1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Rũ bỏ đen đủi, đại gia cầu vận đỏ năm mới

Những ngày cuối trước khi chốt kết quả 2013, hàng loạt đại gia lớn tìm mọi cách để dứt điểm những khó khăn, nợ nần để đón một năm mới với những hy vọng tốt đẹp hơn.

Cuối năm: Dứt nợ

 

Ngày cuối cùng 2013, Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 (HT1) cho biết, đã hoàn thành đợt chào bán 120 triệu cổ phần phát hành riêng lẻ cho Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) với tổng trị giá lên tới 1.200 tỷ đồng.

 

Số tiền này sẽ được DN dùng để “hoán đổi công nợ dài hạn của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam”. Theo đó, toàn bộ cổ phần phát hành không thu tiền mặt nhằm mục đích tất toán và cấn trừ nợ dài hạn Vicem.

 

Có thể thấy, đợt phát hành thêm của HT1 diễn ra khá nhanh chóng. Ngày bắt đầu chào bán cũng là ngày hoàn thành: 20/12/2013. DN không mất chi phí phân phối cổ phiếu. Sau phát hành Vicem vẫn tiếp tục là cổ đông lớn nhất.

 

Trả nợ bằng mọi cách để nhẹ gánh lo.
Trả nợ bằng mọi cách để nhẹ gánh lo.

 

Sự thay đổi có lẽ chỉ là: Số lượng cổ phiếu HT1 do Vicem nắm giữ tăng từ 113,4 triệu đơn vị lên 253,4 triệu đơn vị (tương đương 79,69% cổ phần). Đổi lại ngay trong quý cuối cùng 2013, báo cáo tài chính của HT1, khoản nợ dài hạn sẽ giảm bớt đi 1.200 tỷ đồng. Nhờ đó, tổng nợ hơn 11 nghìn tỷ (so với quy mô gần 2.000 tỷ đồng) thời điểm cuối quý III/2013 theo đó sẽ giảm đi khá nhiều.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Trước đó khoảng một tuần, Tổng công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam (VNE) cũng cho biết, sẽ chuyển nhượng trụ sở của DN tại Đà Nẵng cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - cổ đông lớn nhất của DN, với tổng giá trị chuyển nhượng sau thuế gần 58 tỷ đồng. Sau khi chuyển nhượng, VNE tiếp tục thuê lại tòa nhà để làm trụ sở.

 

Lý do của việc chuyển nhượng không được đề cập nhưng rất có thể động thái này liên quan tới tình hình kinh doanh ảm đạm của DN. Trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của VNE giảm 82% so với cùng kỳ; nợ ngắn hạn cao hơn vốn chủ sở hữu; tổng nợ cao gần gấp đôi vốn điều lệ…

 

Một ngày trước khi kết thúc năm 2013, Công ty Cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển Gemadept (GMD) bất ngờ công bố thông tin chính thức bán cao ốc Gemadept Tower.

 

Theo đó, ngày 27/12/2013, Gemadept đã ký hợp đồng chuyển nhượng 85% phần vốn góp của mình trong tổng số hơn 936 tỷ đồng vốn điều lệ của Công ty TNHH Xúc tiến Thương mại Hàng Hải (Marproco) cho Bên nhận chuyển nhượng là Tập đoàn CJ của Hàn Quốc và 3 công ty con của tập đoàn này.

 

Trước khi về tay tập đoàn nước ngoài, Marproco là công ty 100% vốn của CTCP Gemadept, sở hữu và khai thác cao ốc Gemadept tại số 6 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.

 

Nhẹ gánh lo vào năm mới

 

Trong năm 2013, một cụm từ được rất nhiều DN sử dụng là “tái cấu trúc”. Khó khăn bao phủ cộng đồng DN với lợi nhuận sụt giảm, nợ nần chồng chất đã khiến lãnh đạo rất nhiều DN đưa ra các phương án tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả hơn.

 

Biện pháp được nhiều đơn vị sử dụng nhất trong thời buổi khó khăn, không dễ tăng được doanh thu, chính là cắt giảm chí phí như: cắt giảm lao động, giảm chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, trong đó có chi phí lãi vay.

 

Hoạt động thu vén để trả nợ, giảm bớt lãi vay cũng như rủi ro được nhiều DN lựa chọn thực hiện.

 

Hiện tượng HT1 phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông lớn để giảm nợ; VNE bán trụ sở thu; hay quyết định bán tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng của GMD mang về một cú đột phá về doanh thu và lợi nhuận… là những minh chứng cho nỗ lực tái cấu trúc của các DN.

 

Trong tháng 11, giới đầu tư cũng chứng kiến Tổng công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc (KBC) của đại gia Đặng Thành Tâm phát hành cả trăm triệu cổ phiếu để cấn trừ công nợ và bổ sung nguồn vốn lưu động. Quyết định hoán đổi công nợ bằng cổ phần được cho là một bước quan trọng trong quá trình tái cấu trúc nguồn vốn nhằm mục đích giúp công ty giảm đáng kể các khoản nợ phải trả.

 

Trước đó, nhiều DN cũng đã thực hiện tái cấu trúc một cách mạnh mẽ trong năm 2013 với trọng tâm là giảm nợ để nhẹ gánh nặng, bớt rủi ro như: Đầu tư và Sản xuất Việt - Hàn VHG (thanh lý và chuyển nhượng vốn, tài sản); Sadico Cần Thơ SDG, Mía đường Kon Tum KTS (chuyển nợ thành vốn chủ); HAG (thoái vốn khỏi BĐS, thủy điện); VCG, ACB, SHB, DIG, SHI, SD5, TIG… (thoái vốn).

 

Nỗ lực xốc lại chính mình để hoạt động hiệu quả hơn đang được các DN quan tâm hơn bao giờ hết. Những thay đổi lớn vào “phút cuối” năm 2013 cho thấy nhiều DN đang kỳ vọng vào một sự lột xác trong năm 2014 và đây là điều được thị trường hay chính là các NĐT tin tưởng.

 

Gánh nặng nợ nần sẽ nhẹ bớt. Tình trạng hoạt động đa ngành dàn trải kém hiệu quả ở nhiều DN sẽ được cải thiện. TTCK cũng được nhìn nhận là một trong số rất ít các kênh đầu tư có sức hấp dẫn trong năm 2014.

 

Mặc dù vậy, ở chiều ngược lại, nhiều NĐT cũng lo lắng về tương lai dài hạn của các DN khi mà hầu hết các biện pháp nâng cao hiệu quả được đưa ra gần đây chủ yếu mang tính chất ngắn hạn và mới chỉ là bước đầu của quá trình tái cấu trúc.

 

Bên cạnh đó, nhiều người lo ngại hiện tượng một số DN giảm nợ bằng cách gán nợ cho các cổ đông lớn, cho cổ đông nhà nước… có thể sẽ khiến cho cơ cấu cổ đông tại các DN này rơi ngược trở lại tình trạng kém đa dạng và dễ dàng bị chi phối, tiềm ẩn nhiều mối lo về sau.

 

Theo Huấn Tú

VEF
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm