Nước đóng bình thủ công tự phong tiêu chuẩn…Mỹ

Cơ quan chức năng không thể kiểm soát hết được thị trường nước đóng bình khiến chất lượng mặt hàng này đang bị thả nổi.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Bản Việt: Nợ xấu chiếm 3,81% tổng dư nợ
* Lợi gì khi DN Mỹ vào Việt Nam?
* Kinh doanh timeshare nhìn từ Hyatt Regency
* [INFOGRAPHIC] Làm việc tại nhà, xu hướng của tương lai???
* Quý bà chơi siêu xe, ông trùm phải kiềng nể

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại nước đóng bình với tên gọi lai tiếng nước ngoài, giá rẻ giật mình. Nhãn sản phẩm luôn được quảng cáo rất kêu: “Nước tinh khiết được sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ, châu Âu…”. Nhưng thực chất, tiêu chuẩn và chất chất lượng có như quảng cáo?

Khổ vì thiếu nước sạch

Dạo qua một vòng thị trường có thể nhận thấy, càng ở khu vực ngoại thành, khu vực chưa có nước sạch, những vùng nông thôn… giá nước bình càng rẻ và thị trường nước đóng bình càng bát nháo.

Tại huyện Đông Anh, không khó khăn gì để nhận ra, ngay trong một thôn nhỏ cũng đã có tới 4-5 nhãn hàng nước đóng bình. Giá cả bình dân nhất, được nhiều người dùng nhất có lẽ phải kể đến thương hiệu Hapuwa. Tuy nhiên, nhãn hàng này cũng bị nhiều người dân phàn nàn nhất vì chất lượng.

Anh Nguyễn Đình Thi ở thôn Du Nội, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội cho biết, chưa biết chất lượng nước đóng bình thế nào, nhưng riêng vỏ bình cũ mèm, sứt sẹo, loang lổ cũng đã thấy không yên tâm về chất lượng. Đã thế, nắp bình nhiều khi vẫn còn nguyên vết cậy, vòi xả có bình còn bị tắc.

Chị Nguyễn Thị Thêu nhà ở gần đó cũng than thở: “Nhìn bình nước như thế tôi cũng thấy lo, không biết cơ quan chức năng quản lí và kiểm tra như thế nào chứ bình như thế này thì làm sao đảm bảo chất lượng? Ở đây nước sạch chưa có, nước giếng khoan lọc đến mấy lần mà nước vẫn vàng, cặn trắng lắng đầy, uống vào rất khé cổ. Vì vậy người dân chỉ biết mua nước bình về ăn và uống”.

Xưởng sản xuất nước của nhãn hiệu Hapuwa. (Ảnh: MĐ)
Xưởng sản xuất nước của nhãn hiệu Hapuwa. (Ảnh: MĐ)
 
Theo phản ánh của nhiều chủ đại lí lấy nước đóng bình về bán, cả người bán và người mua cũng đã từng gọi điện phản ánh qua đường dây nóng rất nhiều lần, nhưng chỉ nhận được câu hướng dẫn của ông giám đốc là: “Cứ mang bình đến đại lí mua đổi bình khác”. Nhưng đổi bình nào cũng vẫn thế và sự việc này cho đến nay cũng vẫn không thay đổi.

Theo quan sát, những bình nước Hapuwa nhìn rất mới, nhưng thực ra bình cũ thu về bọc thêm 1 lớp nilon màu xanh, nếu bóc lớp nilong này ra trông vỏ bình loang lổ, rất bẩn, thậm chí còn méo móp. Đã thế, ngay cả những dòng chữ trên nhãn vỏ bình cũng khiến cho người xem hiểu lầm: Nước Hapuwa được sản xuất trên dây chuyển nhập khẩu từ Hoa Kì. Công nghệ R.O… được Nasa sử dụng trên trạm vũ trụ I.S.S…

Công nghệ của Mỹ?

Bị mê hoặc bởi những lời có cánh này, lần theo địa chỉ ghi trên vỏ bình để vào xưởng sản xuất nước Hapuwa của công ty CP Sản xuất và Thương mại Ngọc Hải ở Yên Viên, Gia Lâm (Hà Nội). Thay vì địa chỉ địa chỉ ngay gần đường quốc lộ được ghi trên bao bì là một xưởng sản xuất nằm trong tận cùng 1 ngách sâu.

Bước chân vào xưởng sản xuất, đập vào mắt là 1 cái chảo sắt đen sì, to tướng, sâu lòng chứa đầy nước để cọ rửa bình thu về. Vỏ bình thu về sẽ có khoảng 2-3 nhân viên ngồi quanh cái chảo này cậy nắp rồi cọ, rửa, súc bình bằng tay. Sau đó nắp bình rửa qua để vào 1 cái rổ, vỏ bình được dựng úp thành hàng dài gần đó.

Đi vào bên trong là nơi để bình loc nước đã thành phẩm. phía bên trong nữa là các loại bình lọc to, nhỏ dùng để lọc nước giếng khoan. Các nhân viên đều không có khẩu trang, không găng tay và cũng không mặc đồng phục, khu sản xuất thì thô sơ, ai vào cũng được. Ngay cạnh khu sản xuất là một cửa ngách, rác rưởi chất đầy.

Đến công ty TNHH Tân Quang Trung cũng nằm trên địa bàn Yên Viên, công ty sản xuất nước đóng bình nhãn Levei Suối. công nghệ cũng chẳng khác gì công ty Ngọc Hải, chỉ khác là không rửa bằng chảo mà các nhân viên rửa trực tiếp bằng vòi nước. Còn dây chuyền sản xuất thì thô sơ, nơi làm việc thì sơ sài, không đủ điều kiện để sản xuất nước uống.

Dù trên vỏ bình của các cty này đều ghi là được sản xuất trên dây chuyền tự động hóa nhập khẩu từ Mĩ hay Hoa Kì, nhưng trên dây chuyền lại ghi là "Made in Taiwan"?

Trong lúc vui chuyện, chủ nhãn nước Levei Suối tiết lộ, nói là dây chuyển sản xuất của Mĩ, nhưng thực ra là mua của Đài Loan (Trung Quốc). Cách đây gần chục năm, anh mua gần 100 triệu, giờ rẻ hơn, chỉ còn vài chục triệu là có thể mua được dây chuyển lọc nước có tới mấy chục công đoạn.

Điều đáng nói là, để cạnh tranh nhau, các hãng sản xuất đều tung ra mức giá không thể thấp hơn để thu hút “con buôn”. Giá bán lẻ cho người tiêu dùng là 15.000 đồng/bình thì mức giá bán buôn với số lượng nhiều chỉ còn 6 - 7.000 đồng/bình. Trong khi đó, một bình nước có thương hiệu hiện đang được bán với giá phổ biến từ 35 - 50.000 đồng/bình.

Chỉ khi mục sở thị một số xưởng sản xuất tư nhân mới thấy, vì sao giá các loại nước đóng bình lại rẻ đến như vậy. Không thể cạnh tranh với các thương hiệu lớn bằng công nghệ, các nhãn hàng tư nhân cạnh tranh bằng giá. Và giá rẻ đồng nghĩa với chất lượng.

Dù nước đóng bình đang tràn lan các loại, các thương hiệu, nhưng người tiêu dùng vẫn hết mức mơ hồ, không biết phân biệt thế nào là nước đủ chất lượng. Bản thân cơ quan chức năng cũng không thể kiểm soát hết được thị trường rộng lớn này nên đến nay, thị trường nước đóng bình vẫn đang bị thả nổi./.

Theo Minh Đức
VOV
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”