1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Tăng lệ phí trước bạ: Mua siêu xe, đại gia phải chịu phí đến vài tỷ đồng

(Dân trí) - Tuần qua, tâm điểm thị trường xe hơi là thông tin Bộ Tài chính ban hành biểu giá tính phí trước bạ nhiều dòng xe hơi tại Việt Nam. Trong đó, đáng lưu ý nhiều loại siêu xe chịu mức phí đến vài tỷ đồng.

"Siêu bán tải" của Ford chịu phí trăm triệu đồng/chiếc

Sau Quyết định số 618/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, nhiều dòng xe bán tải sẽ chính thức bị tăng phí trước bạ từ 2% đến 6% và 7,2% (đối với riêng Hà Nội). Theo danh mục của Quyết định nói trên, "siêu bán tải" Ford F150 Lariat sẽ chịu mức phí trước bạ cao nhất gần 260 triệu đồng khi đăng ký mới.

Tăng lệ phí trước bạ: Mua siêu xe, đại gia phải chịu phí đến vài tỷ đồng - 1

Mẫu xe bán tải Ford Raptor theo niêm yết của Bộ Tài chính có mức giá 1,198 tỷ đồng, với mức giá trên, phí trước bạ người mua phải trả thêm lên đến 72 và 87 triệu đồng/chiếc. Mức giá cuối cùng để chiếc xe bán tải mới này lăn bánh tại Việt Nam có thể gần 1,3 tỷ đồng.

Mẫu Ford F150 Platium có giá tính phí là 2,6 tỷ đồng, như vậy mức phí trước bạ người tiêu dùng phải trả là 156 triệu đồng/chiếc (cả nước), và 187 triệu đồng (Hà Nội).

Đại gia mua siêu xe phải đóng phí bằng xe sang

Với thay đổi mức giá tính lệ phí trước bạ, các dòng xe sang và siêu sang tại Việt Nam từ ngày 10/4 cũng chịu mức phí cực cao. Phí trước bạ phải đóng của một số loại siêu xe tương đương giá mua mới xe sang đắt tiền.

Tăng lệ phí trước bạ: Mua siêu xe, đại gia phải chịu phí đến vài tỷ đồng - 2

Cụ thể, các trong danh mục giá tính phí trước bạ kèm theo quy định của Bộ Tài chính, siêu xe Rolls Royce Ghost 42 tỷ đồng, Phamtom 43 tỷ đồng, Phamtom Drophead 50 tỷ đồng; chưa dừng lại ở đó mẫu Bugatti Veyron hiện có mức giá hơn 66 tỷ đồng, sẽ chịu mức phí trước bạ cao nhất trong các dòng xe dưới 9 chỗ ngồi.

Theo danh mục phí giá tính phí trước bạ mà Bộ Tài chính đưa ra, siêu xe Bugatti Veryton là mẫu có lệ phí trước bạ cao nhất lên tới hơn 66 tỷ đồng. Với lệ phí trước bạ 10% hiện nay, mức phí trước bạ người sở hữu phải đóng là 6,6 tỷ đồng, riêng với Hà Nội (mức phí trước bạ 12%) là 7,9 tỷ đồng.

Các mẫu Rolls Royce Ghost 42 tỷ đồng, Phamtom 43 tỷ đồng, Phamtom Drophead 50 tỷ đồng, cũng đều phải đóng mức lệ phí trước bạ từ 4,3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng và 6 tỷ đồng/chiếc tuỳ theo mức giá quy định.

Tăng lệ phí trước bạ: Mua siêu xe, đại gia phải chịu phí đến vài tỷ đồng - 3

Theo bảng giá tính lệ phí trước bạ mới này, không ít mẫu xe sang cũng khiến người mua xe "méo mặt" khi gánh phí trước bạ trên dưới 500 triệu đồng.

Tại Việt Nam,  mẫu xe Audi A8 3.0 TDI Quattro với mức giá tính phí 4,48 tỷ đồng, tương đương với phí trước bạ ô tô đối 12% với khách hàng mua xe ở Hà Nội là hơn 537 triệu đồng. 

BMW cũng có một vài mẫu xe chịu phí trước bạ ở mức tương tự như mẫu BMW 750LI XDrive có giá tính thuế 4,37 tỷ đồng tương đương với hơn 520 triệu đồng phí trước bạ tại Hà Nội. Xe BMW 740I chịu phí 531 triệu đồng…

Thương hiệu Cadillac có giá tính phí trước bạ dao động từ thấp nhất 182 triệu đồng đến cao nhất hơn 1 tỷ đồng. Trong đó có Cadillac XLR-V Convertible là mẫu xe duy nhất của nhà Cadillac chịu phí trước bạ 538 triệu đồng.

Xe sang Ford Mustang V6 Convertible có giá tính thuế 4,4 tỷ đồng nghĩa với việc người mua xe này ở Hà Nội phải trả đến 528 triệu đồng.

Đi ô tô cũ dưới 100 triệu, vật vã “sống” qua mùa nóng

Cách đây khoảng hai tháng, anh Nguyễn Đức Hậu ở Sóc Sơn, Hà Nội còn khoe đã rất sáng suốt khi mua được chiếc Lada Niva đời 1986 với giá chỉ 30 triệu đồng. Anh Hậu và vợ con đã trải qua một mùa đông nhẹ nhàng, một cái Tết đầm ấm vi vu thăm họ hàng mà chẳng quan ngại tiết trời lạnh hay mưa phùn ướt át.

Tăng lệ phí trước bạ: Mua siêu xe, đại gia phải chịu phí đến vài tỷ đồng - 4

Thế nhưng mới đây anh Hậu than thở rằng đang phải kiếm chỗ thuê xe để đưa gia đình đi tắm biển Cửa Lò dịp lễ 30/4-1/5. Anh nói: “Thấy xe chạy ổn định, tôi định bụng làm chuyến đi chơi xa mà đến khi bật điều hòa do thời tiết nóng thì tá hỏa thấy toàn gió nóng, chẳng mát tý nào”.

Chiếc Lada của anh Sơn đã cho đi bơm ga, vệ sinh lọc gió mà chỉ lạnh được vài hôm rồi đâu lại vào đấy. “Có hôm lạnh được vài phút thì có tiếng xì mạnh, điều hòa trở lại thành máy sưởi giữa cái nắng 35 độ. Thợ gara hẹn tôi phải thay mới lốc máy lạnh gần 3 triệu đồng, nhưng chưa có hàng, phải đợi qua nghỉ lễ”, anh Hậu ngậm ngùi kể.

Ô tô Việt sẽ “sống sót” nhờ đâu?

Là một trong 4 nước có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô tương đối phát triển trong khu vực nhưng Việt Nam lại có tỷ lệ nội địa hoá thấp nhất. Nghị định 116 sau đó là giảm thuế tiêu thụ đặc biệt được cho là những chính sách thúc đẩy tỷ lệ nội địa hoá, thế nhưng đều có mặt trái.

Tăng lệ phí trước bạ: Mua siêu xe, đại gia phải chịu phí đến vài tỷ đồng - 5

Tại báo cáo cập nhật ngành ô tô vừa được công bố gần đây, Công ty chứng khoán VietinBank (CTS) cho biết, hiện tại Việt Nam là một trong 4 nước có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô tương đối phát triển trong khu vực nhưng lại là nước có tỷ lệ nội địa hóa thấp nhất, chỉ đạt khoảng 10 – 15% tùy hãng. Trong khi đó các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều có tỷ lệ nội địa hóa lớn hơn 70% nhờ có thị trường lớn hơn.

Tăng lệ phí trước bạ: Mua siêu xe, đại gia phải chịu phí đến vài tỷ đồng - 6

Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho rằng: Thời gian dài vừa qua, chúng ta tập trung bảo hộ cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước nhưng lại ưu đãi không đúng chỗ. Chẳng hạn, chúng ta duy trì đánh thuế rất cao với xe nhập khẩu nguyên chiếc, giúp các doanh nghiệp (DN) lắp ráp không phải lo cạnh tranh từ xe nhập. Chúng ta duy trì thuế nhập linh kiện ở mức thấp trong một thời gian dài, khiến các DN có xu hướng nhập linh kiện về lắp ráp, dẫn đến sản xuất linh kiện trong nước không có cơ hội phát triển.

Theo các DN, hiện sản xuất phụ tùng ô tô là ngành được ưu đãi đầu tư, nhưng những ưu đãi được hưởng cũng chỉ như các ngành nghề khác, nên chưa tạo ra sự cuốn hút.

Không những thế, sản xuất linh kiện cung cấp cho các DN ô tô, luôn đòi hỏi những yêu cầu rất khắt khe như: giá hợp lý, giao hàng đúng hẹn, chất lượng cao, chính xác về kỹ thuật và công nghệ,... nên hầu hết các DN nhỏ và vừa không đáp ứng được. Muốn đáp ứng phải đầu tư lớn với công nghệ hiện đại.

Trong khi đó, trên 60% DN nhỏ và vừa tại Việt Nam đang thiếu vốn. Lợi nhuận từ sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô chỉ dưới 10%/năm, nhưng ngân hàng lại cho vay với lãi suất lên tới trên 11%/năm, do vậy các DN không dám vay vốn bởi cầm chắc thua lỗ.

Trường Hải xin miễn thuế linh kiện xe sản xuất trong nước

Tại Diễn đàn kinh tế tư nhân đang diễn ra tại Hà Nội ngày 2/5, đại diện Tập đoàn Trường Hải - Thaco bày tỏ mong muốn Chính phủ bỏ thuế với phụ tùng ô tô được sản xuất ở Việt Nam vì đây là điều giúp ngành này phát triển, tăng nội địa hóa, tối đa hóa chi phí, giá và tăng khả năng cạnh tranh.

Tăng lệ phí trước bạ: Mua siêu xe, đại gia phải chịu phí đến vài tỷ đồng - 7

Ông Phạm Văn Tài, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trường Hải (THACO) nói: Hiện xe du lịch sản xuất trong nước đang phải cạnh tranh rất gay gắt và không cân xứng với các nước Thái Lan, Indonesia có thị trường ô tô nội địa lớn hơn Việt Nam nhiều lần (1,5 triệu xe mỗi năm còn Việt Nam mới đạt 300.000) và có lịch sử phát triển từ rất lâu (trên 50 năm).

"Chúng tôi kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội trong năm nay về chính sách không tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với linh kiện phụ tùng sản xuất trong nước nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ và giảm giá thành", ông Tài nói.

An Linh (Tổng hợp)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm