Qua Mỹ sẽ đổi đời: Đừng có mơ!

“Giấc mơ Mỹ” là một khái niệm thường được dùng để chỉ những người, dù là nghèo nhất nhưng nếu chăm chỉ và kiên trì ở Mỹ thì sẽ thay đổi được cuộc đời (đổi đời).

Nhưng thật sự thì bạn sẽ khó khăn để “thay đổi tầng lớp” ở Mỹ hơn là ở các quốc gia tiên tiến khác. Thậm chí, có khả năng bạn sẽ "trụ lại" ở cùng tầng lớp như cha mẹ của mình.
 
Qua Mỹ sẽ đổi đời: Đừng có mơ!
Bảng tóm tắt khả năng bạn sẽ vướng lại ở tầng lớp xã hội của thế hệ trước giữa các quốc gia trên thế giới. Trong đó Mỹ chỉ kém Anh Quốc 1 chút, trong khi Peru đứng đầu bảng xếp hạng.
 
Bạn sẽ dễ dàng đổi đời hơn nếu bạn sinh ra ở Nhật Bản, Đức, Úc và các quốc gia thuộc bán đảo Scandinavia. Một kết quả nghiên cứu từ nhà kinh tế học Miles Corak thuộc đại học Ottawa và Russell Sage Foundation (một tổ chức quy tụ nhiều chuyên gia từ các trường đại học nghiên cứu về khoa học xã hội, có trụ sở đặt tại New York, Mỹ) đã đưa ra kết luận này.
 
Trong số các nước phát triển, chỉ có Ý và Anh là ít có sự thay đổi tầng lớp xã hội. Kết quả nghiên cứu cũng đo lường được “sự co giãn mức thu nhập giữa các thế hệ”, tức là mối tương quan giữa tài sản được tạo ra bởi thế hệ cha mẹ và thế hệ sau đó ở một số quốc gia khác nhau trên thế giới. 
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

TP.HCM: Hàng loạt nhà sụt lún tại Quận 6

7 năm cấp phép, siêu dự án Tây Hồ Tây chậm tiến độ

Phát hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo ngoài ngân hàng

Lộ diện nhóm quyền lực mới ở Triều Tiên

Các nhà kinh tế học không chắc chắn về lý do tại sao một số quốc gia lại có sự dịch chuyển tầng lớp cao hơn các quốc gia khác, nhưng vẫn tìm ra những điểm tương đồng nhất định: 

Bất bình đẳng nghiêm trọng
 
Một xã hội càng bất bình đẳng, phân biệt giàu nghèo rõ rệt thì sẽ càng có ít cơ hội để một đứa trẻ có cơ hội đổi đời. Bởi vì những gia đình giàu có thể cung cấp cho con em họ những tiện ích như gia sư, các hoạt động ngoại khóa, điều mà các gia đình nghèo hơn khó trang trải nổi. 

Giáo dục

Giáo dục đóng vai trò quan trọng hơn 100 năm trước đây để một người có thể nhận được một việc làm tốt. Và người giàu có thể "bơm" nhiều tiền hơn để đầu tư cho tương lai của con em họ. Điều này giải thích vì sao những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và rất nhiều các quốc gia Nam Mỹ rất hiếm có các cuộc dịch chuyển tầng lớp giàu - nghèo trong xã hội.  

Gia đình
 
Một cuộc sống gia đình êm ấm cũng liên quan đến khả năng phát triển kinh tế. Mỹ có xu hướng ly hôn cao, cha - mẹ đơn thân nuôi con và mang thai tuổi vị thành niên nhiều hơn rất nhiều so với quốc gia công nghiệp khác. 
 
Chính sách xã hội
 
Những quốc gia "phân phối" giàu nghèo hợp lý, thông qua thuế suất cao đối với người giàu và chi tiền nhiều hơn hỗ trợ người nghèo thì thường có xu hướng tạo nhiều điều kiện cho sự thay đổi tầng lớp xã hội, hơn là ở những quốc gia phát triển khác. 
 
“Rõ ràng là người Mỹ vẫn tin tưởng rằng đất nước họ là nơi mà ai cũng có thể mơ đổi đời. Nhưng kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều đó không đúng”, Jason Long, chuyên gia kinh tế tại Đại học Wheaton College ở Illinois (Mỹ), khẳng định. 

Và ông gọi đó là “điều gây tranh cãi” và rất nhiều người có thể đang nhầm lẫn về những thông tin thiếu thực tế, chưa được kiểm chứng. 
 
Theo Trí Dũng
Một Thế Giới

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước