1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Nước Mỹ và nỗi ám ảnh từ bóng ma giá dầu

Không chỉ thất bại và buộc phải giảm sản lượng khai thác thông qua việc các hãng dầu đá phiến phải giảm hoạt động, nước Mỹ còn đang đối mặt với những hệ lụy không hề nhỏ từ cuộc chiến giá dầu cay đắng này.

Kinh tế Mỹ trong quý 4.2014 sụt giảm nghiêm trọng từ bóng ma giá dầu, và giờ đây nước Mỹ lại đang phải đối mặt với một trong những bóng ma mà nó sợ hãi nhất: đình công.
 
Nước Mỹ và nỗi ám ảnh từ bóng ma giá dầu
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:  
 
“Thắng làm vua, thua làm giặc”, câu thành ngữ này đang trở nên đúng hơn bao giờ hết đối với nước Mỹ, những người vừa phải chấp nhận thất bại trong cuộc chiến giá dầu căng thẳng với OPEC. Không chỉ thất bại và buộc phải giảm sản lượng khai thác thông qua việc các hãng dầu đá phiến phải giảm hoạt động, nước Mỹ còn đang đối mặt với những hệ lụy không hề nhỏ từ cuộc chiến giá dầu cay đắng này.
 
Kinh tế Mỹ trong quý 4.2014 sụt giảm nghiêm trọng từ bóng ma giá dầu, và giờ đây nước Mỹ lại đang phải đối mặt với một trong những bóng ma mà nó sợ hãi nhất: đình công.
Các chuyên gia và học giả Mỹ sẽ còn phải nói rất lâu nữa về vấn đề giá dầu đã tác động ra sao đến kinh tế nước Mỹ trong thời gian qua. Đã có lúc nó là chiếc đòn bẩy thần kỳ đưa kinh tế Mỹ hồi phục với tốc độ tên lửa, khi đạt mức tăng trưởng cao ngất ngưởng là 4,6% và 5% trong quý 2 và quý 3.2014; nhưng khi giá dầu giảm mạnh sau khi OPEC tuyên chiến, ngành dầu lửa lại đang là hòn đá tảng buộc vào chân người Mỹ đang chìm dần dưới mặt nước. 
 
Kinh tế Mỹ sụt giảm tăng trưởng bất ngờ trong quý 4.2014 khi chỉ đạt 2,6%, nhưng có vẻ như hệ lụy mà nền kinh tế số một thế giới phải chịu đựng vẫn chưa dừng lại tại đó.

Theo đó, một cuộc đình công lớn nhất trong vòng vài năm trở lại đây đã diễn ra ở một số nhà máy lọc dầu trên toàn nước Mỹ. Theo đó, công nhân tại các nhà máy đang chiếm khoảng 10% công suất lọc dầu của Mỹ đã tuyên bố đình công kể từ ngày 1.02.2015 để phản đối chính sách lương bổng mà các ông chủ trả cho mình. 

The United Steelworkers Union, công đoàn lao động đại diện cho công nhân ở 200 nhà máy lọc dầu, đường ống dẫn gas và nhà máy hóa chất đã phát động các thành viên của mình ngừng hoạt động để phản đối hợp đồng lao động mới sau khi những cuộc thương lượng với hai ông lớn trong ngành là Exxon Mobil và Chevron về năm yêu cầu của công đoàn đã đổ bể.

Đây được xem là cuộc đình công lớn nhất trong ngành dầu ở Mỹ kể từ năm 1980, nguyên nhân chủ yếu được lý giải là do việc thắt chặt chi tiêu của các tập đoàn năng lượng do giá dầu thế giới sụt giảm và vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Làn sóng bị cắt giảm lương và thất nghiệp trong ngành dầu ở Mỹ tăng mạnh sau khi nước này thất bại trước OPEC trong cuộc chiến giá dầu. 

Các giàn khoan ở Mỹ hoặc là ngưng không khoan thêm các giếng mới, hoặc là giảm sản lượng khai thác, dẫn đến lượng công nhân mất việc ngày càng tăng. Giờ đây, đến lượt công nhân trong các nhà máy lọc dầu lãnh đủ do lượng dầu thô khai thác ngày càng giảm dẫn đến lượng dầu cần lọc cũng giảm đi trông thấy.

Vụ đình công này đang được giới phân tích đánh giá là một tai họa mới cho ngành dầu lửa Mỹ vốn đã quá ảm đạm trong thời gian vừa qua. Công suất của các nhà máy nơi công nhân đình công có thể lên tới 1,82 triệu thùng nhiên liệu mỗi ngày, và ngày càng có nhiều nhà máy khác đang hưởng ứng vụ đình công này bằng cách làm tương tự khiến một số đại gia khác như Shell cũng bắt đầu lo lắng. 

Tình hình hiện tại đang đe dọa một cuộc đình công quy mô diễn ra trên quy mô toàn bộ ngành dầu lửa, có thể khiến kinh tế Mỹ và ngành dầu nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Giới chức Mỹ nói chung luôn rất e ngại hiện tượng đình công, khi nó luôn đem lại những hậu quả lớn nhưng lại luôn rất khó giải quyết.

Các chuyên gia cho rằng đây là một hệ lụy tất yếu từ sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến giá dầu. Trước khi giá dầu sụt giảm thì mức giá cao có lúc lên tới trên 100 USD/thùng đã khiến ngành dầu trở thành lĩnh vực béo bở ăn nên làm ra nhất nước Mỹ, doanh thu cao và thu nhập công nhân cao khiến cho dầu lửa trở thành đòn bẩy vực dậy cả nền kinh tế Mỹ. 

Nhưng khi giá dầu giảm, chính phủ Mỹ đã không có những động thái rõ rệt cần thiết để hỗ trợ ngành công nghiệp được coi là chiếc đòn bẩy của nền kinh tế này, dẫn đến việc hàng loạt các hãng dầu đá phiến Mỹ phải giảm sản lượng hoặc ngưng hoạt động. Sự sụt giảm trầm trọng doanh thu đã khiến các công ty hoặc là sa thải bớt công nhân, hoặc là giảm lương khá mạnh, sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa trước khi dầu giảm giá và sau khi dầu giảm giá đã khiến người lao động bị sốc, và họ chọn đình công như một giải pháp để thay đổi tình hình.

Tuy vậy, lại có những người đang tươi tỉnh hơn bao giờ hết khi chứng kiến dầu giảm giá ở Mỹ, đó là các nhà buôn dầu độc lập vốn tập trung khá nhiều ở nước này. Các nhà buôn này luôn mua dự trữ rất nhiều dầu khi giá dầu chạm đáy, và lập tức tung ra kiếm lời khi giá đã tăng trở lại. 

Khi giá dầu suy giảm vào năm 2008, những nhà buôn dầu lớn nhất thế giới đã thu lợi nhuận lên tới cả tỷ USD từ việc dự trữ và ăn chênh lệch này. Ở thời điểm hiện tại, lượng dầu được các nhà buôn độc lập này tích trữ ở Oklahoma đã tăng hơn 85% kể từ tháng 8.2014, lên tới 33 triệu thùng, và họ chỉ chờ khi giá dầu nhích lên là lập tức bán ra ngay lập tức để kiếm lời.
 
Theo Nhàn Đàm
Một Thế giới/Bloomberg
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”