Nước ngoài có thể nắm 100% cổ phần công ty chứng khoán Việt Nam

(Dân trí) - Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết, trong năm 2015 sẽ có quy định cho phép nhóm các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo tinh thần cam kết WTO, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu đến 100% cổ phần tại các công ty chứng khoán và quản lý quỹ.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* Giá vàng, dầu thế giới đi xuống 

Ai Cập đầu tư 80 tỷ USD xây thủ đô mới 

*  Ra mắt hình ảnh mới của phi công, tiếp viên Vietnam Airlines 

Nhà phố 3 tầng nổi bật với sắc màu cổ điển. 

*  Biệt thự cổ điển Pháp với thiết kế nội thất sang trọng 

*  Bản tin tài chính kinh doanh sáng 3/03/2015

Liên quan đến việc điều hành và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK), tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2015 diễn ra chiều nay (3/2), Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà nhìn nhận, TTCK Việt Nam đã trải qua 15 năm hình thành và phát triển, tháng 7 năm nay sẽ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập và phát triển TTCK Việt Nam.
 
Theo đó, TTCK đã đạt được những kết quả rất quan trọng trong việc huy động vốn cho ngân sách Nhà nước, cho đầu tư phát triển, tăng cường nguồn luân chuyển vốn, tạo ra tính thanh khoản vốn cao hơn cho nền kinh tế quốc dân. Từ đó, tạo ra công cụ đầu tư, công cụ thực hiện, thực thi các chính sách về tài chính cũng như tiền tệ. Cùng với đó, TTCK cũng đã phát triển với việc đảm bảo được yếu tố công khai, minh bạch của thị trường, từ đó tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế-xã hội.
 
TTCK đã kết gắn được với tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, trên cơ sở đấu giá cổ phần, huy động vốn kết hợp với việc đăng ký niêm yết trên TTCK, từ đó thúc đẩy quá trình tái cơ cấu của doanh nghiệp Nhà nước theo chủ trương của Đảng, của Chính phủ.
 
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà, TTCK Việt Nam còn những hạn chế nhất định trong việc đa dạng hóa sản phẩm. Các vấn đề về chất lượng, dịch vụ của các công ty, doanh nghiệp cũng còn có những điểm phải khắc phục. Đặc biệt, phải làm sao đó thúc đẩy khơi thông hoạt động huy động vốn, cũng như là dòng chảy của vốn tài chính, vốn tiền tệ, để làm cho hoạt động của thị trường có chất lượng tốt hơn.
 
Trong phiên giao dịch đầu năm Ất Mùi, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã vinh dự đón Thủ tướng Chính phủ đến thăm Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, đánh cồng khai trương phiên đầu tiên.
 
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại buổi gặp mặt đầu năm đó, Bộ Tài chính đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ soạn thảo thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp, định hướng lớn trong việc phát triển TTCK trong năm 2015 cũng như một số năm tiếp theo.
 
Cụ thể, trong thời gian tới, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật liên quan tới hoạt động chứng khoán và TTCK, trực tiếp là Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Trong đó nhóm vấn đề như phát hành cổ phiếu của các công ty đại chúng, vấn đề tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, và một số nội dung khác sẽ được đưa vào Nghị định sửa đổi Nghị định 58 này.
 
Văn bản thứ 2 cũng rất quan trọng là Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về tổ chức TTCK phái sinh. Hiện nay, Nghị định này đã được lấy ý kiến các thành viên Chính phủ. Theo tổng hợp của Bộ Tài chính, đa số thành viên Chính phủ đều tán thành Nghị định này. Chính phủ dự kiến sẽ ban hành Nghị định này trong thời gian tới.
 
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính báo cáo với Chính phủ ban hành Nghị định về phát triển hệ thống quỹ hưu trí tự nguyện, nhằm tăng cường thêm các nhà đầu tư có tổ chức, huy động thêm nguồn vốn dài hạn, đồng thời góp phần vào kênh an sinh xã hội để đảm bảo cho an sinh xã hội của đất nước trong thời gian tới.
 
Hàng loạt nội dung tái cấu trúc TTCK
 
Nhóm vấn đề thứ 2 là theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai công tác tái cơ cấu lại TTCK với nhiều nội dung quan trọng.
 
Đầu tiên là tái cơ cấu hàng hóa trên thị trường, gắn với đó là tái cơ cấu hệ thống giao dịch, bao gồm hệ thống giao dịch cổ phiếu, giao dịch trái phiếu, và thị trường chứng khoán phái sinh.
 
Hai là tái cơ cấu các Sở Giao dịch Chứng khoán, theo hướng hợp nhất hai Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và TPHCM, hình thành Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, từ đó sẽ sắp xếp lại hệ thống giao dịch của thị trường, tăng cường công tác quản trị, công khai minh bạch.
 
Thứ ba là tái cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, theo hướng phát triển nhà đầu tư có tổ chức như quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí tự nguyện, tạo nền tảng cho hoạt động của thị trường.
 
Đồng thời cũng sẽ tiếp tục tái cơ cấu lại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Sau 2 năm thực hiện tái cơ cấu, số lượng công ty chứng khoán đã giảm từ trên 100 xuống còn 80 công ty, nâng cao năng lực về tài chính và quản trị của các công ty chứng khoán.
 
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà
 
Cũng theo Thứ trưởng Hà, một giải pháp nữa rất quan trọng là sự kết gắn giữa công tác cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp không phải là ngành nghề kinh doanh chính, kết hợp với việc niêm yết và đăng ký trên thị trường chứng khoán.
 
Trên cơ sở Quyết định 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế này, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản hướng dẫn về đối tượng, về trình tự thủ tục và cách thức triển khai. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể kết gắn hoạt động này cho tốt, một mặt nâng cao hiệu quả của công tác cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện có hàng hóa mới, có chất lượng tốt cho thị trường, tạo môi trường cho các nhà đầu tư sau khi mua cổ phiếu cổ phần hóa có nơi giao dịch đảm bảo công khai, minh bạch.
 
Các giải pháp tới đây nữa là nhóm giải pháp mở rộng “room” cho nhà đầu tư nước ngoài, sẽ được thể hiện trong Nghị định 58. Trong đó có nhóm các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo tinh thần cam kết WTO, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu đến 100% cổ phần tại các công ty chứng khoán và quản lý quỹ.
 
Riêng đối với công ty niêm yết, sẽ chia ra làm các nhóm. Trong đó có nhóm theo quy định pháp luật thì nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia, có nhóm thì thực hiện theo luật chuyên ngành, ví dụ như Luật Tổ chức tín dụng, có nhóm thực hiện theo cam kết WTO. Đối với các nhóm còn lại, sẽ mở rộng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán theo lộ trình.
 
Một giải pháp khác hết sức quan trọng là kết hợp giữa Bộ Tài chính, NHNN và các cơ quan chức năng có liên quan trong việc kết hợp chính sách tài khóa và tiền tệ, tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam cũng như thị trường tài chính, thị trường chứng khoán phát triển.
 
Bên cạnh đó là những giải pháp về quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm một cách công bằng, minh bạch để tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư.
 
Bích Diệp

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”