1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Phó Thủ tướng: “VAMC không gánh nợ xấu thay ngân hàng”

(Dân trí) - “VAMC, trên danh nghĩa, chỉ nắm giữ tài sản chứ không phải người đứng ra xử lý cụ thể. Bản thân các ngân hàng cũng phải có trách nhiệm để không bị mất trắng” - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giải đáp nhiều băn khoăn về công ty dọn nợ xấu.

Cuối cùng, công ty mua bán nợ VAMC cũng được “khai sinh” trong sự chờ đợi của nhiều người. Tuy nhiên, nhiều người lại băn khoăn cách thức của VAMC sẽ mua lại nợ xấu theo giá trị sổ sách bằng trái phiếu đặc biệt từ tổ chức tín dụng vì cho rằng, khi đó, nợ xấu của các ngân hàng chỉ là chuyển sang cho công ty này theo dõi, tức “tạm treo nợ” chứ không phải để xử lý, giải quyết nợ?

Không phải, cần xem kỹ là hoạt động của VAMC có nhiều nội dung, trong đó có cả việc “mua bán nợ”. Vì việc này gắn với lĩnh vực bất động sản nên đó là cách thức đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng khi cho vay và được thế chấp bằng tài sản.

Thị trường bất động sản bây giờ mà bán ra, tôi xin nói là rẻ như bèo. Nhưng khi thị trường ấm lên thì mọi việc sẽ khác.

Xử lý nợ xấu cần kết hợp nhiều yếu tố, không phải dễ.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: VAMC chỉ nắm giữ tài sản, không phải người đứng ra xử lý.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: "VAMC chỉ nắm giữ tài sản, không phải người đứng ra xử lý".

VAMC đứng ra mua lại nhiều bất động sản như thế, khả năng có xử lý được không trong khi nguồn vốn chỉ khuôn trong 500 tỷ đồng?

VAMC, trên danh nghĩa, chỉ nắm giữ tài sản chứ không phải người đứng ra xử lý cụ thể. Muốn xử lý phải qua các công ty thẩm định giá đấu giá và bản thân tổ chức tín dụng cũng phải có trách nhiệm để không mất trắng tài sản.

Khoản vốn điều lệ như thế trước mắt không có vấn đề gì còn quá trình triển khai thực hiện sẽ tiếp tục xem xét.

Ở khía cạnh khác, theo nguyên tắc, VAMC không dùng ngân sách mà phát hành trái phiếu đặc biệt để hoạt động. Vậy cách nào để dùng trái phiếu cấp vốn lại cho NHNN?

Trái phiếu ấy được đảm bảo bàng món nợ vay bất động sản nên an toàn, không có vấn đề gì. Việc này giúp ngân hàng thanh khoản được và thực chất là một hình thức tạo điều kiện cho những doanh nghiệp có nợ được vay khoản mới, giám sát trên các dự án, nếu có hiệu quả thì được cho vay

Nhưng như Phó Thủ tướng nói ở trên, “bất động sản giờ rẻ như bèo”. Dùng tài sản ấy đảm bảo cho trái phiếu có phải là quá rủi ro?

Tài sản thế chấp, chỉ trừ trường hợp ngân hàng làm bậy hoặc là ngân hàng của mình vay cho mình, còn hấu hết các tổ chức tín dụng khi nhận thế chấp đều chỉ cho vay một khoản thấp hơn giá trị thực của tài sản đó. Cho vay dưới giá trị thực là mức an toàn rồi, mà cũng không cho vay toàn bộ giá trị bất động sản nên không ngại vấn đề mất ổn định hay mất an toàn.

Nhiều ý kiến cũng gợi ý cách thức khuyến cáo các ngân hàng chịu lỗ phần nào để đem tài sản thế chấp ra bán cũng giúp giảm áp lực của nợ xấu?

Hiện cơ quan điều hành vẫn yêu cầu các ngân hàng làm việc ấy một cách bình thường. Việc nào làm được vẫn phải làm theo luật tín dụng, chứ không phải để các hoạt động đóng băng hết.

Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!
 

“Chưa phải lo về thiểu phát”

Đề cập cảnh báo của một số chuyên gia là nền kinh tế đã xuất hiện 2/3 dấu hiệu thiểu phát là CPI giảm 3 tháng liên tiếp, thị trường tài chính tiền tệ rất trì trệ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh bác bỏ. Theo ông Ninh, đánh giá tình trạng thiểu phát phải có tiêu chí cụ thể.

CPI dù giảm nhưng phải thấy nguyên nhân chủ yếu là do giá lương thực thực phẩm giảm. Nhóm hàng này giảm giá có ảnh hưởng đến người dân. Chính phủ cũng không muốn điều đó, đã có chính sách để hỗ trợ

Quan trọng hơn phải xét đến xu hướng của nền kinh tế. Hiện tại, các chỉ số sản xuất công nghiệp đã khá lên. Lượng hàng hóa tồn kho cho dù vẫn còn cao nhưng rõ ràng đã giảm. Tăng trưởng tín dụng tuy chậm nhưng so với năm ngoái, tốc độ như vậy là có sự cải tiện.

“Đánh giá trên những tiêu chí đó, chúng ta chưa phải quá lo lắng về giảm phát, thiểu phát. Tuy nhiên đúng là nền kinh tế còn đang hết sức khó khăn, doanh nghiệp cũng rất khó khăn. Điều đó không ai phủ nhận” – ông Ninh phân tích.

Phó Thủ tướng cũng cho biết, họp thường kỳ tháng này vào ngày mai, 26/5, Chính phủ sẽ xem xét tiếp tục thực hiện các gói hỗ trợ kinh tế, không phải là “nới lỏng” chính sách tài chính, tiền tệ nhưng sẽ điều hành linh hoạt hơn để tạo điều kiện nâng tổng cầu của nền kinh tế.

P.Thảo

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm