“Nỗi đau” khi nhân viên liên tục nghỉ việc – Nguyên nhân do đâu?

(Dân trí) - Xây dựng được đội ngũ nhân viên nồng cốt, gắn bó luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi công ty. Dưới góc độ một nhà quản lý, điều này giúp hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ với ít gián đoạn hơn, giảm thiểu được chi phí về nguồn lực mới, đồng thời thiết lập danh tiếng của công ty.

Để làm được điều này, nhiều công ty đã đưa ra những chính sách và đãi ngộ về lương thưởng rất hấp dẫn. Dù vậy, tình trạng nhân viên liên tục thôi việc khiến các lãnh đạo phải “đau đầu” tìm hiểu: Nguyên nhân thật sự nằm ở đâu?

Thiếu tính cam kết về định hướng phát triển con người

Nhiều nhà quản lý thường lầm tưởng rằng, một đề nghị hấp dẫn về mức lương sẽ có khả năng chi phối tính gắn bó của nhân viên với tổ chức. Tuy nhiên, điều này trong thực tế chỉ đóng góp một phần vào quyết định của họ. Đứng từ góc độ của một nhân viên, đặc biệt là những người trẻ, băn khoăn về khả năng phát triển bản thân, tạo lập vị thế và tìm ra được định hướng lâu dài trong tương lai với công ty chính là yếu tố quan trọng nhất để nhân viên cân nhắc giữa “đi – hay – ở”.

Thật vậy, theo kinh nghiệm quản lý của ông Travis Bradberry, đồng sáng lập của tập đoàn TalentSmart, nhân viên sẽ dễ đưa ra quyết định thôi việc khi ban quản lý không đưa ra được chiến lược phát triển con người rõ ràng. Ông cho rằng, khi những nhà lãnh đạo không thể cam kết về một định hướng tương lai cho nhân viên, nhân viên sẽ dễ cảm thấy mất phương hướng và hoài nghi về những điều mình có thể đóng góp cho tập thể. Một cách tự nhiên, họ sẽ trở nên chán nản và không muốn tiếp tục gắn bó cùng công ty.

Môi trường “đóng”

Hãy thử tưởng tượng, liệu bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi phải ở một căn phòng hoàn toàn kín, và dù bạn có lên tiếng to đến thế nào thì bên ngoài cũng không nghe thấy? Một môi trường làm việc “đóng” cũng có thể hiểu như căn phòng kín ấy, khi bạn chỉ có thể làm việc theo những định hướng có sẵn và những ý kiến đóng góp, phản biện… đều bị bỏ qua.

Cô Angela Ahrendts, Phó Chủ tịch Cấp cao của Apple, chia sẻ thêm, áp lực từ việc rập khuôn sẽ tạo nên tính ì lên tinh thần của nhân viên, và hình thành nên một “cơn sóng ngầm” trong tâm lý của họ. Về lâu dài, họ sẽ có thể phản ứng theo những cách khác nhau như bùng nổ theo hướng tiêu cực hay nhẹ nhàng thôi việc. Dù cách này hay cách khác, thiệt hại vẫn nằm ở phía doanh nghiệp.

Hơn nữa, khi nhân viên bị bó buộc vào những rập khuôn không cần thiết, khả năng sáng tạo và đổi mới của họ sẽ bị giết chết. Thay vì được khuyến khích tự thay đổi để tiến lên, nhân viên bị yêu cầu tuân theo những mô hình cũ, điều sẽ gây ra sự “ngột ngạt” và mong muốn rời bỏ công ty.

“Cái tôi” của lãnh đạo

Việc đề cao “cái tôi” của mình quá nhiều của người quản lý vô hình chung sẽ gây mất tính tập thể của một công ty. Từ đó, các nhân viên sẽ không còn được gắn kết với nhau, và mỗi người đều làm việc theo cá nhân mình. Cuối cùng, khi tập thể không còn được duy trì, hay nói cách khác doanh nghiệp bị chia rẽ từ nội bộ, nhân viên sẽ rời đi để tìm kiếm lý tưởng mới. Điều này đã được thể hiện qua một nghiên cứu về hành vi của nhân viên của LinkedIn vào cuối năm 2017.

“Nỗi đau” khi nhân viên liên tục nghỉ việc – Nguyên nhân do đâu? - 1

Ông Nguyễn Hùng Cường, Giám đốc điều hành của NashTech Việt Nam của NashTech, tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, cũng đồng ý với nhận định trên: “Tại NashTech, chúng tôi luôn hoạt động theo phương châm “Đoàn kết cùng phát triển”, do chúng tôi hiểu rằng tính cá nhân là yếu tố hàng đầu gây nên sự chia rẽ và ảnh hưởng đến sự phát triển của cả tập thể. Vì vậy, ban Giám đốc của NashTech luôn cộng tác và đồng hành cùng nhân viên trong mọi vấn đề, và đóng vai trò cố vấn nhiều hơn cho các cộng sự của mình.”

Trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng

Nhân viên chính là một phần của cộng đồng nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Vì thế, khi một công ty không quan tâm đến sự phát triển của cộng đồng, nhân viên sẽ cảm thấy mất gắn bó với chính công ty đó. Họ sẽ gián tiếp cảm thấy không được coi trọng bởi chính chủ doanh nghiệp, và sẽ thắc mắc về cam kết của quản lý về trách nhiệm với chính bản thân họ. Kết quả của báo cáo The Millennial Impact (tạm dịch: Ảnh hưởng của thế hệ Millennial) của tổ chức Achieve cho thấy, những nhân viên Millennial (sinh từ năm 1981 – 1996) mong muốn được gắn bó và cống hiến nhiều hơn cho những công ty chú trọng đến việc phát triển cộng đồng địa phương.

“Nỗi đau” khi nhân viên liên tục nghỉ việc – Nguyên nhân do đâu? - 2

Tập trung phát triển nhân viên, và nhân viên sẽ gắn bó lâu dài cùng tập đoàn

Hiểu được yếu tố cốt lõi ấy, NashTech, tập đoàn công nghệ với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam, luôn chú ý xây dựng môi trường làm việc “mở” và chuyên nghiệp để nhân viên được tự do thể hiện chính kiến, khả năng sáng tạo và đổi mới của mình. Bên cạnh đó, những hoạt động vì cộng đồng cũng thường xuyên được tổ chức, nhằm xây dựng tính gắn kết của nhân viên với địa phương và thể hiện trách nhiệm vì một Việt Nam tốt đẹp hơn của NashTech.

Hãy cùng NashTech xây dựng một Việt Nam tuyệt vời hơn tại http://bit.ly/Careers_NashTechglobal