Quả ngọt sau 17 năm đầu tư cho sữa tươi đạt “chuẩn”

Chương trình phát triển ngành sữa của FrieslandCampina Việt Nam (sữa Cô Gái Hà Lan) đã được 2 giáo sư Giáo sư Michael Porter và Mark Kramer cha đẻ của thuyết “Tạo lập giá trị chung” ghi nhận như một hình mẫu tiên phong trong việc tạo lập giá trị chung tại Việt Nam.

Ông Trần Quốc Huân - Phó Tổng Giám Đốc của công ty FrieslandCampina Việt Nam (FCV) đã chia sẻ về chương trình này.

 

Ông Trần Quốc Huân - Phó Tổng Giám Đốc của công ty FrieslandCampina Việt
Ông Trần Quốc Huân - Phó Tổng Giám Đốc của công ty FrieslandCampina Việt Nam

 

FCV được xem là một trong những công ty  tiên phong tại Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh cùng  nông dân với một bề dày kinh nghiệm. Ông có thể chia sẻ đâu là những kinh nghiệm của FCV trong vấn đề này?

 

Muốn bền vững phải đạt hiệu quả kinh tế cho cả người chăn nuôi lẫn người thu mua. Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán thì người chăn nuôi gặp bất lợi về giá cả và sự quan tâm chăm sóc trong các dịch vụ về thức ăn chăn nuôi, thú y, quản lý chất lượng v.v… từ đó làm đội giá thành và giảm thu nhập. Người thu mua cũng gặp bất lợi tương ứng về đầu tư phương tiện, con người và phí vận chuyển. Chuyển từ qui mô nhỏ lẻ, phân tán, cá thể lên qui mô lớn, tập trung là qui luật vàng của nông nghiệp. FCV đang giúp các hộ nông dân liên kết lại với nhau thành từng nhóm liên cư, liên địa. Tại nhà nhóm trưởng, các thiết bị làm lạnh được công ty đầu tư lắp đặt. Nhóm viên vắt sữa tại nhà theo giờ qui định và đem đến đổ vào bồn làm lạnh trong vòng 45 phút. Nhờ thiết bị kiểm tra chất lượng tại chỗ, chất lượng sữa của từng đàn bò một được kiểm tra trước khi đổ vào bồn chung, vậy, mỗi hộ nông dân hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng sữa của mình.

 

Bên cạnh đó, công ty cũng kết nối các nhóm nông dân chăn nuôi bò sữa với những dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi, thú y, và với các đại lý thức ăn chăn nuôi để mua theo nhóm với giá thấp hơn. Đây chính là tiền đề cho việc hợp tác hóa trong nông nghiệp để tiến lên sản xuất lớn, một cuộc vận động hợp tác hóa theo kiểu mới trên cơ sở tự nguyện và dựa trên tiêu chí duy nhất là hiệu quả.

 

Nông dân bên trại bò sữa của mình (Củ Chi)
Nông dân bên trại bò sữa của mình (Củ Chi)

 

Hiện nay, đây là mô hình thu mua sữa mà FCV đang áp dụng cho tất cả các hộ nông dân cung cấp sữa cho công ty, từ vùng châu thổ sông Hồng đến cao nguyên Lâm Đồng, miền Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 

Hiện nay, các mặt hàng của FCV, đặc biệt là sữa tươi Cô Gái Hà Lan được người tiêu dùng đánh giá cao và chiếm một thị phần lớn trên thị trường. Tuy nhiên, FCV cũng đang phải cạnh tranh với nhiều công ty sữa trong và ngoài nước. Ông nhận thấy FCV có những thế mạnh cạnh tranh nào so với các công ty khác?

 

Tin tưởng ở triết lý “tạo lập giá trị chung”, FCV kiên trì mô hình phát triển chăn nuôi bò sữa cùng các hộ nông dân nhỏ. Mục tiêu của mô hình này là giúp người nông dân phát triển chăn nuôi bò sữa thành một ngành kinh tế nông nghiệp bền vững. Để bền vững, việc chăn nuôi bò sữa phải đạt các yêu cầu:

 

Về kinh tế: số lượng bò cho sữa của mỗi hộ nông dân phải là ít nhất 30 con, có năng suất sữa bình quân 15kg / ngày. Có như vậy thì thu nhập hàng ngày của người nông dân mới đủ bù đắp chi phí chăn nuôi, đảm bảo chi phí sinh hoạt cho gia đình và có dư để tích lũy nhằm tái đầu tư, mở rộng qui mô đàn bò và nâng cấp điều kiện chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp.

 

Về an toàn vệ sinh thực phẩm: sữa tươi phải đảm bảo hàm lượng về đạm, béo, đồng thời không có dư lượng kháng sinh,  và lượng tổng tạp trùng thấp nhất có thể (TCVN: 1.000.000 cfu/ml; FCV: < 300.000 cfu/ml). Chất lượng sữa càng cao thì giá bán sữa càng cao, thu nhập người nông dân tăng nhanh. Bò cho sữa đảm bảo không bị dịch bệnh, bò bệnh phải được cách ly nghiêm nhặt.

 

Về bảo vệ môi trường: chất thải từ bò được tận dụng chế biến khí sinh học để cung cấp chất đốt và ánh sáng cho hộ nông dân, đồng thời làm phân hữu cơ bón cho đồng cỏ, ruộng ngô. Môi trường được bảo vệ mà hộ chăn nuôi thành vùng sinh thái khép kín, giảm chi phí sản xuất, ngăn ngừa dịch bệnh, làm tăng hơn nữa hiệu quả kinh tế.

 

Về xã hội: Thu nhập cao từ chăn nuôi bò sữa cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong thực hành chăn nuôi sẽ làm cho nghề này trở nên hấp dẫn đối với thanh niên nông thôn, nhờ vậy giảm áp lực đô thị hóa, và tạo động lực phát triển nông thôn mới.

 

Nông dân bên trại bò sữa của mình (Củ Chi)
Năng suất, chất lượng sữa và hiệu quả ngày càng nâng cao là kết quả của quá trình hỗ trợ nông dân mà FrieslandCampina Việt Nam đã và đang thực hiện trong hơn 17 năm qua với Chương trình Phát triển ngành sữa.

 

Đầu vào chất lượng thì đầu ra cũng chất lượng. Trong 5 năm trở lại đây, sữa tiệt trùng từ 100% sữa tươi đã thành một nhu cầu lớn và tăng trưởng rất nhanh. Tuy nhiên, khi chưa đảm bảo mức cung cả về số lượng lẫn chất lượng thì FCV vẫn chấp nhận đứng ngoài phân khúc hấp dẫn này. Những nỗ lực miệt mài suốt hơn 17 năm qua nay đã cho quả ngọt, FCV đã thu mua mỗi ngày 240 tấn sữa tươi với chất lượng cao nhất, nhờ đó vào đầu tháng 10/2013, FCV đã có thể tung ra thị trường sản phẩm Sữa Chọn. Hãy nhìn vào bảng thành phần trên bao bì: 100% sữa tươi. Chấm hết. Chỉ có dòng sữa có chất lượng cao nhất mới cho phép một bảng thành phần đầy kiêu hãnh như vậy.

 

PV
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước