơn nữa, vào thời điểm 1997 - 2003, sau đợt khủng hoảng kinh tế châu Á, lượng khách nước ngoài đến Việt Nam giảm, nên hoạt động kinh doanh của Khách sạn Hà Nội Fortuna gặp rất nhiều khó khăn.

Thỏa thuận lãi không trả được bị tính vào gốc để tính lãi tiếp đã khiến lãi suất thực vay của liên doanh lớn hơn nhiều lần so với lãi suất vay và cho vay đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do đó, liên doanh rơi vào tình cảnh không trả được gốc và lãi.

Đối với bên Việt Nam, theo đánh giá của ông Nguyễn Hải Giang, Tổng giám đốc Công ty Thắng Lợi, những năm đầu hoạt động, Khách sạn Hà Nội Fortuna gặp làn sóng suy thoái kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, Khách sạn Hà Nội Fortuna nằm ở vị trí rất chật hẹp về đường sá, không có chỗ đỗ xe ô tô, thiết bị phục vụ đã cũ. Trong khi đó, trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều khách sạn cao cấp hạng 5 sao có vị trí giao thông thuận tiện bắt đầu đi vào hoạt động.

Trước tình hình đó, HĐQT Công ty Liên doanh Khách sạn Hà Nội Fortuna đã nhiều lần họp bàn để tìm giải pháp khắc phục. Và một giải pháp được coi là tối ưu nhất lúc đó là chuyển công ty liên doanh thành công ty cổ phần để có cơ hội niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lúc ấy, để liên doanh chuyển thành công ty cổ phần, phải đảm bảo song song 2 điều kiện: vốn pháp định phải lớn hơn vốn vay và hoạt động của liên doanh phải có lãi.

Chính vì vậy, ngày 1/6/2006, các bên liên doanh đã ký Thỏa thuận thống nhất, Hornblower Boswth PTE Ltd Singapore (công ty liên doanh vay vốn đầu tư xây dựng Khách sạn Hà Nội Fortuna) được trở thành thành viên thứ ba trong liên doanh.

Theo đó, liên doanh sẽ tăng vốn điều lệ từ 9 triệu USD lên 18 triệu USD, trong đó phía Việt Nam góp 30%; điều chỉnh tỷ lệ góp vốn của đối tác nước ngoài từ 70% xuống còn 35%, đồng thời cho đối tác Hornblower là người cho vay vốn đầu tư xây khách sạn được tham gia góp vốn với tỷ lệ 35%.

Theo thỏa thuận, Hornblower góp vốn bằng cách chuyển từ khoản vốn cho vay xây dựng 9 triệu USD thành vốn góp 6,3 triệu USD và hỗ trợ số vốn còn thiếu của phía Việt Nam là 2,7 triệu USD; đồng thời miễn giảm lãi vay các năm 2002, 2003 là hơn 3,527 triệu USD và từ năm 2004, tính lãi theo số vốn vay còn lại.

Nhưng điều kiện bên nước ngoài đặt ra là xóa bỏ điều kiện chuyển giao không bồi hoàn trong Giấy phép đầu tư. Và khi liên doanh làm các thủ tục để xin cổ phần hóa thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã không chấp nhận điều kiện xóa bỏ điều khoản chuyển giao không bồi hoàn. Vì thế, liên doanh không cổ phần hóa được và bên nước ngoài không đồng ý miễn giảm lãi vay 3,527 triệu USD, cũng không hỗ trợ 2,7 triệu USD tiền góp vốn, và như vậy liên doanh sẽ quay lại thời kỳ thua lỗ.

Trước tình hình đó, đầu năm 2008, liên doanh đưa ra phương án bên Việt Nam chuyển 30% vốn góp còn lại cho bên nước ngoài, mà vẫn giữ điều kiện chuyển giao không bồi hoàn. Tháng 6/2009, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Tài chính về đề xuất này và đến ngày 27/4/2010 mới nhận được văn bản trả lời.

Đó cũng chính là thời điểm Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc thành lập, hoạt động, phê duyệt phương án chuyển nhượng phần vốn Việt Nam tại Công ty Liên doanh Khách sạn Hà Nội Fortuna cho đối tác nước ngoài và đó là lý do khiến việc chuyển nhượng phải tạm gác lại.

Sau cuộc tranh tra trên, ngày 2/7/2010, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận Thanh tra số 1937 KL-TTCP-V.II nêu rõ: “Yêu cầu Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường có phương án xử lý tình trạng kinh doanh thua lỗ và chuyển nhượng phần vốn của Công ty Thắng Lợi trong Công ty Liên doanh Khách sạn Hà Nội Fortuna hoặc tiếp tục duy trì hoạt động của Liên doanh...”.

Theo Đầu tư
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”