1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Rời Trung Quốc, doanh nghiệp Mỹ sẽ chọn Việt Nam

(Dân trí) - Theo khảo sát của Amcham, Việt Nam được các doanh nghiệp Mỹ lựa chọn là điểm đến hàng đầu để dịch chuyển hoạt động đầu tư từ Trung Quốc sang khu vực ASEAN.

Nokia có mặt tại VN
Nokia có mặt tại VN
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Động thổ siêu dự án lọc dầu 3,2 tỷ USD
* Nhiều hãng hàng không sẽ phá sản nếu Nga đóng cửa không phận với EU
* Rời Trung Quốc, doanh nghiệp Mỹ sẽ chọn Việt Nam
* 4.400 tỷ đồng đổ vào chứng khoán, thị trường tăng điểm thận trọng

Phòng Thương mại Mỹ tại Singapore – Amcham vừa công bố báo cáo khảo sát về triển vọng kinh doanh năm 2015 tại các nước ASEAN. Theo đó, phản ánh ý kiến của gần 600 nhà quản lý hàng đầu Mỹ tham gia kinh doanh tại 10 nước ASEAN.

 

Khảo sát cho thấy, Indonesia, Việt Nam và Myanmar là 3 quốc gia đứng đầu danh sách lựa chọn mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ. Trong số các doanh nghiệp được hỏi có 41% doanh nghiệp nhắm tới Indonesia, 37% hướng tới Việt Nam và 35% là Myanmar. 

 

Trong số các doanh nghiệp Mỹ tham gia trả lời 75% doanh nghiệp chọn Việt Nam mở rộng đầu tư và 22% giữ nguyên quy mô cũ ở Việt Nam. Đáng lưu ý, dù số doanh nghiệp lựa chọn ASEAN sau khi rời khỏi Trung Quốc giảm nhẹ so với khảo sát trước thì Việt Nam vẫn được các doanh nghiệp Mỹ lựa chọn là điểm đến hàng đầu để dịch chuyển hoạt động đầu tư từ Trung Quốc sang khu vực ASEAN với tỷ lệ 27%, tăng mạnh 5 điểm % so với kỳ khảo sát trước.

 

79% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - với sự tham gia của 12 thành viên trong đó có Việt Nam và Mỹ - sẽ có tác động tích cực tới thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam; 62% doanh nghiệp cho rằng TPP có ảnh hưởng tới kế hoạch đầu tư vào Việt Nam. 

 

Đối với thị trường Việt Nam, 57% nhà quản lý kỳ vọng lực lượng lao động sẽ tăng trưởng trong năm 2014; 66% nhà quản lý kì vọng lợi nhuận sẽ tăng trong năm 2014 và 82% kì vọng lợi nhuận sẽ tăng trong năm 2015.


Các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng, Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhờ chính trị ổn định, chi phí nhân công rẻ và an ninh tốt. Tuy nhiên cũng có những ý kiến lo ngại về tham nhũng, quan ngại về hỗ trợ từ phía Chính phủ và an toàn của người lao động sau những vụ bạo động trong các đợt biểu tình chống Trung Quốc.

 

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Mỹ hiện đứng thứ 7 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn đầu tư lũy kế đến nay là trên 2,55 tỷ USD. Con số 2,55 tỷ USD vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam vẫn chưa đạt kỳ vọng, tuy nhiên với sự "đổ bộ" của hàng loạt những doanh nghiệp lớn của Mỹ trong thời gian gần đây kỳ vọng sẽ mang lại một luồng vốn lớn từ quốc gia này chảy vào Việt Nam. 

 

Mới đây nhất, trong công văn gửi tới Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan, công ty TNHH Nokia Việt Nam cho biết hãng Microsoft - chủ đầu tư mới của Công ty Nokia Việt Nam - sẽ đóng cửa một phần hoạt động của các nhà máy tại Bắc Kinh và Đông Quảng (Trung Quốc), toàn bộ các nhà máy sản xuất tại Komarom (Hungary) và chuyển nhà máy tại Reynosa (Mexico) thành một trung tâm sửa chữa để tập trung phát triển Nhà máy sản xuất tại Bắc Ninh (Việt Nam). Microsoft dự kiến sẽ dịch chuyển 39 dây chuyền sản xuất điện thoại di động thông minh Nokia về Việt Nam. 

 

Trước Nokia, hàng loạt các "ông lớn" như General Electric (GE), Coca-Cola hay Exxon Mobil, Intel đều lần lượt công bố ý định mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Exxon Mobil thậm chí còn đang xem xét đổ 20 tỷ USD để xây dựng một cụm khí - điện ở miền Trung hay đại gia bất động sản Peninsula Pacific cũng đang đàm phán để tham gia Dự án Nam Hội An, vốn đầu tư 4 tỷ USD, tại Quảng Nam, cùng với VinaCapital.  

 

Phương Dung
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm