Siêu lừa: Lập nhóm "công ty" lấy tiền ngân hàng
Mới đây, Bộ Công an đã khởi tố điều tra vụ án liên quan đến Công ty Thái Sơn và các cá nhân liên quan lừa đảo hơn 1.000 tỷ của các tổ chức tín dụng.
Và lúc này, nhiều hành vi mới “lộ sáng” và càng có bằng chứng thuyết phục cho tình trạng nợ xấu ở các ngân hàng hiện nay.
Công ty Thái Sơn
Những công ty lừa
Mới đây, Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phạm Văn Thụ, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Thái Sơn, đồng thời khởi tố một số bị can liên quan để tiến hành điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các ông này, gây thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng.
Hành vi bị nghi ngờ của các bị can này là lập nhiều các công ty con khác nhau, tiến hành mua bán lòng vòng hàng hóa để nhằm vay nợ các ngân hàng. Tuy nhiên, đến khi “sức cùng lực kiệt”, áp lực quá lớn thì khả năng thanh toán đã mất để lại hậu quả rất xấu.
Theo con số bước đầu, tổng cộng có tới 8 công ty liên quan tham gia các hành vi mua bán lòng vòng này. Đây là một ví dụ điển hình về việc các nhóm công ty với những hành vi mua bán lòng vòng để có cơ sở vay vốn ngân hàng.
Nhiều người sẽ tự hỏi, như trường hợp ở trên, tại sao họ có thể vay tiền? Tài sản thế chấp của họ là gì? Vì sao họ có thể thế chấp được chỉ một loại tài sản cho nhiều nghĩa vụ?
Khi xét về góc độ sản phẩm ngân hàng cho doanh nghiệp, các ngân hàng đều đưa ra khá nhiều phương án đảm bảo tài sản. Trong đó, có những tài sản đảm bảo (TSĐB) đặc trưng khác, ngoài bất động sản như là hàng hóa hình thành trên chính vốn vay (Khách hàng vay vốn để mua hàng hóa thì hàng hóa đó sẽ được coi là TSĐB luôn), các khoản phải thu, quyền đòi nợ của KH đối với đối tác. (Có thể hiểu đơn giản rằng đối tác của KH nợ 1 khoản tiền, và KH có quyền đòi nợ này và KH mang thế chấp cái quyền này cho NH, khi cần xử lý TSĐB thì NH sẽ đi đòi công ty đối tác kia).
Và từ đây đã xuất hiện một hiện tượng là một nhóm cá nhân (khoảng 4 đến 5 cá nhân) cùng góp vốn thành lập hàng loạt các DN. Tại mỗi DN này, các cá nhân này luân phiên giữ các chức vụ Chủ tịch HĐQT, TGĐ, Kế toán trưởng….
Rất nhiều trường hợp vay vốn được đảm bảo bằng việc thế chấp bằng các hình thành do việc mua bán nội bộ giữa các doanh nghiệp này. Ví dụ, một nhóm cá nhân lập ra 3 công ty A, B, C. Cty B nộp hồ sơ vay vốn ngân hàng để mua 4-5 cái máy, TSĐB chính là các máy móc này. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, hồ sơ lại thể hiện người bán chính là Công ty A, thậm chí, máy móc, thiết bị được lắp đặt luôn tại địa chỉ của Công ty này A này vì một lý do rất đơn giản là họ trưng ra hợp đồng thuê kho bãi nhà xưởng lẫn nhau.
Mới đây, Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phạm Văn Thụ, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Thái Sơn, đồng thời khởi tố một số bị can liên quan để tiến hành điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các ông này, gây thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng.
Hành vi bị nghi ngờ của các bị can này là lập nhiều các công ty con khác nhau, tiến hành mua bán lòng vòng hàng hóa để nhằm vay nợ các ngân hàng. Tuy nhiên, đến khi “sức cùng lực kiệt”, áp lực quá lớn thì khả năng thanh toán đã mất để lại hậu quả rất xấu.
Theo con số bước đầu, tổng cộng có tới 8 công ty liên quan tham gia các hành vi mua bán lòng vòng này. Đây là một ví dụ điển hình về việc các nhóm công ty với những hành vi mua bán lòng vòng để có cơ sở vay vốn ngân hàng.
Nhiều người sẽ tự hỏi, như trường hợp ở trên, tại sao họ có thể vay tiền? Tài sản thế chấp của họ là gì? Vì sao họ có thể thế chấp được chỉ một loại tài sản cho nhiều nghĩa vụ?
Khi xét về góc độ sản phẩm ngân hàng cho doanh nghiệp, các ngân hàng đều đưa ra khá nhiều phương án đảm bảo tài sản. Trong đó, có những tài sản đảm bảo (TSĐB) đặc trưng khác, ngoài bất động sản như là hàng hóa hình thành trên chính vốn vay (Khách hàng vay vốn để mua hàng hóa thì hàng hóa đó sẽ được coi là TSĐB luôn), các khoản phải thu, quyền đòi nợ của KH đối với đối tác. (Có thể hiểu đơn giản rằng đối tác của KH nợ 1 khoản tiền, và KH có quyền đòi nợ này và KH mang thế chấp cái quyền này cho NH, khi cần xử lý TSĐB thì NH sẽ đi đòi công ty đối tác kia).
Và từ đây đã xuất hiện một hiện tượng là một nhóm cá nhân (khoảng 4 đến 5 cá nhân) cùng góp vốn thành lập hàng loạt các DN. Tại mỗi DN này, các cá nhân này luân phiên giữ các chức vụ Chủ tịch HĐQT, TGĐ, Kế toán trưởng….
Rất nhiều trường hợp vay vốn được đảm bảo bằng việc thế chấp bằng các hình thành do việc mua bán nội bộ giữa các doanh nghiệp này. Ví dụ, một nhóm cá nhân lập ra 3 công ty A, B, C. Cty B nộp hồ sơ vay vốn ngân hàng để mua 4-5 cái máy, TSĐB chính là các máy móc này. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, hồ sơ lại thể hiện người bán chính là Công ty A, thậm chí, máy móc, thiết bị được lắp đặt luôn tại địa chỉ của Công ty này A này vì một lý do rất đơn giản là họ trưng ra hợp đồng thuê kho bãi nhà xưởng lẫn nhau.
Hay Công ty B lại ký một hợp đồng mua hàng với Công ty C, và ngay lập tức họ cũng ký hợp đồng bán chính lô hàng đó với công ty A. Lúc này, Công ty B có thể nộp hồ sơ xin vay ngân hàng với TSĐB là lô hàng kia và quyền đòi nợ với công ty A.
Điều này nghĩa là, ngay khi mua hàng, thì TSĐB là lô hàng, rồi công ty B ký biên bản bàn giao lô hàng cho công ty A, và hai bên lập một bản đối chiếu công nợ thì TSĐB sẽ là quyền đòi nợ vì Cty A chưa thanh toán tiền ngay cho Công ty B, thời hạn thanh toán có thể lên tới 6 tháng. Còn lô hàng kia thì lại đã thuộc về công ty A rồi, thì lúc đó, Công ty A đem đi thế chấp lô TS này thì cũng không quá khó khăn, và có thể lại giao dịch với một ngân hàng khác.
Ở đây, giao dịch đảm bảo được đăng ký, nhưng trên hệ thống thông tin, chỉ xác lập là giao dịch đã được đăng ký, còn nếu cụ thể là lô hàng nào, ở đâu, như thế nào thì rất khó khăn xác định vì biên bản tồn kho, hàng tồn rất khó theo dõi.
Việc làm này có thể lòng vòng có khả năng giúp doanh nghiệp đảo nợ những khoản nợ đến hạn ngắn hạn. Nhưng có cũng cực kỳ rủi ro, và rất có thể, trường hợp lãnh đạo của công ty Thái Sơn ở trên đã rơi vào một trong các vòng quay như đã xác lập.
Một hiện tượng khác cũng “nổi lên” đó là việc một vài cá nhân thành lập các công ty cũng khá liên quan như đã nói ở trên. Và các công ty này đều có biên bản họp hội đồng thành viên/hội đồng quản trị, thậm chí là đại hội cổ đông rất hoành tráng nhưng kỳ thực cũng chỉ một vài người với nhau thống nhất chia mức lợi tức rất cao, cố định cho Chủ tịch HĐQT, giúp các cá nhân này chứng minh thu nhập và tiến hành vay vốn với các ngân hàng trên danh nghĩa cá nhân.
Tuy nhiên, các ngân hàng cũng “không vừa” khi yêu cầu các công ty này phải ra thông báo nhận trách nhiệm trả nợ thay khi có nợ quá hạn xảy ra. Hiện tượng này bắt gặp ở khá nhiều hồ sơ của các công ty bất động sản và hiện tại họ đang đang “sa lầy” với các khoản nợ ngân hàng.
Khó xử lý vì thiếu…quy định
Một cán bộ của NHNN Việt Nam cho biết, trong quá trình thanh tra, giám sát tại các ngân hàng, các đoàn thanh tra cũng đã nhiều lần tìm hiểu và chỉ ra được hiện tượng này tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, rất khó để xử lý vì các hành vi này pháp luật không cấm.
Các công ty nhìn thì có thể liên quan đến nhau, nhưng xét về mặt pháp luật, họ đều là các pháp nhân độc lập, có đăng ký kinh doanh, trụ sở, mã số thuế rõ ràng. Và việc giao kết hợp đồng của họ cũng là những giao dịch dân sự hợp pháp, không nằm trong hành vi cấm của pháp luật. Khi thanh tra giám sát tìm hiểu các hồ sơ này thì không thể kết luật vi phạm, tuy nhiên, các đoàn thanh tra đều cảnh bảo cho ngân hàng như là một sự rủi ro.
Còn về phía ngân hàng cũng thừa nhận việc này là có. Ngân hàng cũng đang cố gắng “tự bịt” bằng các quy định của mình. Ví dụ, để hạn chế việc mua bán lòng vòng, ngân hàng đều đã đưa ra trường hợp các khoản phải thu không được phép nhận làm tài sản đảm bảo như các khoản phải thu giữa công ty mẹ, công ty con; khoản phải thu quá dài… Tuy nhiên, khi áp dụng, chỉ ví dụ xác định quan hệ giữa các công ty này có phải là công ty mẹ - công ty con hay không cũng khá lúng túng.
Theo Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định rất rõ ràng về một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác. Tuy nhiên, để xác định được mối quan hệ công ty mẹ - con theo các định nghĩa ở trên không phải là điều dễ dàng, nhất là khi họ cố tình che giấu bằng những khoản góp vốn chỉ khoảng 35%, rồi điều lệ lờ mờ…
Trong hoạt động ngân hàng, việc áp dụng nhiều hình thức TSĐB, đặc biệt các biện pháp đảm bảo không sử dụng TSĐB là bất động sản là việc làm cần thiết, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đi đồng với nó sẽ luôn là các rủi ro vì bị lợi dụng chính sách. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng cần phải “cảnh giác” hơn. Và việc, cơ quan pháp luật xử lý các trường hợp lợi dụng chính sách, làm ăn gian dối để lại hậu quả sẽ là những cảnh tỉnh, răn đe cần thiết cho cả doanh nghiệp và phía cán bộ ngân hàng.
Điều này nghĩa là, ngay khi mua hàng, thì TSĐB là lô hàng, rồi công ty B ký biên bản bàn giao lô hàng cho công ty A, và hai bên lập một bản đối chiếu công nợ thì TSĐB sẽ là quyền đòi nợ vì Cty A chưa thanh toán tiền ngay cho Công ty B, thời hạn thanh toán có thể lên tới 6 tháng. Còn lô hàng kia thì lại đã thuộc về công ty A rồi, thì lúc đó, Công ty A đem đi thế chấp lô TS này thì cũng không quá khó khăn, và có thể lại giao dịch với một ngân hàng khác.
Ở đây, giao dịch đảm bảo được đăng ký, nhưng trên hệ thống thông tin, chỉ xác lập là giao dịch đã được đăng ký, còn nếu cụ thể là lô hàng nào, ở đâu, như thế nào thì rất khó khăn xác định vì biên bản tồn kho, hàng tồn rất khó theo dõi.
Việc làm này có thể lòng vòng có khả năng giúp doanh nghiệp đảo nợ những khoản nợ đến hạn ngắn hạn. Nhưng có cũng cực kỳ rủi ro, và rất có thể, trường hợp lãnh đạo của công ty Thái Sơn ở trên đã rơi vào một trong các vòng quay như đã xác lập.
Một hiện tượng khác cũng “nổi lên” đó là việc một vài cá nhân thành lập các công ty cũng khá liên quan như đã nói ở trên. Và các công ty này đều có biên bản họp hội đồng thành viên/hội đồng quản trị, thậm chí là đại hội cổ đông rất hoành tráng nhưng kỳ thực cũng chỉ một vài người với nhau thống nhất chia mức lợi tức rất cao, cố định cho Chủ tịch HĐQT, giúp các cá nhân này chứng minh thu nhập và tiến hành vay vốn với các ngân hàng trên danh nghĩa cá nhân.
Tuy nhiên, các ngân hàng cũng “không vừa” khi yêu cầu các công ty này phải ra thông báo nhận trách nhiệm trả nợ thay khi có nợ quá hạn xảy ra. Hiện tượng này bắt gặp ở khá nhiều hồ sơ của các công ty bất động sản và hiện tại họ đang đang “sa lầy” với các khoản nợ ngân hàng.
Khó xử lý vì thiếu…quy định
Một cán bộ của NHNN Việt Nam cho biết, trong quá trình thanh tra, giám sát tại các ngân hàng, các đoàn thanh tra cũng đã nhiều lần tìm hiểu và chỉ ra được hiện tượng này tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, rất khó để xử lý vì các hành vi này pháp luật không cấm.
Các công ty nhìn thì có thể liên quan đến nhau, nhưng xét về mặt pháp luật, họ đều là các pháp nhân độc lập, có đăng ký kinh doanh, trụ sở, mã số thuế rõ ràng. Và việc giao kết hợp đồng của họ cũng là những giao dịch dân sự hợp pháp, không nằm trong hành vi cấm của pháp luật. Khi thanh tra giám sát tìm hiểu các hồ sơ này thì không thể kết luật vi phạm, tuy nhiên, các đoàn thanh tra đều cảnh bảo cho ngân hàng như là một sự rủi ro.
Còn về phía ngân hàng cũng thừa nhận việc này là có. Ngân hàng cũng đang cố gắng “tự bịt” bằng các quy định của mình. Ví dụ, để hạn chế việc mua bán lòng vòng, ngân hàng đều đã đưa ra trường hợp các khoản phải thu không được phép nhận làm tài sản đảm bảo như các khoản phải thu giữa công ty mẹ, công ty con; khoản phải thu quá dài… Tuy nhiên, khi áp dụng, chỉ ví dụ xác định quan hệ giữa các công ty này có phải là công ty mẹ - công ty con hay không cũng khá lúng túng.
Theo Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định rất rõ ràng về một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác. Tuy nhiên, để xác định được mối quan hệ công ty mẹ - con theo các định nghĩa ở trên không phải là điều dễ dàng, nhất là khi họ cố tình che giấu bằng những khoản góp vốn chỉ khoảng 35%, rồi điều lệ lờ mờ…
Trong hoạt động ngân hàng, việc áp dụng nhiều hình thức TSĐB, đặc biệt các biện pháp đảm bảo không sử dụng TSĐB là bất động sản là việc làm cần thiết, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đi đồng với nó sẽ luôn là các rủi ro vì bị lợi dụng chính sách. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng cần phải “cảnh giác” hơn. Và việc, cơ quan pháp luật xử lý các trường hợp lợi dụng chính sách, làm ăn gian dối để lại hậu quả sẽ là những cảnh tỉnh, răn đe cần thiết cho cả doanh nghiệp và phía cán bộ ngân hàng.
Theo Trần Anh Tuấn
Vietnamnet