1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Sau đại dịch sẽ là cơ hội cho start-up lĩnh vực thanh toán

Nguyễn Anh Tuấn Trường Thịnh

(Dân trí) - Ông Lê Hoàng Gia, CEO PayME, startup trong lĩnh vực Fintech, chia sẻ góc nhìn về xu hướng thương mai điện tử và giải pháp thanh toán, trong bối cảnh thị trường đang dần khởi sắc nhờ dịch Covid-19 được kiểm soát.

Sau đại dịch sẽ là cơ hội cho các start-up lĩnh vực thanh toán

Chào ông, vốn thành công từ mảng Game, điều gì khiến ông chuyển hẳn sang làm Fintech?

Khi quyết định chiến lược kinh doanh của công ty thì tôi luôn nhìn vào 2 yếu tố: thị trường đang cần gì và mình có thể làm tốt điều gì nhất. Giải pháp công nghệ cho thanh toán & fintech phù hợp với cả 2 điều này nên tôi chọn thôi. Khi quyết định làm rồi thì cứ thẳng đường mà đi. Đây là một "game" lớn hơn, cạnh tranh hơn, đó vừa là điều làm tôi thấy hứng thú vừa băn khoăn.

Nói vui thế này, việc làm kinh tế có 3 nhóm: cơ bản (làm công ăn lương, sản xuất), nhóm giữa có thể là trading, buôn bán, và nhóm cuối cùng là tài chính. Tôi đã thử và cũng có chút kết quả ở 2 nhóm kia rồi, bây giờ buớc vào ngành tài chính là một cuộc chơi thú vị.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, người ta có xu hướng tiết kiệm hơn, liệu đây có phải là thời điểm thích hợp để dấn thân vào lĩnh vực thanh toán?

Năm 2020 dưới sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 chi tiêu online tại các nước trong khu vực và Việt Nam tăng nhanh chóng. Việt Nam là 1 trong những nước thương mại mạng xã hội (social commerce) phát triển nhất trên thế giới, trong đó các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thiết bị điện tử & đồ ăn vẫn được mua trên mạng xã hội rất nhiều cho dù đã có các sàn thương mai điện tử. Đây cũng là cơ hội cho các startup, công ty làm trong lĩnh vực thanh toán. Năm 2018, giá trị thị trường social commerce ước tính là 5.9 tỉ USE, con số của năm 2020 chắc chắn hấp dẫn hơn rất nhiều. Càng nhiều người mua và nhà bán hàng online, số lượng và khối lượng giao dịch tăng lên sẽ khiến thị trường cần đến những giải pháp thanh toán xuyên suốt, hiệu quả và tự động hóa.

Như vậy, PayME chính là sản phẩm để đón đầu xu thế này?

PayME là công cụ thanh toán phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay, xuyên suốt & tự động giữa các nền tảng, còn về chiến lược lâu dài PayME sẽ là một công ty làm về dịch vụ tài chính chứ không chỉ là về thanh toán. Chẳng hạn làm các dịch vụ ứng tiền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ đặt hàng.

Hiện giờ chúng tôi đang tập trung cho 2 nhóm giải pháp chính là Thanh toán mạng xã hội (social payment) và ví điện tử mở (open e-wallet), và hoạt động theo mô hình B2B2C.

Sau đại dịch sẽ là cơ hội cho start-up lĩnh vực thanh toán - 1

Nói về Social Payment, tôi thấy PayMe có phần giống Venmo của Paypal, vốn đang thành công ở Mỹ?

Nếu ai đó nói PayME "clone" (sao chép) Venmo thì tôi cũng không phản đối hoàn toàn. Mô hình nào thành công thì mình học hỏi, đó là chuyện rất bình thường. Thoáng nhìn qua thì gần như nhau, nhưng khác nhau về cách hoạt động. Venmo làm C2C (giao dịch giữa các cá nhân), còn chúng tôi theo hướng B2B2C (cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp để phục vụ người tiêu dùng).

Dịch vụ của Venmo hiểu nôm na là ở khâu "đòi tiền" và "nhận tiền", còn chúng tôi không hướng đến đối tượng người dùng với phương thức giống vậy. PayMe Link, PayME Key, các tính năng social payment của chúng tôi giúp các nhà bán hàng online tự động hóa quy trình bán hàng của mình. Trong hệ sinh thái phục vụ cho việc bán hàng trên mạng xã hội, họ đã có chatbot, livestream để tương tác, tư vấn khách tốt hơn; có phần mềm logistic để lo chuyện giao nhận, nhưng hiện nay thanh toán hầu như chỉ có tiền mặt & chuyển khoản ngân hàng.

Với số lượng đơn hàng nhỏ, bạn có thể check tài khoản theo cách truyền thống (vào app, web ngân hàng) và kiểm tra được. Tuy nhiên, với những shop có hàng trăm, hàng ngàn đơn hàng mỗi ngày, thì PayME có thể giúp họ truy xuất ngược được rất nhiều thông tin, check được tình trạng đơn hàng, liên thông với khâu vận chuyển. Hệ thống tự động gọi cho kho, kho tự động gọi cho ship, mọi thứ diễn ra xuyên suốt từ lúc thanh toán đến hoàn tất đơn. Nên tôi nói mô hình của PayME khác với Venmo là vậy; và đặc biệt hơn chúng tôi còn có Open e-wallet (ví điện tử mở)

Sau đại dịch sẽ là cơ hội cho start-up lĩnh vực thanh toán - 2
Ông Lê Hoàng Gia (bên phải) cùng MC Quốc Khánh trao đổi, thảo luận về chủ đề Social Payment trong sự kiện Ra mắt PayME

Có được người dùng không khó, giữ chân được người dùng mới khó

Ông vừa nói PayME khác biệt nhờ Open e-Wallet, vì sao ông đặt niềm tin vào công nghệ còn xa lạ ở Việt Nam này?

Hãy lấy ví dụ về Open Banking (ngân hàng mở) đang khá phát triển ở châu Âu nhưng ở Việt Nam mới chớm nở. Khi nói chuyện ngân hàng mở ở Việt Nam, nhiều người cho rằng khách hàng của mình sẽ đi qua ngân hàng khác, nhưng thực tế cho thấy khách hàng vẫn sẽ ở lại nếu dịch vụ cốt lõi của bạn phù hợp với nhu cầu của họ.

Trước đây ngân hàng nào cũng "đóng" và khách hàng chỉ dùng các dịch vụ bên trong của ngân hàng, nhưng thời gian gần đây rất nhiều ngân hàng (ví dụ Viettin Bank, OCB, …) cũng đã mở ra các API của họ để các doanh nghiệp, đơn vị thanh toán có thể tích hợp. Tôi dự đoán Open e-wallet, ví điện tử mở cũng sẽ như thế, đây hoàn toàn là một mảng rất tiềm năng.

Trên giải pháp Open e-Wallet, PayME kết nối các nhà cung cấp dịch vụ về tài chính với doanh nghiệp có giải pháp toàn diện để chăm sóc khách hàng của họ. Khách hàng của doanh nghiệp sử dụng ví mở sẽ có nhiều tiện ích hơn, ví dụ cái ứng dụng của chuỗi cà phê thường ngày dùng để tích điểm, bây giờ có thể nạp tiền vào để thanh toán tiền điện, nước, sau này còn mua bảo hiểm, vé máy bay... Mô hình kinh doanh ví mở sẽ không tập trung vào thu phí giao dịch như phương thức thanh toán, khi khách hàng của doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ tiện ích từ ví mở, PayME và nhà cung cấp dịch vụ sẽ chia sẻ doanh thu này.

Ngay cả những thương hiệu lớn bây giờ cũng ngại phát triển app riêng, vậy doanh nghiệp nào sẽ sử dụng PayME cho nền tảng của họ?

Tất nhiên chúng tôi đang tìm và hướng đến những doanh nghiệp đã có app sẵn trước. Họ đang kinh doanh ổn và có cộng đồng. Chẳng hạn một chuỗi cà phê, nhà hàng, bệnh viện hay ứng dụng giáo dục; trên đó có thể họ chỉ mới có tính năng tích điểm cho thành viên hoặc bán những dịch vụ có sẵn của họ. Nếu tích hợp PayME thì như tôi đã nói, bên cạnh việc thanh toán, khách hàng cũng sẽ được dùng nhiều tiện ích khác nữa.

Càng nhiều tiện ích hàng ngày thì khách hàng càng mở ứng dụng lên nhiều hơn, tương tác và quen thuộc với thương hiệu, mức độ hài lòng và trung thành từ đó cũng sẽ tăng lên. Có được người dùng không khó, giữ chân được người dùng mới khó.

"Giá trị của mình phải nằm ở bản thân giải pháp mình mang lại"

Có vẻ khi launching ra thị trường, PayME "đơn thương độc mã" không có nhà đầu tư hay đối tác nào xuất hiện chung? Điều này dễ làm thị trường khó tin tưởng, nhất là giải pháp mới như ví mở, ông nghĩ sao?

Tôi hiểu ý bạn, rất nhiều startup chọn lựa nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, nhân sự hay đối tác tên tuổi là điểm gây dựng uy tín ban đầu trên thị trường. Tôi không nghĩ đó là cách làm sai, đơn giản là không phù hợp với bản thân tôi và công ty PayME thôi. PayME sẽ bắt đầu xây dựng giá trị của mình từ việc giải pháp có hữu ích, phù hợp với người dùng, với đối tác hay không. Về khía cạnh công ty, tôi nghĩ rằng mình tạo được lòng tin nhờ vào sự hiệu quả, minh bạch khi làm việc giữa các bên, và sự tín nhiệm sẽ tạo dựng trong quá trình làm việc cùng nhau.

Hiện tại PayME đã có đối tác nào sử dụng ví mở của PayME chưa?

Chúng tôi đã và đang làm việc với các đối tác hứng thú với dịch vụ này; trong thời gian tới PayME sẽ giới thiệu những đối tác kết nối đầu tiên. Tôi tự tin đây đều là những sự kết hợp thú vị.

Vậy còn nhân sự, tấn công vào một thị trường mới mẻ, đội ngũ nhân lực của anh có được từ đâu?

Tôi rất tự hào khi các giải pháp PayME tung ra thị trường lần ra mắt này đều đến từ các anh em đã đi cùng nhau 10 năm. Tất nhiên PayME đang không ngừng chiêu mộ thêm nhân sự cho sự phát triển quy mô của công ty. Nhưng với tôi, người giỏi không hẳn là người hợp với vị trí mình tìm kiếm, chọn được người phù hợp còn khó hơn chọn người giỏi. Anh em chúng tôi làm với nhau rất nhiều sản phẩm, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của công ty, và vẫn tiếp tục phát triển cùng nhau chính là vì hợp; chứ trong một tổ chức mà hai người không muốn chơi với nhau thì còn làm được việc gì.

Xem thông tin chi tiết tại: https://payme.vn/web/home