1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

ĐBSCL:

Thị trường khô “nhâm nhi” hối hả vào mùa

(Dân trí) - Trong lúc các loại thực phẩm như: kẹo, mứt,…phục vụ ngày tết “nóng” lên từng ngày thì thị trường khô cũng “sục sôi” không kém. Bởi lẽ, trong những ngày Tết, món khô trở thành đồ nhắm không thể thiếu trong các bữa tiệc.

Ở ĐBSCL có mùa nước nổi rơi vào tháng 7 âm lịch kéo dài đến hết tháng 10 âm lịch. Vào mùa này, người dân sống ở các tỉnh “đón” lũ nhiều như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An,…phải “trầy trật” sống chung với lũ. Tuy nhiên từ lâu bà con đã biết tận dụng mùa nước nổi để làm ăn, tranh thủ đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hai sản,…nếu ít thì họ trao đổi mua bán trong ngày, còn nhiều thì làm khô, làm mắm,…thông thả bán vào những thời điểm “hút hàng” để được giá cao.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Chuyện gì đã xảy ra với EVN và ABBank?

Tết này, không lo… thiếu Tiền

Từ thói quen này, dần dà người dân biết khai thác để mở rộng qui mô chế biến trở thành những làng nghề chuyên làm khô ở huyện Thoại Sơn, Chợ Mới (An Giang), huyện Tam Nông (Đồng Tháp) trứ danh nhất miền Tây như: khô cá lóc, cá sặc, cá chạch,… hàng năm cung cấp một lượng lớn khô cho khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Đặc biệt vào những ngày cuối năm khi đến làng khô ở An Giang, Đồng Tháp,…không khí chế biến khô, mua bán càng trở nên sôi động, nhộn nhịp khi 10 năm trở lại đây các loại khô trở thành đồ nhắm khoái khẩu của mọi tầng lớp trong các bữa tiệc, nhất là ngày tết.
Thị trường khô “nhâm nhi” ngày tết hối hả vào mùa
Đến các làng nghề chuyên làm khô vào những ngày cuối năm không khí chế biến, mua bán càng trở nên sôi nổi

Chị Út Tiền – chủ tiệm khô Út Tiền ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông cho biết: “Ban đầu ở làng khô này chỉ có 1,2 hộ làm khô, bây giờ số đó tăng lên gấp chục lần. Bởi thế, thật tình mà nói khô các lóc tự nhiên không còn nữa, chủ yếu là dựa vào nguồn cá lóc nuôi khi thời gian gần đây nguồn nguyên liệu này trở nên dồi dào khi nghề nuôi cá lóc phát triển dữ dội ở địa phương cũng như các tỉnh khác.”

Theo chị Út thông thường để có 1 kg khô cá lóc thì phải mất từ 3 - 4kg cá tươi và phải trải qua nhiều công đoạn như  làm sạch cá, ướp muối, thêm gia vị và phơi nắng từ 2 – 3 ngày mới thành phẩm được.

Chị Mai – chủ một cơ sở làm khô ở huyện Chợ Mới cho biết: “Mấy năm trở lại đây, đặc biệt là vào những ngày cuối năm thế này cơ sở tôi phải tăng công suất làm việc lên gấp 2 -3 lần để có đủ hàng cung cấp cho các thương lái ở các TP lớn như Cần Thơ, TP. HCM,... hiện tại giá cá khô cá lóc từ 180.000-260.000 đồng/kg.”

Ngoài ra, chị Mai cho biết tại cơ sở của chị còn làm các loại khô đặc sản khác như cá sặc rằn, cá chạch, cá nhái,… Theo chị Mai đây cũng là những loại khô rất hút hàng trong ngày tết, giá bán giao động từ 160.000 – 250.000 đồng/kg theo tuỳ loại. Như cơ sở của chị vào những ngày cuối năm thế này cung ứng từ 300 – 500 kg khô.

Chị Nguyễn Thị Vân – chủ một sạp khô ở TP Châu Đốc cho biết: “Kinh doanh mặt hàng này chỉ ăn nên làm ra nhất là 1,2 tháng giáp tết, trung bình mỗi ngày bán lẻ và sỉ cho các sạp khác ở các tỉnh miền Tây từ vài trăm ký khô, chủ yếu là khô cá lóc, cá chạch và cá sặc rằn.”

Theo chị Vân, nhìn chung các loại khô năm nay giá cả không tăng, vẫn giữ giá ở mức từ 180.000 – 250.000 đồng/kg tuỳ loại. Ngoài ra chị Vân và một số chủ sạp chuyên kinh doanh khô ở chợ Châu Đốc, Long Xuyên còn giới thiệu một số loại khô đặc biệt, như khô rắn, khô nhái (còn được gọi với cái tên rất “kêu” là vũ nữ chân dài - PV),… có giá thấp nhất từ 200.000 – 400.000 đồng/kg, tuy giá cao nhưng vì tết đến các loại khô này cũng đang hút hàng.

Cá tươi được làm sạch, xẻ đôi, ướp gia vị

Cá tươi được làm sạch, xẻ đôi, ướp gia vị

và mang ra phới 2 -3 ngày như thế này

và mang ra phơi 2 -3 ngày như thế này

 
Đa số các loại khô ở miền Tây được người dân làm thủ công là chính

Đa số các loại khô ở miền Tây được người dân làm thủ công là chính.
Khô các chạch một nắng rất được khách hàng ưa chuộn

Khô cá chạch một nắng rất được khách hàng ưa chuộng.

Khô cá tra

Khô cá tra

Cá sặc rằn có giá từ 300.000 - 400.000 đồng/kg

Cá sặc rằn có giá từ 300.000 - 400.000 đồng/kg.

Còn đây là khô vũ nữ chân dài độc nhất ở miền Tây.

Còn đây là khô "vũ nữ chân dài" độc nhất ở miền Tây.

Và loại khô này chỉ có nhiều ở huyện Tịnh Biên (An Giang) có giá từ 250.000 - 300.000 đồng/kg

Và loại khô này chỉ có nhiều ở huyện Tịnh Biên (An Giang) có giá từ 250.000 - 300.000 đồng/kg


Nguyễn Hành

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước