Nông dân Việt Nam tiếp cận kỹ thuật chăn nuôi bò sữa Hà Lan

15 nông dân xuất sắc có kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề đến từ Hà Lan đã được FrieslandCampina và Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Hà Lan (Agriterra) tuyển chọn khắt khe trước khi thực hiện đợt Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa giữa nông dân Hà Lan – Việt Nam.

15 nông dân xuất sắc có kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề đến từ Hà Lan, đất nước có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển nhất châu Âu đã được FrieslandCampina  và Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Hà Lan (Agriterra) tuyển chọn khắt khe trước khi thực hiện tập huấn, tư vấn những phương pháp hiện đại trong việc chăn nuôi cho các nông hộ cung cấp sữa tươi nguyên liệu cho  nhà máy ở những nơi phát triển nghề nuôi bò sữa như TP. HCM (huyện Củ Chi), Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Hà Nam, Vĩnh Phúc…

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:



Tiếp cận trực tiếp với phương pháp chăn nuôi và tiêu chuẩn châu Âu…

Nếu chăn nuôi là đỉnh cao của ngành nông nghiệp thì người Hà Lan tự hào cho rằng, bò sữa là đỉnh cao của chăn nuôi. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sữa bò chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản thế giới. Nhờ chu trình sản xuất kéo dài, cần nhiều lao động, yêu cầu trình độ quản lý cao, đòi hỏi hệ thống dịch vụ đồng bộ, nên là một ngành tạo ra nhiều cơ hội tôi luyện tinh thần hợp tác cộng đồng trong nông dân. Đây còn là môi trường giúp hoàn thiện kỹ năng về kỹ thuật và quản lý cho người chăn nuôi.

Ông Herman Bakhuis, 49 tuổi (ở Daarle, gần Almelo, phía Đông Hà Lan), chủ một trang trang trại rộng 120 ha với 300 bò sữa, và 180 bò tơ, là một trong 15 nông dân xuất sắc nhất của Hà Lan qua Việt Nam đợt này tự hào nói về nghề nghiệp và quá trình phát triển nghề nghiệp của gia đình mình. Ông cho biết, trong ba người con chỉ có duy nhất một người có thể nối nghiệp để quản lý và phát triển trang trại, vì luật pháp Hà Lan không cho chia nhỏ trang trại.

Xu hướng của trang trại là phát triển bò sữa, nhưng không tăng số lao động, vì chi phí 1 lao động nông nghiệp hàng năm khá cao, trong khi mua robot vắt sữa khoảng 2 năm là lấy lại vốn. Trang trại của ông Herman cũng sử dụng robot trong việc vắt sữa. Nhiều trang trại giờ đây thuê hẳn công ty chuyên nghiệp trồng và chăm sóc cỏ, thú y… đảm trách, để giảm bớt công việc và nhân công lao động.

Đo vòng ngực có thể ước đoán được cân nặng của bê.
Đo vòng ngực có thể ước đoán được cân nặng của bê. nh: Nhật Hoài

Tối ưu hóa tiềm năng sẵn có

Các nông dân “chuyên gia” bò sữa Hà Lan này đến làm việc và quan sát trực tiếp tại các nông hộ nuôi bò sữa ở những địa bàn có đàn bò sữa phát triển của Việt Nam. Đó là TP. HCM, với gần 100.000 con so với tổng 186.000 bò sữa cả nước và chiếm hơn 61% tổng lượng sữa cung cấp cho các nhà máy cả nước, ngoài ra còn có các tỉnh Lâm Đồng, Tây Ninh, Long An, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc, Hà Nam…

Các “chuyên gia” bò sữa Hà Lan đã tiếp cận và phát hiện ra những hạn chế trong thao tác hàng ngày khi chăm sóc đàn bò của nông dân Việt Nam để tìm ra những điểm cần cải thiện và đưa ra giải pháp giúp tối ưu hóa tiềm năng sẵn có, từng bước rút ngắn khoảng cách về kỹ thuật chăn nuôi giữa Việt Nam và thế giới. Ngoài ra, còn hướng dẫn thực hành phương pháp chăn nuôi như góp ý về chuồng trại sao cho được thông thoáng và mô hình chuồng trại hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng lẫn sản lượng nguồn sữa tươi nguyên liệu mà đàn bò cung cấp.

Hơn thế nữa, các nông dân Hà Lan còn tư vấn cho nông dân Việt Nam về các bước thực hành chăn nuôi, đặc biệt là kinh nghiệm trong khâu vắt sữa và chăm sóc để hạn chế những căn bệnh thường gặp ở bò sữa như viêm vú và viêm móng.

Đo vòng ngực có thể ước đoán được cân nặng của bê.
Từ những buổi tập huấn kỹ thuật thiết thực của FrieslandCampina Việt Nam, nông dân có thể nhận ra những khiếm khuyết để đúc kết kinh nghiệm và thêm tự tin với sự phát triển của ngành bò sữa trong nước. nh: Nhật Hoài

Cái thiếu và yếu của người nuôi bò sữa Việt Nam hiện nay còn là chưa liên kết lại vào tổ hợp tác (THT) hay hợp tác xã (HTX) để bảo vệ quyền lợi và có tiếng nói mạnh mẽ hơn khi giao dịch hay đàm phán với đối tác. Đó cũng là mô hình mà FrieslandCampina Việt Nam đã khởi xướng giúp các hộ nông dân liên kết lại với nhau thành từng nhóm liên cư, liên địa bằng mô hình nhóm và tổ hợp tác để tự quản nhằm giảm chi phí đầu vào như thức ăn, các dịch vụ thú y (thuốc, điều trị bệnh)...

Từ những đợt tập huấn thiết thực như FrieslandCampina tổ chức, nông dân Việt Nam có thể hiểu và tìm ra những khiếm khuyết để đúc kết kinh nghiệm và thêm tự tin với sự phát triển của ngành bò sữa trong nước.

Phiêu Nhiên
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước