Tập đoàn Đông Nam Á càn quét doanh nghiệp Việt
Không chỉ các tập đoàn đến từ Mỹ hay châu Âu mà nhiều tập đoàn lớn trong khu vực Đông Nam Á đang thò bàn tay thâu tóm các DN Việt Nam. Những cái tên mới lạ nhưng đang gây nên những cú sốc M&A ở Việt Nam.
SCG mua Prime Group với gần 5000 tỷ đồng
Prime Group là tập đoàn đầu tư đa ngành, đầu tư chủ yếu trên các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng nhất là gạch ốp lát. Prime Group hiện có công suất 75 triệu m2 gạch mỗi năm và chiếm 20% thị phần gạch trong nước.
Siam Cement Group (SCG) là một DN lớn nhất Thái Lan hoạt động tập trung vào 5 lĩnh vực chính là hóa dầu, giấy, xi măng, vật liệu xây dựng và phân phối.
Mới đây, SCG lại định giá Prime ở mức 280 triệu USD (khoảng 5,8 nghìn tỷ đồng). Mức giá này cao hơn nhiều so với giá trị thực của Prime Group. Được định giá cao, các cổ đông của Prime không ngần ngại bán cổ phần cho Prime, và kết quả là SCG mua lại 85% cổ phần của Prime Group với giá khoảng gần 5 nghìn tỷ đồng.
SCG coi Việt Nam thị trường chiến lược và bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam từ năm 1992 và hiện có 17 công ty với tổng giá trị tài sản hơn 370 triệu USD, doanh thu 300 triệu USD với hơn 2.300 nhân viên Việt Nam. Ngoài ra, SCG cũng đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác ở Việt Nam như Tổ Hợp Hóa Dầu tại miền Nam Việt Nam.
Prime Group là tập đoàn đầu tư đa ngành, đầu tư chủ yếu trên các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng nhất là gạch ốp lát. Prime Group hiện có công suất 75 triệu m2 gạch mỗi năm và chiếm 20% thị phần gạch trong nước.
Siam Cement Group (SCG) là một DN lớn nhất Thái Lan hoạt động tập trung vào 5 lĩnh vực chính là hóa dầu, giấy, xi măng, vật liệu xây dựng và phân phối.
Mới đây, SCG lại định giá Prime ở mức 280 triệu USD (khoảng 5,8 nghìn tỷ đồng). Mức giá này cao hơn nhiều so với giá trị thực của Prime Group. Được định giá cao, các cổ đông của Prime không ngần ngại bán cổ phần cho Prime, và kết quả là SCG mua lại 85% cổ phần của Prime Group với giá khoảng gần 5 nghìn tỷ đồng.
SCG coi Việt Nam thị trường chiến lược và bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam từ năm 1992 và hiện có 17 công ty với tổng giá trị tài sản hơn 370 triệu USD, doanh thu 300 triệu USD với hơn 2.300 nhân viên Việt Nam. Ngoài ra, SCG cũng đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác ở Việt Nam như Tổ Hợp Hóa Dầu tại miền Nam Việt Nam.
Tại Việt Nam, SCG hiện đã đầu tư vào khá nhiều công ty như: Công ty sản xuất các sản phẩm và tổ hợp bê tông Việt Nam, Công ty Việt-Thái Plastchem, Công ty TPC Vina, Công ty Chemtech, Công ty Vật liệu nhựa Minh Thái, Công ty giấy Vina Kraft, Công ty New Asia Industries, Công ty cổ phần SX Bao bì Alcamax Packaging, Công ty CPAC Monier Vietnam, Công ty SCG Trading Việt Nam và Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Bửu Long, Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong và Công ty cổ phần nhựa Bình Minh.
NawaPlastic nắm Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong
Giữa năm 2012, NawaPlastic, một doanh nghiệp liên quan tới SCG, cũng đã gom một lượng lớn cổ phần của Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong.
Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong là 2 doanh nghiệp nhựa xây dựng hàng đầu Việt Nam. Còn The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd thuộc tập đoàn Thai Plastic and Chemicals.
Công ty nhựa Thái Lan này đã mua vào hơn 9,82 triệu cổ phiếu NTP của Nhựa Tiền Phong và 5,85 triệu cổ phiếu BMP của Nhựa Bình Minh. Như vậy, hiện tại, Nawaplastic đang nắm giữ 16,7% cổ phần của Nhựa Bình Minh và 22,7% cổ phần của Nhựa Tiền Phong và trở thành cổ đông lớn của cả 2 doanh nghiệp sản xuất ống nhựa xây dựng hàng đầu trong nước.
Wilmar và thị trường dầu ăn Việt Nam
Wilmar là một trong những doanh nghiệp lớn nhất Singapore về vốn hóa thị trường và doanh thu đồng thời là một trong những doanh nghiệp lớn nhất châu Á trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiện nay, Wilmmar là công ty lớn nhất thế giới về trồng, chế biến và kinh doanh dầu cọ với mạng lưới phân phối tại hơn 50 quốc gia. Tại Trung Quốc, Wilmar là nhà sản xuất dầu ăn đóng chai lớn nhất với khoảng 50% thị phần.
Wilmar nắm 68% cổ phần của Công ty Dầu thực vật Cái Lân (Calofic). Calofic chiếm khoảng trên 55% thị phần dầu ăn đóng chai. Các sản phẩm dầu ăn của Caloficnooit tiếng gồm gồm có Neptune, Simply, Meizan...
Năm 2011, Calofic đạt hơn 10.500 tỷ đồng doanh thu và 250 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, bỏ xa doanh nghiệp có thị phần thứ 2 là Tường An với doanh thu và lợi nhuận năm ngoái là hơn 4.400 tỷ và 25 tỷ đồng.
Tại Việt Nam, Wilmar còn một công ty con khác là Công ty Wilmar Agro Việt Nam, trụ sở chính tại Cần Thơ với hoạt động chính là kinh doanh cám gạo và cám gạo giàu đạm với thương hiệu Cám Vàng, được cung cấp cho các đơn vị sản xuất thức ăn gia súc và thủy sản cả nước. Năm 2011, Wilmar Agro Vietnam đạt gần 1.000 tỷ doanh thu và 42 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Ayala và kế hoạch thâu tóm ngành nước TP.HCM
Ayala là một trong những tập đoàn tư nhân lớn và giàu truyền thống nhất tại Philippines với tổng tài sản 8,5 tỉ USD, hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, cung cấp và phân phối nước sạch, tài chính ngân hàng và viễn thông.
Năm 2008, Ayala thâm nhập thị trường Việt Nam với dự án giảm thất thoát nước vùng 1 của TP. HCM trị giá 44 triệu USD. Tháng 11/2011, liên danh Manila Water, Mitsubishi và CTCP Cơ điện lạnh REE đã đề xuất với Sawaco triển khai dự án tương tự tại các vùng 4, 5 và 6. Tháng 12/2011, Ayala mua lại 49% cổ phần CTCP BOO Nước Thủ Đức từ tay Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) với giá 42,6 triệu USD.
Tháng 4/2012, TGĐ Manila Water là ông Gerardo C. Ablaza, Jr. đã được bầu vào HĐQT của CII. Tháng 5/2012, tập đoàn này đã mua 10% cổ phần CP của CII và Manila Water, một công ty con của Ayala đang là đối tác của CII và Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) trong các dự án xây dựng nhà máy nước và mạng phân phối nước.
Jollibee thống trị Highlands Coffee và phở 24
Thông tin Highlands Coffee mua 100% cổ phần của Phở 24 vào đầu năm 2012 cũng khiến không ít người ngạc nhiên. Phở 24 là một trong những mô hình franchise thành công tại Việt Nam.
NawaPlastic nắm Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong
Giữa năm 2012, NawaPlastic, một doanh nghiệp liên quan tới SCG, cũng đã gom một lượng lớn cổ phần của Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong.
Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong là 2 doanh nghiệp nhựa xây dựng hàng đầu Việt Nam. Còn The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd thuộc tập đoàn Thai Plastic and Chemicals.
Công ty nhựa Thái Lan này đã mua vào hơn 9,82 triệu cổ phiếu NTP của Nhựa Tiền Phong và 5,85 triệu cổ phiếu BMP của Nhựa Bình Minh. Như vậy, hiện tại, Nawaplastic đang nắm giữ 16,7% cổ phần của Nhựa Bình Minh và 22,7% cổ phần của Nhựa Tiền Phong và trở thành cổ đông lớn của cả 2 doanh nghiệp sản xuất ống nhựa xây dựng hàng đầu trong nước.
Wilmar và thị trường dầu ăn Việt Nam
Wilmar là một trong những doanh nghiệp lớn nhất Singapore về vốn hóa thị trường và doanh thu đồng thời là một trong những doanh nghiệp lớn nhất châu Á trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiện nay, Wilmmar là công ty lớn nhất thế giới về trồng, chế biến và kinh doanh dầu cọ với mạng lưới phân phối tại hơn 50 quốc gia. Tại Trung Quốc, Wilmar là nhà sản xuất dầu ăn đóng chai lớn nhất với khoảng 50% thị phần.
Wilmar nắm 68% cổ phần của Công ty Dầu thực vật Cái Lân (Calofic). Calofic chiếm khoảng trên 55% thị phần dầu ăn đóng chai. Các sản phẩm dầu ăn của Caloficnooit tiếng gồm gồm có Neptune, Simply, Meizan...
Năm 2011, Calofic đạt hơn 10.500 tỷ đồng doanh thu và 250 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, bỏ xa doanh nghiệp có thị phần thứ 2 là Tường An với doanh thu và lợi nhuận năm ngoái là hơn 4.400 tỷ và 25 tỷ đồng.
Tại Việt Nam, Wilmar còn một công ty con khác là Công ty Wilmar Agro Việt Nam, trụ sở chính tại Cần Thơ với hoạt động chính là kinh doanh cám gạo và cám gạo giàu đạm với thương hiệu Cám Vàng, được cung cấp cho các đơn vị sản xuất thức ăn gia súc và thủy sản cả nước. Năm 2011, Wilmar Agro Vietnam đạt gần 1.000 tỷ doanh thu và 42 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Ayala và kế hoạch thâu tóm ngành nước TP.HCM
Ayala là một trong những tập đoàn tư nhân lớn và giàu truyền thống nhất tại Philippines với tổng tài sản 8,5 tỉ USD, hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, cung cấp và phân phối nước sạch, tài chính ngân hàng và viễn thông.
Năm 2008, Ayala thâm nhập thị trường Việt Nam với dự án giảm thất thoát nước vùng 1 của TP. HCM trị giá 44 triệu USD. Tháng 11/2011, liên danh Manila Water, Mitsubishi và CTCP Cơ điện lạnh REE đã đề xuất với Sawaco triển khai dự án tương tự tại các vùng 4, 5 và 6. Tháng 12/2011, Ayala mua lại 49% cổ phần CTCP BOO Nước Thủ Đức từ tay Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) với giá 42,6 triệu USD.
Tháng 4/2012, TGĐ Manila Water là ông Gerardo C. Ablaza, Jr. đã được bầu vào HĐQT của CII. Tháng 5/2012, tập đoàn này đã mua 10% cổ phần CP của CII và Manila Water, một công ty con của Ayala đang là đối tác của CII và Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) trong các dự án xây dựng nhà máy nước và mạng phân phối nước.
Jollibee thống trị Highlands Coffee và phở 24
Thông tin Highlands Coffee mua 100% cổ phần của Phở 24 vào đầu năm 2012 cũng khiến không ít người ngạc nhiên. Phở 24 là một trong những mô hình franchise thành công tại Việt Nam.
Highlands Coffee, sau khi sở hữu 100% cổ phần thương hiệu "Phở 24", ngay lập tức đã bán 50% cổ phần cho Jollibee (Philippines). Giao dịch có giá trị 25 triệu USD thông qua Jollibee Worldwide - thành viên Tập đoàn Jollibee. Có thông tin cho rằng, việc mua lại Phở 24 chỉ là bước đầu của lộ trình thâu tóm toàn bộ Highlands lẫn Phở 24 của Jollibee để tham gia lâu dài ở Việt Nam. Nếu Jollibee (Philippines) khai thác thương hiệu Phở 24 qua Highlands Coffee cho toàn bộ chuỗi bán lẻ của họ, dòng tiền tương lai có thể rất lớn.
Maybank bước chân vào chứng khoán ngân hàng
Tháng 8/2012, Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS) đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Maybank Kim Eng. Hiện tại Maybank Kim Eng Holding Singapore, công ty con của Maybank đang sở hữu 49% vốn tại Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng Việt Nam, số cổ phần còn lại do 4 nhà đầu tư cá nhân trong nước nắm giữ. Tuy nhiên, đói tác ngoài đã bày tỏ tham vọng năm 100% tại DN này để thành công ty chứng khoán ngoại đầu tiên trên thị trường Việt Nam.
Triển khai hoạt động tại Việt Nam từ năm 2008, Maybank Kim Eng là một trong số ít các công ty chứng khoán tại Việt Nam có lãi ngay trong năm đầu hoạt động chỉ từ dịch vụ môi giới chứng khoán. Hiện nay, Maybank Kim Eng là nhà môi giới lớn thứ 4 tại Việt Nam.
Ngoài chứng khoán, Maybank hiện đang có góp vốn với tỷ lệ tối đa lên tới 20% trong Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
Maybank bước chân vào chứng khoán ngân hàng
Tháng 8/2012, Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS) đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Maybank Kim Eng. Hiện tại Maybank Kim Eng Holding Singapore, công ty con của Maybank đang sở hữu 49% vốn tại Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng Việt Nam, số cổ phần còn lại do 4 nhà đầu tư cá nhân trong nước nắm giữ. Tuy nhiên, đói tác ngoài đã bày tỏ tham vọng năm 100% tại DN này để thành công ty chứng khoán ngoại đầu tiên trên thị trường Việt Nam.
Triển khai hoạt động tại Việt Nam từ năm 2008, Maybank Kim Eng là một trong số ít các công ty chứng khoán tại Việt Nam có lãi ngay trong năm đầu hoạt động chỉ từ dịch vụ môi giới chứng khoán. Hiện nay, Maybank Kim Eng là nhà môi giới lớn thứ 4 tại Việt Nam.
Ngoài chứng khoán, Maybank hiện đang có góp vốn với tỷ lệ tối đa lên tới 20% trong Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
Theo Nhị Anh
VEF
VEF