1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Thái Lan “thất bại thảm hại” với chính sách lúa gạo

(Dân trí) - Nhiều hộ nông dân ngập trong cảnh nợ nần, những khoản thua lỗ hàng tỷ USD cho ngân sách, và Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị điều tra tham nhũng là một vài trong số những hậu quả không mong đợi từ chính sách trợ giá lúa gạo mà Chính phủ Thái Lan áp dụng.

Thu hoạch lúa ở Thái Lan - Ảnh:
Thu hoạch lúa ở Thái Lan - Ảnh: Bloomberg.


Ở làng Ban Non Son thuộc vùng Đông Bắc của Thái Lan, gia đình lão nông 64 tuổi Thongma Kaisuan đang đau buồn vì cái chết bất ngờ của ông. Tháng trước, ông Thongma treo cổ tự vẫn. Nguyên nhân của hành động này được cho là có liên quan nhiều tới nỗ lực của Bangkok nhằm giành quyền kiểm soát giá lúa gạo trên thị trường thế giới.

Cách đây hai năm rưỡi, Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra bắt đầu thực hiện chương trình nhằm hỗ trợ thu nhập cho khu vực nông thôn bằng cách thua mua thóc gạo từ nông dân với giá 18.000 Baht, tương đương 550 USD, mỗi tấn, cao gấp rưỡ

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Mỹ yêu cầu Trung Quốc từ bỏ đường 9 đoạn phi pháp trên biển Đông

Bất động sản năm 2014: Nhà xã hội giúp nhà giá rẻ lên ngôi

Vàng ơi là… vàng!

Đà Nẵng: Thịt, trái cây vẫn “ăn Tết”, cá, rau xanh hạ nhiệt

i so với giá thị trường.

Ở thời điểm đó, bà Yingluck cùng các cố vấn của bà tin rằng, họ có thể đẩy giá gạo toàn cầu gia tăng bằng cách găm lúa gạo của Thái Lan trong những nhà kho khổng lồ. Trên thực tế, vào năm 2008, khi một số nước như Việt Nam và Ấn Độ lo ngại về tình trạng giá lương thực trong nước tăng và tạm thời hạn chế xuất khẩu gạo, giá gạo toàn cầu đã tăng vọt từ mức 300 USD/tấn lên 1.200 USD/tấn.

Nhưng chính sách của bà Yingluck chỉ thành công ở một cấp độ nào đó. Nhiều ngôi làng ở vùng nông thôn của Thái Lan bất ngờ nhận được những khoản tiền lớn nhờ bán gạo cho Chính phủ. Tin vào sự hỗ trợ của Chính phủ, người nông dân trồng lúa ở nước này mạnh tay mua sắm, thậm chí là vay nợ để mua sắm và hy vọng sẽ có tiền bán lúa gạo giá cao để trả sau. Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Thái Lan, nợ của các hộ gia đình nước này đã vượt ngưỡng cao nguy hiểm là 80% GDP.

Chẳng bao lâu sau, bi kịch đã xảy đến với nhiều gia đình như gia đình lão nông Thongma. Ông Thongma vay 400.000 Baht, tương đương khoảng 12.000 USD, từ một hợp tác xã nông nghiệp để mua cho con rể một chiếc xe tải làm dịch vụ chở thuê.

“Chúng tôi tự tin vay tiền vì có vẻ chương trình của Chính phủ sẽ đem đến thu nhập đều đặn để chúng tôi có thể trả nợ”, bà vợ góa của ông Thongma nói. Nhưng thực tế không như những gì họ nghĩ.  Khi không trả được nợ vì không được Chính phủ trả tiền đúng hạn, ông Thongma quyết định tìm đến cái chết.

Theo tờ Wall Street Journal, việc tính toán thời điểm áp dụng chính sách trợ giá lúa gạo của Thái Lan là một sai lầm lớn. Ngay khi nước này bắt đầu găm hàng lúa gạo, Ấn Độ nối lại xuất khẩu mặt hàng này sau một thời gian dài tạm ngưng. Các nước nhập khẩu gạo lớn như Philippines do lo ngại về biến động giá gạo đã bắt đầu sản xuất nhiều gạo hơn. Kết quả là, giá gạo thế giới giảm từ mức đỉnh hơn 1.000 USD/tấn vào năm 2008 xuống ngưỡng hiện nay vào khoảng 390 USD/tấn.

Tích trữ một kho gạo tạm trữ khổng lồ, Chính phủ Thái Lan không thể bán được với mức giá nào gần sát với mức giá mua vào. Mức thua lỗ trên giấy tờ trong hai năm đầu tiên áp dụng chính sách này 2011 và 2012 lên tới 4 tỷ USD. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Pridiyathorn Devakula ước tính, tổng mức thua lỗ của chương trình có thể lên tới 12 tỷ USD.

Các nhà phân tích thuộc công ty CIMB Securities tính toán, chính sách tạm trữ lúa gạo tiêu tốn của Bangkok mỗi năm 9,2 tỷ USD, tương đương 2,5% GDP của nước này. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng dài hạn của chương trình đối với nền kinh tế Thái.

Lâm vào tình trạng cạn tiền, chương trình tạm trữ lúa gạo của Thái Lan đến nay phải trì hoãn việc thanh toán tiền mua lúa gạo từ nông dân. Thực trạng này đã làm dấy lên các cuộc biểu tình phản đối Chính phủ của bà Yingluck ngay trên các đường phố ở Bangkok. Những người biểu tình cho rằng, chương trình trợ giá lúa gạo là một bằng chứng cho thấy sự bất cẩn trong chính sách lấy lòng dân của nhà Shinawatra.

Cơ quan chống tham nhũng của Thái Lan hiện đang thúc đẩy một cuộc điều tra tham nhũng trong đó bà Yingluck có thể bị buộc tội phớt lờ mức độ thua lỗ mà chương trình trợ giá lúa gạo gây ra. Khi đó, bà có thể xét xử ở Thượng viện Thái Lan, thậm chí là bị cách chức Thủ tướng.

Một số ngân hàng của Thái Lan hiện không muốn cung cấp vốn cho chương trình lúa gạo trong bối cảnh áp lực chính trị đối với Chính phủ bà Yingluck ngày càng lớn. Theo Bộ Thương mại Thái Lan, việc điều tra tham nhũng đối với bà Yingluck đã dẫn tới việc Trung Quốc hủy kế hoạch mua 1,2 triệu tấn gạo của nước này.

Nhiều nông dân Thái Lan thậm chí đang đòi lại gạo đã bán cho Chính phủ để có thể bán trên thị trường tự do và nhận tiền ngay. Một số khác chặn đường đòi tiền Chính phủ. Đã xảy ra những vụ tự tử vì nợ nần liên quan tới chương trình tạm trữ lúa gạo. Ngoài vụ ông Thongma treo cổ, cảnh sát Thái cho biết còn có một trưởng bản ở Sisaket cũng treo cổ vì không đòi được tiền bán gạo.

Lịch sử cho thấy, những ai từng cố gắng kiểm soát thị trường hàng hóa toàn cầu nhằm đẩy giá lên và tìm kiếm lợi nhuận đều vấp phải thất bại.

Vào thập niên 1970, anh em nhà tỷ phú dầu lửa người Mỹ Hunt đã tìm cách thao túng thị trường ngô và bạc, chỉ để rồi thua lỗ “chỏng vó”. Đến thập niên 1990, nhà giao dịch đồng Yasuo Hamanaka của Sumimoto Corp. gom 5% nguồn cung đồng của thế giới, rốt cục “mất đứt” 2,6 tỷ USD. Ngoài ra, còn có rất nhiều vụ đầu cơ vàng, kẽm, thậm chí là gia vị hành lâm cảnh thất bại. Và giờ, Chính phủ Thái tiếp tục ghi danh vào danh sách những nhà đầu cơ nếm mùi thất bại.

Phương Anh
Theo Wall Street Journal

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước