1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Những thương vụ "ngân hàng ba xu" kinh điển trên thế giới

(Dân trí) - Theo chuyên gia NHNN, việc mua một ngân hàng với giá rất thấp được coi là một phương pháp tái cơ cấu và thực tế đã được nhiều Ngân hàng Trung ương (NHTW) trên thế giới thực hiện.

Trường hợp VNCB sẽ buộc các ngân hàng phải nghiêm túc, chủ động thực hiện các biện pháp tái cơ cấu
Trường hợp VNCB sẽ buộc các ngân hàng phải nghiêm túc, chủ động thực hiện các biện pháp tái cơ cấu

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* Bộ trưởng Thăng dốc ruột chuyện 'liều' nhất năm cũ

* 2015: Doanh nghiệp Việt đứng trước nhiều cơ hội xuất khẩu mới!

* ‘Của để đời’ của những đại gia lạ trong giới BĐS

* Những nhân vật ảnh hưởng lớn chứng khoán Việt năm qua

* Đăng bán pháo nổ tràn lan trên mạng dịp Tết Ất Mùi 2015

* “Mục sở thị” nơi nuôi dê duy nhất ở phố biển

Ngày 30/1/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tuyên bố mua lại Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam (VNCB) với giá 0 đồng/cổ phiếu và trở thành chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng này. 

Theo nhận định của TS Hoàng Thế Thỏa (chuyên gia của NHNN), đây là biện pháp kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, qua đó đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và ổn định thị trường tài chính. Đồng thời, buộc các ngân hàng phải nghiêm túc, chủ động thực hiện các biện pháp tái cơ cấu và khẩn trương giảm tỉ lệ cổ phần tại những tổ chức tín dụng khác. 

Sau khi tiếp quản VNCB, NHNN cũng chỉ định Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tham gia quản trị, điều hành VNCB, giúp ngân hàng này triển khai thành công phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt.

Ông Thỏa cho rằng, trên thực tế, việc mua một ngân hàng với giá rất thấp được coi là một phương pháp tái cơ cấu, đã được nhiều Ngân hàng Trung ương (NHTW) trên thế giới thực hiện. 

Cụ thể, trong khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, NHTW Mỹ (Fed) đã mua lại Ngân hàng Bear Stearns (Ngân hàng Đầu tư và kinh doanh chứng khoán toàn cầu) và Tập đoàn Bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIG - American International Group Inc.).

Bear Stearns: Từ 172 USD/cp còn 10 USD/cp

Năm 2008, Bear Stearns bị đổ vỡ do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, buộc Chính phủ Mỹ phải tiếp quản ngân hàng này và bán lại cho Ngân hàng JPMorgan Chase.

Ngày 14/3/2008, Fed tại New York nhất trí cho Ngân hàng Bear Stearns vay 25 tỉ USD để củng cố thanh khoản. Sau đó, thỏa thuận này được điều chỉnh khi Fed tại New York dàn xếp mua lại ngân hàng này với giá 30 tỉ USD. 

Hai ngày sau đó (ngày 16/3/2008), Bear Stearns ký thỏa thuận sáp nhập vào Ngân hàng JPMorgan Chase theo hướng hoán đổi cổ phiếu với giá 2 USD/cổ phiếu (dưới 7% giá thị trường của cổ phiếu này trong phiên giao dịch ngày 14/3), thấp hơn nhiều so với mức giá 133,2 USD/cổ phiếu vào thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng. Trước đó, cổ phiếu này đã từng được chuyển nhượng với giá 172 USD/cổ phiếu trong những phiên giao dịch cuối tháng 01/2007, và 93 USD/cổ phiếu vào cuối tháng 02/2008.

Ngày 24/3/2008, đại diện cổ đông của JPMorgan Chase đã thống nhất chi 1,2 tỉ USD để mua lại Bear Stearns với giá 10 USD/cổ phiếu, cao hơn mức giá 2 USD/cổ phiếu đề xuất ban đầu. Ngày 29/5/2008, các cổ đông của Bear Stearns thông qua thỏa thuận bán lại cho JPMorgan Chase với giá 10 USD/cổ phiếu.

"Cái chết hụt" của AIG

Ông Thỏa cũng dẫn chứng thêm, trong trường hợp AIG, ngày 17/9/2008, chính phủ Mỹ đã tiếp quản AIG với khoản cứu vớt 85 tỉ USD nhằm ngăn ngừa phá sản của công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới trước thảm họa tài chính chưa từng có trong lịch sử. Khoản vay này có thời hạn 2 năm, chiếm 79,9% cổ phần của công ty này. Khi tiếp quản AIG, Fed đã thay thế ban quản lý công ty này do lo ngại rối loạn của AIG có thể gây thảm họa rất lớn lên thị trường tài chính.

Trường hợp VNCB sẽ buộc các ngân hàng phải nghiêm túc, chủ động thực hiện các biện pháp tái cơ cấu

Nhờ biện pháp can thiệp kịp thời của Fed, AIG đã thoát khỏi khủng hoảng nhà ở tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái với mức thua lỗ trên 18 tỉ USD vào năm trước (2007). Sự đổ vỡ của AIG có thể gây thiệt hại tới 180 tỉ USD cho khu vực tài chính do AIG cung cấp bảo hiểm trị giá trên 441 tỉ USD để bảo hiểm thu nhập đầu tư cố định, bao gồm hợp đồng bảo hiểm 57,8 tỉ USD cho vay cầm cố dưới chuẩn. Vì thế, Fed không thể để AIG phá sản.

Lãi suất khoản vay này cao hơn 8,5 điểm phần trăm so với lãi suất LIBOR 11,5% kỳ hạn 3 tháng, khoản vay này sẽ giúp AIG có thời gian để bán tài sản một cách êm thấm do AIG tham gia thị trường bảo hiểm tại trên 130 quốc gia trên thế giới.

Các quan chức Fed và chuyên gia tư vấn của AIG đều có chung nhận định, mặc dù khoản cứu trợ này rất lớn, nhưng Fed không yêu cầu AIG phải bán tài sản hay làm thủ tục phá sản, đây là phương pháp tốt nhất và AIG sẽ hoàn trả được khoản vay này.

“Qua hai thí dụ trên cho thấy, các biện pháp do NHNN tiến hành đối với VNCB là phù hợp, là phương án tốt nhất và NHNN sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm đối với những khoản nợ của ngân hàng này, còn các cổ đông của VNCB đương nhiên phải mất trắng do kinh doanh yếu kém đã dẫn đến tình trạng mất vốn” – theo ông Hoàng Thế Thỏa.

Bích Diệp

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm