1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ
  3. Tư vấn tài chính cá nhân

Quan Trung Quốc “nghèo hơn” vì lệnh cấm tặng quà

Theo khảo sát trên 100 công chức, đa số người trả lời nói rằng, quy định của chính phủ trực tiếp ảnh hưởng thu nhập thực tế của họ, đến mức một số người còn tính chuyện chuyển việc.

Quan Trung Quốc “nghèo hơn” vì lệnh cấm tặng quà
Doanh số rượu Mao Đài nổi tiếng của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm tặng quà sử dụng công quỹ. Ảnh: Dreamstime

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Việt Nam-Campuchia đưa hợp tác quốc phòng vào chiều sâu

 
Theo một khảo sát ở Trung Quốc gần đây, giới công chức nước này đã cảm thấy tác động rõ rệt từ lệnh cấm tặng quà và chi tiêu lãng phí. 90% người trả lời nói rằng, lệnh cấm ảnh hưởng thu nhập không chính thức, khiến cuộc sống và công việc của họ trở nên “khó khăn hơn”. Tuy nhiên, người ta đã nghĩ ra cách lách quy định để tặng quà mà khó bị giám sát.

 

Theo khảo sát trên 100 công chức, đa số người trả lời nói rằng, quy định của chính phủ trực tiếp ảnh hưởng thu nhập thực tế của họ, đến mức một số người còn tính chuyện chuyển việc.

 

Vợ chồng Zhang Jun và Chen Fang là công chức ở hai thành phố thuộc tỉnh Giang Tây. Trước đây, thu nhập chính thức mỗi tháng của họ khoảng 8.000 nhân dân tệ (gần 28 triệu đồng), cộng thêm một khoản thu nhập ngoài. Nhưng từ khi lệnh cấm được áp dụng, hầu như số thu nhập “chìm” của họ không còn nữa, nên hai vợ chồng này phải tiết kiệm chi tiêu hơn.

 

Xiao Xu, quan chức tỉnh Phúc Kiến, nói rằng, trước năm 2013, sau giờ làm việc, ông thường đi ăn tiệc tối và thường được tặng nhiều phiếu mua hàng trị giá 300 - 500 nhân dân tệ (khoảng 1-1,7 triệu đồng). Nhưng từ năm 2013, ông từ chối tất cả lời mời ăn tối và phiếu mua hàng. “Nhiều cán bộ bị điều tra và trừng phạt, tôi thấy chính phủ đang thực hiện lệnh cấm một cách nghiêm túc”, ông nói.

Theo Xinhua, một thành viên của Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Quốc gia của Trung Quốc cho biết, sản lượng bán ra các mặt hàng thực phẩm làm quà tặng ước tính giảm gần 40% trong năm 2013. Giá các loại rượu cao cấp của Trung Quốc như Mao Đài, Ngũ Lương Dịch giảm 10% dịp gần Tết âm lịch 2014 vì sản lượng bán ra giảm. Rượu Mao Đài giờ không còn nằm trong top 10 loại quà được yêu thích trong giới triệu phú Trung Quốc.

Lệnh cấm cũng ảnh hưởng những người không phải quan chức, chủ yếu là doanh nhân hoặc những người thường xuyên phải liên lạc với quan chức chính phủ. Wang Li là quản lý khách hàng tại một ngân hàng thương mại ở Bắc Kinh.

 

Chị cho biết, nhiều khách hàng của mình là doanh nghiệp nhà nước lớn, nên việc tặng các loại quà như thẻ mua sắm giúp chị duy trì quan hệ làm ăn, đạt được mục tiêu công việc. Nhưng trong nửa cuối năm 2013, nhiều khách hàng của quản lý Wang từ chối nhận bất kỳ loại quà gì, báo Trung Quốc Beijing News dẫn lời chị. Quản lý Wang đang lo lắng lệnh cấm có thể ảnh hưởng kết quả công việc của mình.

 

Ngược lại, nhiều người khác hoan nghênh lệnh cấm, vì giúp họ giảm chi phí và có thêm thời gian cho gia đình. Một chủ xưởng sản xuất họ Trương ở tỉnh Phúc Kiến nói rằng, số tiền quà biếu trong năm 2013 mà ông phải chi đã giảm một nửa so với mức 200.000 nhân dân tệ (gần 700 triệu đồng) trong năm 2012.

 

Ông Trương cho biết, năm nay chưa thấy quan chức nào đến xưởng của ông dưới danh nghĩa “thanh tra” để nhận quà nữa, và ông có thể tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể khi không phải đi ăn tối với quan chức. Vị chủ xưởng này hy vọng lệnh cấm sẽ có tác dụng lâu dài.

 

Quà tặng biến tướng

 

Phong trào chống lãng phí bắt đầu với nguyên tắc 8 điểm, được đưa ra tại một cuộc họp của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm ngoái, với mục đích chống quan liêu, chủ nghĩa hình thức và hoang phí của các đảng viên.

 

Cuối tháng 11/2013, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ra chỉ thị các văn phòng Đảng và chính phủ, các hiệp hội dân sự, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tài chính không được mua quà tặng bằng công quỹ trong dịp Tết dương lịch và âm lịch.

 

Ủy ban này yêu cầu các cơ quan giám sát và kỷ luật tăng cường giám sát, phát giác kịp thời những hành vi vi phạm trong dịp Tết, đồng thời nhấn mạnh kể cả hoa và thực phẩm mua bằng tiền công cũng bị cấm.

 

Đông đảo người dân Trung Quốc coi Tết là dịp tốt để thúc đẩy quan hệ với bạn bè, với quan chức. Và những món hàng nói trên thường được nhiều người chọn để hối lộ quan chức hoặc đối tác làm ăn.

 

Tết Nguyên đán 2014 đang đến gần, và dù ngành công nghiệp quà tặng đã cảm nhận được tác động của chính sách chống xa xỉ và lãng phí của chính phủ, nhưng loại hình mới mang tên “danh sách quà tặng” đã xuất hiện để giúp người ta lách quy định trên.

 

“Danh sách quà tặng” là cách mới để tặng quà. Thay vì đến các cửa hàng và trung tâm mua sắm để mua quà rồi biếu quan chức, đối tác…, nhiều người Trung Quốc giờ chuyển sang sử dụng thương mại điện tử và dịch vụ chuyển phát nhanh để gửi quà. Bằng cách này, người ta có thể tránh bị giám sát việc tặng quà bằng công quỹ và tránh nguy cơ bị điều tra, báo Trung Quốc China Daily cho biết.

 

Tài sản khổng lồ của tướng “ngã ngựa”

 

Báo Hong Kong South China Morning Post vừa đưa tin, số đồ vật bằng vàng và rượu quý khổng lồ (chất đầy 4 xe tải) thu được ở tư dinh của trung tướng Cốc Tuấn San, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quân đội Trung Quốc, chỉ là phần nổi của tảng băng.

 

Theo một nguồn tin, ông này sở hữu số vàng trị giá 20 tỷ nhân dân tệ (gần 70.000 tỷ đồng), hơn 300 danh mục bất động sản, trong đó có khu biệt thự rộng 7.000 m2 với hơn 60 nhân viên quản lý và phục vụ.

 

Nguồn thu nhập cực lớn của ông Cốc chủ yếu đến từ các mua bán bất động sản của quân đội ở thành phố Thượng Hải và tỉnh Vân Nam, thông qua một công ty địa ốc của người em trai.

 

Theo báo chí Trung Quốc, ông Cốc đã bán số bất động sản của quân đội trị giá 300 tỷ nhân dân tệ (hơn 1 triệu tỷ đồng) với giá chỉ bằng 10% giá thị trường. Tòa nhà chất đầy đồ xa xỉ của Cốc Tuấn San ở thành phố quê hương Bộc Dương (tỉnh Hà Nam) rộng hơn 20.000 m2 được xây theo kiểu truyền thống, gồm 4 dãy nhà bao quanh sân rộng, tường rào cao 3m chăng dây thép gai bên trên. Người dân địa phương gọi tòa nhà này là dinh tướng quân.

 

Ông Cốc (sinh năm 1956) thăng tiến chóng mặt. Chỉ trong 8 năm, ông này được thăng 8 cấp. Năm 2000, ông Cốc vào Tổng cục Hậu cần với chức vụ Chánh văn phòng Cục Doanh trại và Xây dựng cơ bản. Giữa năm 2007, ông này giữ chức Cục trưởng Cục Doanh trại và Xây dựng cơ bản. Một năm sau, ông Cốc được đề bạt chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, rồi được phong trung tướng năm 2011.

 

Theo báo giới Trung Quốc, sở dĩ con đường quan lộ của Cốc Tuấn San thênh thang như vậy là nhờ vị trí béo bở tại Tổng cục Hậu cần kiếm tiền quá dễ. Ông này lại dùng chính tiền biển thủ được rải khắp các cửa, xây dựng quan hệ để leo cao, tạo lập phe cánh tin cậy và chỗ dựa vững chắc.

 

Theo một số nguồn tin, ông này còn có vô số nhân tình là ca sĩ, diễn viên, người dẫn chương trình truyền hình… và sẵn sàng tiến cống cả người tình để làm đẹp lòng cấp trên.

 

Thục Ninh

 

Theo Trúc Quỳnh

Tiền Phong
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm