1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Thừa cảng biển nhỏ, dốc tiền xây cảng to

Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, ông Nguyễn Nhật, nói trong thời gian tới Nhà nước sẽ dồn nguồn lực cho các dự án trọng điểm về hàng hải để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế biển.

Theo ông Nhật, Cục hàng hải Việt Nam đã xác định 4 dự án trọng điểm sẽ được tập trung đầu tư từ nay đến năm 2020.

 

Dự án thứ nhất là Dự án cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện. Bên cạnh việc đẩy mạnh triển khai đầu tư 2 bến khởi động tiếp nhận tàu 100.000DWT để đưa vào khai năm 2016, tiếp tục kêu gọi sự quan tâm của các Nhà đầu tư phát triển cảng Lạch Huyện giai đoạn đến năm 2020 theo quy hoạch đã được phê duyệt gồm 08 bến (03 bến tổng hợp cho tàu trọng tải đến 50.000DWT và 05 bến container cho tàu trọng tải từ 50.000-100.000DWT), công suất thông qua từ 28-34 triệu tấn;

 

Dự án thứ hai là Dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, nơi có ưu thế về điều kiện tự nhiên với chiều dài đường bờ trên 10km, với độ sâu tự nhiên lớn, không tốn kém trong tư hạ tầng đê chắn sóng, luồng tàu vào cảng, cho phép tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất hiện nay 18.000TEU.
 
Thừa cảng biển nhỏ, dốc tiền xây cảng to

 

Vân Phong hiện hội tụ đủ những điều kiện cần để phát triển một cảng trung chuyển container tầm cỡ quốc tế và Chính phủ Việt Nam kêu gọi sự quan tâm của các nhà đầu tư, nhà khai thác cảng, các hàng tàu quốc tế tham gia phát triển cảng Vân Phong.

 

Năm 2007, Dự án cảng Vân Phong được phê duyệt với vốn đầu tư 3.126 tỉ đồng. Hai năm sau, chủ đầu tư là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) công bố điều chỉnh vốn đầu tư lên đến 6.177 tỉ đồng. Tháng 10/2009, dự án chính thức được khởi công, đóng được 145/1.729 cọc thì “hết tiền”.

 

Theo nguồn tin từ Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa), cơ quan này vừa có văn bản chính thức gửi Tập đoàn Vinalines, thông báo việc rút giấy phép đầu tư. Lý do rút giấy phép là chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ dự án như cam kết.

 

Các công việc “tiếp quản” siêu dự án này đang được Cục Hàng hải phối hợp với các bên liên quan đốc thúc triển khai.

 

Dự án thứ ba là Dự án nâng cấp tuyến luồng tàu biển Cái Mép Thị Vải. Đây là dự án đng được Cục hàng hải Việt Nam triển khai nghiên cứu để đảm bảo cho tàu trọng tải đến và trên 100.000DWT có thể ra vào các bến cảng khu vực Cái Mép Thị Vải thường xuyên (hiện nay tàu trên 80.000DWT phải thực hiện trong các điều kiện hạn chế hành hải);

 

Dự án thứ tư là luồng cho tàu trọng tải 10.000DWT (20.000DWT giảm tải) vào sông Hậu. Đây là dự án đang được Cục Hàng hải Việt Nam triển khai bằng nguồn vốn ngân sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và phát triển giao thương hàng hóa cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

 

“Việt Nam tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ đồng bộ thống hạ tầng thiết yếu trong đó có hệ thống giao thông ngành hàng hải gồm hệ thống các cảng biển, các cơ sở đóng sửa chữa tàu, đội tàu biển, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế... để đáp ứng yêu cầu hội nhập”, ông Nhật nói.

 

Với những định hướng mở trong đầu tư hạ tầng ngành hàng hải, Việt Nam luôn chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, hợp tác đầu tư vào lĩnh vực hàng hải.

 

Kêu gọi đầu tư cảng Vũng Áng theo hình thức PPP

 

Cục hàng hải Việt Nam cho biết với chủ trương đa dạng hóa hình thức đầu tư , khai thác và quản lý cảng biển, bến cảng số 3 cảng Vũng Áng đang được kêu gọi đầu tư theo mô hình công tư kết hợp (PPP).

 

Khu kinh tế Vũng Áng – Hà Tĩnh là một trong 5 khu kinh tế ven biển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ưu tiên phát triển giai đoạn 2013-2015.

 

Cảng Vũng Áng với hai khu bến đưa vào quản lý, khai thác hiệu quả đã tạo tiền đề cho việc xem xét đầu tư các bến tiếp theo nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của Hà Tĩnh và khu vực lân cận cũng như hàng hóa xuất nhập khẩu và quá cảnh của nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.

 

Cục Hàng hải Việt Nam đã phê duyệt quy hoạch xây dựng bến cảng chuyên dùng Khu liên hợp Gang thép Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh bao gồm 13 bến cảng trong giai đoạn I, trong đó bố trí 3 bến cho tàu có trọng tải 300.000 DWT, 2 bến cho tàu trọng tải 200.000 DWT, và 8 bến còn lại cho các cỡ tàu từ 10.000 đến 70.000 tấn.

 

Cảng Sơn Dương sau khi hoàn thành sẽ trở thành cảng chuyên dụng lớn nhất Việt Nam cho tàu tải trọng 300.000 DWT ra, vào làm hàng phục vụ nhà máy luyện thép và nhiệt điện. Cảng biển Vũng Áng - Sơn Dương thực sự là một cửa mở lớn của khu vực Bắc Miền Trung thúc đẩy đầu tư phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ riêng tỉnh Hà Tĩnh mà còn là đầu mối thúc đẩy hành lang kinh tế từ cảng biển Sơn Dương – Vũng Áng qua cửa khẩu Cầu Treo sang nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.

 

Theo Ánh Minh

VietnamNet

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm