Tham nhũng vặt: Gi gỉ gì gi, làm gì cũng phải "lót tay"

(Dân trí) - Người dân phải chi thêm để nhận được sổ đỏ, vào làm việc ở cơ quan Nhà nước, nhận giấy phép xây dựng và thậm chí là để được quan tâm hơn khi đi khám chữa bệnh cũng như con cái họ được quan tâm hơn ở trường.

"Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công" có mức tăng mạnh nhất trong 6 yếu tố cấu thành nên Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2013 với mức tăng 4,24%. Đây là dấu hiệu đáng khích lệ cho dù không đáng kể, báo cáo nghiên cứu của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cùng các cơ quan hữu quan Việt Nam viết.

Nguồn: Báo cáo PAPI 2013
Nguồn: Báo cáo PAPI 2013

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Bộ trưởng Thăng: Loại ngay nhà đầu tư "tay không...

* NATO lo ngại Nga “ra đòn chớp nhoáng” với Ukraine

* Biệt thự, liền kệ cạnh tranh với chung cư bình dân

* Chưa có kết quả thanh tra giá sữa

"Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công" được đo lường bằng 4 yếu tố thành phần. Trong đó, kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương năm 2013 tăng nhưng cao hơn không đáng kể so với năm 2011 và 2012. Tương tự như năm 2011 và 2012, hầu như không có địa phương nào không có 5 loại hình tham nhũng trong chính quyền địa phương.

Các tỉnh miền Trung và phía Nam dường như vẫn là những địa phương được người dân cho ít có các hiện tượng tham nhũng xảy ra hơn. Trong số 5 thành phố trực thuộc trung ương, Hải Phòng và Hà Nội thuộc nhóm 15 địa phương cuối bảng. Đà Nẵng và TPHCM cũng chỉ thuộc nhóm đạt điểm trung bình trong khi Cần Thơ thuộc về nhóm có điểm số cao.

30% người được hỏi phải chi thêm tiền để nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, so với 29% của năm 2012 và 21% của năm 2011. Trong khi đó, 34% số người được hỏi phải chi thêm tiền để nhận được giấy phép xây dựng, tăng đều trong 2 năm vừa qua.

Số người cho rằng cán bộ chính quyền dùng tiền công quỹ vào mục đích riêng giảm nhẹ từ 21% xuống 20% trong năm 2013 nhưng tăng so với chỉ 13% của năm 2011.

Công bằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực Nhà nước là chỉ số hầu như không thay đổi trong 3 năm qua. 44% người được hỏi cho rằng phải đưa "lót tay" để xin được việc vào làm cơ quan nhà nước, bằng so với năm 2012 nhưng tăng mạnh so với 28% của năm 2011.

Việc đưa "lót tay" để có thể được việc làm trong khu vực công còn rất phổ biến trong khi quan hệ cá nhân với người có chức, có quyền trong bộ máy Nhà nước vẫn đóng vài trò quan trọng đối với những người mong muốn theo duổi có được việc làm trong khu vực này.

Ngay một số tỉnh top đầu như Bình Dương, Long An, Tiền Giang dường như kiểm soát tốt hơn hiện tượng tuyển dụng nhân lực dựa trên mối quan hệ thân quen, nhưng khoảng cách về điểm của những địa phương này với điểm tối đa còn rất xa.

Chỉ số kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công, phản ánh mức độ hiệu quả kiếm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ y tế công cộng và giáo dục tăng nhẹ so với kết quả khảo sát của 2 năm trước. Người dân được hỏi trên phạm vi toàn quốc dường như ít thấy sự thay đổi trong hiệu quả kiểm soát tham nhũng ở 2 lĩnh vực này.

40% số người được hỏi cho rằng có hiện tượng phải đưa hối lộ khi đi khám, chữa bệnh ở bệnh viện công lập tuyến huyện/quận để được quan tâm hơn. 

Đồng thời, tỷ lệ số người đồng ý với việc phải chi thêm tiền để con em được quan tâm hơn tăng lên 27%, so với mức chỉ 17% của 2 năm trước. Báo cáo cho rằng, giải quyết vấn đề vòi vĩnh, hối lộ ở các trường tiểu học vẫn còn là thách thức lớn đối với tất cả các tỉnh, thành phố.

Điểm đáng lưu ý là dường như không có biến chuyển nào ở chỉ số quyết tâm chống tham nhũng ở cấp độ địa phương. Khả năng chịu đựng sự vòi vĩnh của cán bộ công chức đối với người dân dường như gia tăng qua thời gian.

Khi được hỏi về số tiền đòi hối lộ phải lớn tới mức nào thì người dân bắt đầu tố cáo cán bộ UBND xã phường hoặc công an xã/phường vòi vĩnh, trung bình toàn quốc, mức tiền tăng mạnh từ 5,15 triệu đồng năm 2012 lên 8,18 triệu đồng năm 2013.

Khi được hỏi về trải nghiệm thực tế với các hành vi tham nhũng ở địa phương, người dân có xu hướng e dè. Có tới 96,49% số người được hỏi cho biết họ không bị cán bộ, công chức trực tiếp vòi vĩnh, đòi đưa hối lộ, tương đương với tỷ lệ quan sát được năm 2011 và 2012. Quảng Ngãi là tỉnh có tỷ lệ thấp nhất, cũng đạt 86,24%

Bên cạnh đó, quyết tâm từ phía người dân trong phòng, chống tham nhũng có xu hướng giảm dần. Theo kết quả khảo sát năm 2013, chỉ có 17 người trong số 336 người bị cán bộ chính quyền hoặc công án cấp xã/phường vòi vĩnh trên phạm vi toàn quốc tố cáo.

48,4% cho rằng tố cáo cũng không mang lại lợi ích gì; 8,9% sợ bị trù úm, trả thù; 11,5% cho rằng thủ tục tố cáo quá rườm ra trong khi khoàng 16% không biết tố cáo thế nào.

Chỉ số PAPI gồm sáu chỉ số nội dung chính: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công và Cung ứng dịch vụ công.

Kết quả PAPI 2013 cho thấy, Quảng Bình là địa phương duy nhất nằm trong nhóm tỉnh thành phố đạt điểm cao nhất ở cả 6 chỉ số nội dung, trong khi Bắc Giang lại thuộc về nhóm địa phương đạt điểm thấp nhất ở cả 6 chỉ số nội dung.

Trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ thuộc nhóm đạt điểm cao nhất trong khi Hà Nội và Hải Phòng thuộc nhóm đạt điểm trung bình cao.
 
Lam Thanh

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước