1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Sự tồn tại của Bitcoin và “bất lực” của cơ quan quản lý

(Dân trí) - Ủy ban Kinh tế cho rằng, thực tế sự phát triển và phổ biến của đồng tiền “ngang hàng” như Bitcoin vẫn ngày càng lớn mạnh. Giao dịch loại tiền này tồn tại và nằm ngoài ý chí chủ quan của cơ quan quản lý cũng như các ngân hàng trung ương.

 
Bitcoin không được thừa nhận là một phương tiện thanh toán tại Việt Nam.

Bitcoin không được thừa nhận là một phương tiện thanh toán tại Việt Nam.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

 
Ngay trước thềm Diễn đàn Kinh tế mùa xuân dự kiến diễn ra tại Hạ Long, Quảng Ninh vào 28-29/4/2014, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã công bố Bản kinh tế số 10, trong đó đề cập đến rủi ro với các đồng tiền “ngang hàng”.
 
Theo Ủy ban, đồng tiền “ngang hàng” được coi là “một xu hướng mới nổi lên” với mức độ phổ biến và sự quan tâm ngày càng lớn.
 
Theo đó, khác với các đồng tiền truyền thống, các đồng tiền “ngang hàng” không do một thực thể duy nhất chịu trách nhiệm phát hành, bảo đảm và thực hiện chức năng thanh toán bù trừ. Các đồng tiền này có được nhờ sự nỗ lực “khai thác” của thành viên tham gia mạng máy tính ngang hàng, với mức độ khó khăn tăng dần theo số thành viên và số tiền đào được giảm dần theo thời gian.
 
Loại tiền “ngang hàng” phổ biến nhất cho đến nay là Bitcoin với nhiều diễn biến tăng giảm khá mạnh.
 
Trong khi một số quốc gia như Đức và Singapore công nhận Bitcoin, nhiều sàn giao dịch Bitcoin có quy mô lớn và nhiều doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền này thì hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam lại tuyên bố cấm hoặc không bảo trợ. Bitcoin không được thừa nhận như một phương tiện thanh toán.
 
Các lý do chính cho lệnh cấm này là việc các đồng tiền nà có thể phục vụ hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố… trong khi chịu rủi ro bị ăn cắp qua mạng. Rủi ro đối với hệ thống tài chính quốc tế giảm dần song rủi ro đối với các nhà đầu tư tham gia đào và giao dịch các đồng tiền này ngày càng lớn hơn, nhất là sau khi sàn giao dịch Mt.Gox tuyên bố phá sản.
 
Tại bản tin này, Ủy ban Kinh tế cũng đánh giá rằng, thực tế sự phát triển và phổ biến của đồng tiền “ngang hàng” như Bitcoin vẫn ngày càng lớn mạnh. Nhiều dịch vụ như thanh toán học phí, mua bán qua mạng, thanh toán một số hàng hóa như cà phê, máy đổi tiền sang Bitcoin… vẫn tồn tại và nằm ngoài ý chí chủ quan của cơ quan quản lý cũng như các ngân hàng trung ương.
 
Do đó, theo Ủy ban Kinh tế, điều cần làm hiện tại là đánh giá sớm và đầy đủ những tác động có thể của tiền “ngang hàng” và chuẩn bị các chiến lược “ứng phó” chủ động.
 
Bích Diệp
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước