Thang máy cảnh báo đột quỵ trong gia đình
(Dân trí) - Đột quỵ ở người già, người trẻ tuổi, thậm chí là trẻ em, hiện tượng này không còn hiếm gặp. Nhất là vào thời tiết lạnh ở miền Bắc khoảng gần đây.
Tại Việt Nam hiện nay, mỗi năm có khoảng hơn 200.000 người bị đột quỵ. Tính trung bình cứ 6 người thì một người có nguy cơ bị đột quỵ. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là người trung niên tuổi từ 55 trở lên. Mặc dù vậy, những năm gần đây, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng, chiếm một tỷ trọng lớn.
Đột quỵ thường gặp nhiều ở người cao tuổi, tuổi càng cao nguy cơ đột quỵ càng cao, tuổi thường gặp nhất của đột quỵ từ 60 - 70. Tuy nhiên, người trẻ những năm gần đây đột quỵ cũng ngày càng nhiều. Theo phân tích của các nhà khoa học, nguyên nhân của tình trạng trên là do việc béo phì, lạm dụng bia rượu, chất kích thích, thuốc lá, hay tình trạng căng thẳng kéo dài, ít vận động làm cho đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Các bệnh lý bẩm sinh như bất thường về tim, đặc biệt là bệnh rung nhĩ, bệnh huyết học, hay dị dạng mạch máu não cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ gia tăng.
Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ đâu, kể cả ở trong nhà. Nhưng nếu đột quỵ khi bên cạnh bạn không có người thì sẽ rất nguy hiểm: không người phát hiện, không ai trợ giúp, không thể sơ cấp cứu. Trong khi đó, việc thời tiết diễn biến khó lường, tình trạng rét đậm rét hại vốn đã là khắc tinh của người già nay càng đáng sợ hơn nữa. Điều này dẫn đến nguy cơ đột quỵ tăng cao, đặc biệt là với người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Trong các các gia đình xuất hiện một mối đe dọa tiềm ẩn bởi khi không có ai ở nhà, tình trạng đột quỵ không có người biết dẫn đến nạn nhân tử vong là điều vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, nhiều biện pháp đã được các gia đình áp dụng là sử dụng nhà thông minh, thuê người giúp việc, lắp camera theo dõi, dùng các loại thuốc mà thiên hạ đồn là "thần dược" để bảo vệ sức khỏe,... và những biện pháp khác để ngăn chặn tối đa rủi ro.
Không chỉ đầu tư từ dược liệu, nhiều gia đình đã bắt đầu quan tâm tới tất cả những trang thiết bị trong gia đình để bảo vệ sức khỏe. Thang máy gia đình hiện nay đã có chức năng Cảnh báo đột quỵ SWS (Stroke Warning System). Hệ thống này hoạt động như sau: Khi có người bị kẹt trong cabin bị mất ý thức như: đột quỵ, ngất,... không có khả năng sử dụng các tính năng của hệ thống tự cứu hộ SRS hoặc hệ thống tự động liên lạc khẩn cấp không dây Emcall, hệ thống này sẽ tự kích hoạt và gửi tin nhắn đến trung tâm dịch vụ để cứu hộ kịp thời. Thay vì người dùng phải lo lắng, bồn chồn, thường xuyên dành thời gian check camera hay gọi điện hỏi tình hình người thân thì SWS đã sẵn sàng cảnh báo. Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật khi nhận được tín hiệu sẽ có các biện pháp xử lý nhanh nhất cho người đột quỵ.
Hệ thống cảnh báo đột quỵ SWS rất phù hợp lắp đặt tại Việt Nam bởi đặc thù khí hậu khắc nghiệt, mùa đông lạnh, những ngôi nhà dân lại không có bộ phận an ninh, giám sát chặt chẽ. Hơn nữa, người trẻ tuổi, người trung niên thường ra ngoài làm việc, còn ở nhà thì ông bà và các cháu tự chăm sóc nhau cũng khiến việc phát hiện và cứu hộ gặp nhiều bất cập.
Bạn có thể tham khảo Thang máy gia đình Gama - GamaLift để được tư vấn lắp đặt Hệ thống Cảnh báo đột quỵ SWS. Đây là công ty uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thang máy, chuyên cung cấp những dòng thang máy nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu với dịch vụ Gama Service chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo. Tiên phong giải pháp thang máy gia đình cao cấp, GamaLift đã đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào thang máy như: Hệ thống người dùng tự cứu hộ SRS (Self Rescue System), Hệ thống liên lạc khẩn cấp Emcall (Emergency Call), Quạt thông gió công nghệ Plasmacluster, Hệ thống khử trùng CARe, Hệ thống kiểm soát lối vào thông minh SES (Smart Entry System), Hệ thống cảnh báo ngập nước FDS (Flood Detection System), Hệ thống đèn thay đổi cường độ biến thiên trong ngày SLS (Smart Lighting System),...
Trong bất cứ tình huống nào, sức khỏe con người vẫn là ưu tiên hàng đầu. Hãy chú ý giữ gìn thân thể và tham khảo kỹ các biện pháp để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.