Sắp xuất hiện “siêu dự án” ngay trái tim Sài Gòn!

Vị trí nào là trung tâm của Sài Gòn, nhiều người có thể trả lời ngay là khu vực quận 1. Tại nơi tâm điểm của “trung tâm quận 1” sắp xuất hiện một dự án đặc biệt, sở hữu 4 mặt tiền đường là Công Trường Mê Linh, Hai Bà Trưng, Thi Sách và Đông Du, dự báo sẽ gây nóng trên thị trường thời gian tới.

Nở rộ “siêu dự án trên đất vàng”

Ngay từ đầu năm nay, hàng loạt các tổ hợp căn hộ quy mô lớn, đẳng cấp toạ lạc tại các vị trí được mệnh danh là “đất vàng” tại Hà Nội và TPHCM liên tiếp được công bố trên thị trường. Thông tin này ngay lập tức trở thành tâm điểm, thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong và ngoài nước ngay cả khi chưa chính thức công bố, ra mắt thị trường.


Đường Catinat thời thuộc Pháp – nay là đường Đồng Khởi (ảnh tư liệu)

Đường Catinat thời thuộc Pháp – nay là đường Đồng Khởi (ảnh tư liệu)

Anh Trần Hoàng M, trưởng phòng kinh doanh tại một doanh nghiệp môi giới bất động sản cho hay: “Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư tới tìm hiểu thông tin về một số “siêu dự án” nằm tại các vị trí đắc địa ở nội đô Hà Nội hay TPHCM. Đáng lưu ý, dù chỉ mới chỉ manh nha xuất hiện trên thị trường nhưng nhiều người cho biết sẵn lòng đặt tiền giữ chỗ bởi sợ đến lúc công bố, mở bán chính thức không còn suất mua”.


Bến Bạch Đằng đầu thế kỷ 20 – (ảnh tư liệu)

Bến Bạch Đằng đầu thế kỷ 20 – (ảnh tư liệu)

Theo đánh giá của giới chuyên gia, một trong những yếu tố góp phần làm cho một dự án thành công là vị trí dự án và uy tín thương hiệu chủ đầu tư. Trong bối cảnh nguồn cung căn hộ tăng nhanh, đặc biệt là căn hộ cao cấp, nhiều chuyên gia lo ngại sẽ tạo nên tâm lý chờ đợi trước khi quyết định mua nhà của khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế những dự án có vị trí vàng vẫn luôn hút hàng, thậm chí có những dự án mở bán trong vòng vài giờ đã có hàng trăm căn hộ được khách hàng đặt mua.

“Sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường trong thời gian qua đã làm gia tăng nhu cầu về phân khúc căn hộ cao cấp. Dù thị trường bất động sản hiện nay có nhiều yếu tố đã thay đổi trong quan điểm cũng như xu hướng lựa chọn của cả người mua và người bán nhưng vị trí vẫn luôn là yếu tố chiến lược mang lại thành công cho các đợt mở bán. Trong xu hướng đó, những dự án quận nội thành như quận 1, quận 10, quận Phú Nhuận… vẫn luôn là điểm nhắm đến của các khách hàng có điều kiện”, sếp một doanh nghiệp địa ốc phía Nam nhìn nhận.

Sắp xuất hiện “siêu dự án” ngay tại trái tim Sài Gòn

Sài Gòn – TPHCM ngày nay vẫn tiếp tục chọn quận 1 làm trung tâm chính trị, tài chính, và văn hóa của người Sài Gòn. Những cung đường Catinat, Imperial xưa – nay là Đồng Khởi, Hai Bà Trưng - vẫn tiếp tục được gọi là “trung tâm của trung tâm”, nơi hội tụ của những gì tinh hoa và danh giá bậc nhất thành phố.

Đầu mút của 2 tuyến phố “trung tâm của trung tâm” qua nhiều thời đại, nơi tiếp giáp bến Bạch Đằng thơ mộng bao đời, ôm quanh Công trường Mê Linh và tượng đài Trần Hưng Đạo, là những khu đất có địa thế đẹp nhất Sài Gòn, hiển nhiên, cũng đắt đỏ bậc nhất.

Nơi tâm điểm của Sài Gòn này sắp xuất hiện một dự án đặc biệt, sở hữu 4 mặt tiền đường là Công Trường Mê Linh, Hai Bà Trưng, Thi Sách và Đông Du. Dự án này sẽ là một tổ hợp khách sạn 5 sao +, khu căn hộ thương mại và văn phòng với chất lượng dịch vụ tương đương 5 sao+.

Công trường Mê Linh 3 năm tới
Công trường Mê Linh 3 năm tới

“Sau nhiều vòng trình phương án thiết kế lên Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM, kiến trúc cảnh quan của dự án chắc chắn sẽ giữ vững vị thế của một biểu tượng ngay giữa trái tim Sài Gòn phồn hoa!”, giới kinh doanh địa ốc dự báo.

Phân tích chi tiết hơn về yếu tố lịch sử của danh xưng vị trí “siêu đắc địa”, “trung tâm của trung tâm” của dự án trên, một chuyên gia lý giải, ngay từ những năm 1772, tướng Nguyễn Cửu Đàm lần đầu công bố bản quy hoạch Gia Định – Sài Gòn, trong đó chỉ rõ trung tâm Sài Gòn (trung tâm giao thương đường bộ lẫn đường thủy) là khu vực nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé và đường mới khu cầu Ông Lãnh hiện nay.

“Người Pháp sau đó đặt tên đường để đánh dấu rõ hơn về mặt địa chính cho khu vực trung tâm. Ví như Caitnat (đường Đồng Khởi ngày nay) - là bộ mặt và linh hồn của Sài Gòn khi xưa. Đó là nơi tập trung những cửa hàng sang trọng nhất, là nơi sinh sống và giao lưu của giới thượng lưu thuộc địa, nơi được người Pháp ví như đại lộ Canebière của Marseille », vị chuyên gia nói.

PV