Quảng cáo thực phẩm: Lắm vi phạm vì nhiều bất cập!
Trước đây, thực phẩm chức năng quảng cáo như thần dược đã khiến nhiều người tin mua dùng. Còn nay là các sản phẩm thực phẩm “như tự nhiên”, tốt tự nhiên, từ thiên nhiên, ngon từ thịt thăn... cũng rất cần được xem xét.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Có một vấn đề là vi phạm quảng cáo thực phẩm trở nên quá phổ biến, khiến người tiêu dùng không thể biết đâu là thật, đâu là giả, trong khi đây là hàng hoá cần thẩm định nội dung khi quảng cáo. Khó khăn là ở khâu nào vậy, thưa ông?
Mức phạt các vi phạm quảng cáo còn rất thấp, chưa đủ sức răn đe. Hiện vi phạm quảng cáo lần đầu thì mức chế tài là nhắc nhở, lần thứ 2, theo nghị định 45 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế thì mức phạt là 5-10 triệu đồng, thông thường xử phạt ở mức giữa là 7,5 triệu đồng, trong khi quảng cáo quá lên về sản phẩm thì bán được nhiều hàng hoá, lợi nhuận nhiều hơn nên có khi doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt! Tới đây, Chính phủ giao Bộ Y tế xây dựng riêng một quy định về mức phạt với hành vi quảng cáo sai, quảng cáo khi chưa được thẩm định về nội dung có thể bị phạt 20-30 triệu đồng, chưa kể có thể áp dụng phạt bổ sung là tước giấy phép kinh doanh.
Nhiều quảng cáo vi phạm nội dung đã được cơ quan quản lý thẩm định
Như tôi đã nói là quy định hiện hành khuyến khích người có nhu cầu quảng cáo được quảng cáo, nhưng không được gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Khó là ở chỗ này vì khái niệm mơ hồ và nên sửa lại, vì thế nào là gây hiểu lầm, quảng cáo đến mức nào là hiểu lầm? Trong khi các văn bản pháp quy phải chặt chẽ. Một vấn đề nữa, theo quy định thì cơ quan y tế thẩm định nội dung quảng cáo, nhưng một số hành vi như tổ chức hội thảo, nhất là sản phẩm kinh doanh đa cấp, tổ chức “người tiêu dùng” mà thật ra không biết có đúng là người tiêu dùng hay không viết thư cảm ơn lên báo chí vì sản phẩm tốt quá thì các văn bản trước đây chưa được điều chỉnh. Nội dung này sẽ được đưa vào quy định tới đây. Hiện nay, cũng có một số hành vi bị cấm khi quảng cáo thực phẩm, nhưng không có chế tài kèm theo nên không xử phạt được, ví dụ tình trạng sử dụng cán bộ y tế để quảng cáo sản phẩm chẳng hạn.
Theo nghị định 89 Chính phủ về ghi nhãn hàng hoá và thông tư trong hướng dẫn của Bộ Khoa học công nghệ thì doanh nghiệp có quyền đặt tên cho sản phẩm nhưng không được gây hiểu lầm, ví dụ như có thể sử dụng thành phần của sản phẩm để đặt tên cho cả sản phẩm, nhưng phải nêu rõ thành phần ấy là bao nhiêu, ví dụ như bột thịt, nhưng thịt là bao nhiêu phải ghi rõ. Đã có trường hợp doanh nghiệp in nhãn sản phẩm nhưng cách đặt tên “gây hiểu lầm” và cơ quan quản lý nhà nước đã phải yêu cầu thay đổi.
Ví dụ như với sản phẩm thực phẩm chức năng, một quy định rất rõ ràng là không được có chỉ định điều trị, hoặc chống chỉ định với người nọ người kia, vì nó là thực phẩm và chỉ có tác dụng hỗ trợ. Vì vậy những sản phẩm thực phẩm chức năng được quảng cáo là chữa bệnh này bệnh kia hoặc có hình ảnh bác sỹ, nhân viên y tế ở đó là chắc chắn chưa được cơ quan y tế thẩm định nội dung. Khi nghiên cứu sản xuất ra sản phẩm, tất nhiên các nhà sản xuất đều cố gắng để sản phẩm của mình tối ưu, nhưng không thể quảng cáo sản phẩm của mình là tốt nhất, số 1 so với sản phẩm cùng loại.
Vậy đánh giá chung về vấn đề quảng cáo thực phẩm, ông thấy vấn đề gì đang nổi lên?
Theo Hà Châu
Sức khỏe & An toàn thực phẩm