Những gia đình giàu nhất châu Á

(Dân trí) - Sức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đang khiến châu Á trở thành khu vực giàu có, nhiều triệu phú hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Mới đây, hãng Wealth – X đã cho công bố danh sách 10 gia đình giàu có nhất khu vực châu Á.

Dưới đây là danh sách 10 gia đình giàu có nhất châu Á.

 

10. Gia đình họ Wang (Đài Loan)

Công ty: Tập đoàn nhựa Formosa

Tài sản ước tính: 8,6 tỷ USD
 
Những gia đình giàu nhất châu Á - 1

Hai anh em nhà họ Wang là ông Yung-ching (ảnh) và Yung-tsai Wang đã sáng lập nên Tập đoàn Nhựa Formosa từ một xưởng sản xuất nhỏ vào năm 1958. Hiện tại, tập đoàn của 2 ông đã trở thành một trong những tập đoàn kinh doanh đa ngành lớn nhất ở vùng lãnh thổ Đài Loan thuộc Trung Quốc.

 

Hai anh em ông Wang đã nghỉ hưu từ năm 2006 và chuyển giao quyền lãnh đạo công ty cho một hội đồng, trong đó có Cher Wang (con gái ông Yung-ching) và Wen Yuang Wang (con trai ông Yung-tsai).

 

Cũng phải kể đến một người phụ nữ khá thành công của gia đình họ Wang là bà Cher Wang, 53 tuổi, con gái của ông Yung-ching. Bà chính là người sáng lập ra công ty Điện thoại di động thông minh HTC. Năm 2010, doanh thu của công ty đạt tới 9,8 tỷ USD. Bà Cher và chồng, ông Wen Chi Chen, đã được tạp chí Forbes bình chọn là 2 người giàu nhất Đài Loan, với tài sản lên tới 8,8 tỷ USD trong năm 2011 này.

 

9. Nhà họ Ng (Singapore)

Công ty: Tập đoàn Địa ốc Viễn Đông, Tập đoàn Sino

Tài sản ước tính: 8,9 tỷ USD

 
Những gia đình giàu nhất châu Á - 2

Gia đình họ Ng sở hữu tập đoàn phát triển địa ốc tư nhân lớn nhất Singapore - Tập đoàn Viễn Đông và Tập đoàn Sino cũng kinh doanh bất động sản nhưng có trụ sở tại Hồng Kông. Các công ty này đều nằm trong số những tập đoàn địa ốc lớn nhất châu Á, với doanh thu hàng năm đạt khoảng 4,3 tỷ USD.

 

Người sáng lập nên các công ty này là ông Ng Teng Fong. Ông này đã qua đời năm 2010. Sau khi ông qua đời, người con trai cả của ông là Robert (ảnh) đã thay cha cai quản Tập đoàn Sino, trong khi đó người con thứ lại tiếp quản Tập đoàn Viễn Đông.

 

Hiện tại, tầm ảnh hưởng của gia đình họ Ng ở Singapore là rất lớn, với việc nắm trong tay nhiều công trình địa ốc siêu lớn như khách sạn Fulleton cùng hơn 700 khu bất động sản khác.

 

8. Nhà Hartono (Indonesia)

Công ty: Tập đoàn Djarum

Tài sản ước tính: 11 tỷ USD

 
Những gia đình giàu nhất châu Á - 3

Hartono là gia đình giàu có nhất tại Indonesia. Gia đình này hiện là chủ sở hữu của một trong những công ty sản xuất thuốc lá lớn nhất thế giới - Tập đoàn Djarum. Tuy vậy, hầu hết khối tài sản khổng lồ của gia đình Hartono lại là lợi nhận từ việc đầu tư vào ngân hàng Central Asia - một trong những ngân hàng lớn nhất Indonesia.

 

Công ty thuốc lá ban đầu được sáng lập bởi ông Oei Wie Gwan, sau khi ông này qua đời, 2 người con trai của ông là Robert Budi Hartono và Michael Bambang Hartono đã kế nghiệp cha, đầu tư, nghiên cứu, phát triển và đưa sản phẩm thuốc lá Djarum đi xuất khẩu. Thời điểm trước khi bị chính quyền Obama cấm lưu hành loại thuốc lá mùi đinh hương, các sản phẩm thuốc lá của Djarum chiếm tới 97% thị trường thuốc lá của Mỹ.

 

Con trai ông Robert Budi Hartono là Armand Wahyudi (ảnh) cũng đã bắt đầu tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình vào năm 2009 với vị trí Giám đốc Ngân hàng Central Asia.

 

7. Gia đình Lee Kun Hee (Hàn Quốc)

Công ty: Tập đoàn Samsung

Tài sản ước tính: 11,6 tỷ USD

 
Những gia đình giàu nhất châu Á - 4

Tập đoàn Sam Sung - doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc với 70 công ty thành viên, là một trong những trụ cột chính của nghành công nghệ toàn thế giới. Tâp đoàn này đóng góp gần 1/5 GDP cho đất nước Hàn Quốc.

 

Tập đoàn Samsung được sáng lập năm 1938. Hiện tại, con trai thứ ba của người sáng lập, ông Lee Kun Hee đang nắm giữ quyền điều hành sau khi người cha qua đời vào năm 1987. Nhiều thành viên khác của gia đình cũng đang tham gia vào hoạt động kinh doanh của Samsung, như con trai của ông Lee Kun Hee là Jay Y. Lee, hiện là Chủ tịch Công ty Điện tử Samsung, con gái Lee Boo Jin, Phó chủ tịch chuỗi khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp Shilla của tập đoàn.

 

Với tư cách là người đứng đầu tập đoàn, ông Lee Kun Hee cũng đã phải đương đầu với hàng loạt sức ép trong vài năm gần đây. Vị chủ tịch 69 tuổi này đã từng bị bỏ tù vị tội trốn thuế và bội tín. Tuy nhiên, sau đó đã được ân xá và quay trở lại tiếp tục lãnh đạo tập đoàn.

 

6. Nhà Kuok (Malaysia, Singapore)

Công ty: Tập đoàn Kuok

Tài sản ước tính: 16,1 tỷ USD

 
 
Những gia đình giàu nhất châu Á - 5

Kuok là hiện là gia đình giàu có nhất Đông Nam Á. Gia đình hiện là chủ sở hữu tập đoàn Kuok, một trong những công ty đa ngành nhất châu Á, trải rộng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh, từ nông nghiệp, địa ốc, cho tới dịch vụ tài chính...

 

Tập đoàn này được thành lập năm 1949 bởi ba anh em nhà Kuok, trong đó người em út là Robert Kuok (ảnh) năm nay đã 88 tuổi. Con trai ông Robert, Khoon Chen, năm nay 57 tuổi, là Giám đốc điều hành của Tập đoàn Kuok và công ty con Kerry. Trong đó, Kerry là công ty phát triển địa ốc lớn nhất ở Hồng Kông. Người con trai thứ, Khoon Ean, 56 tuổi, hiện là Chủ tịch chuỗi khách sạn Shangri-La Asia.

 

Tuy nhiên, phần lớn nguồn tài sản của gia đình Kuok đến từ Wilmar International, công ty kinh doanh dầu cọ lớn nhất thế giới đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chủ tịch công ty này là Khoon Hong, cháu trai của ông Robert. Trong quý 2/2011, doanh thu của công ty này đã tăng 56% so với cùng kỳ năm trước, lên 10,6 tỷ USD.

 

5. Sunil Mittal và gia đình (Ấn Độ)

Công ty: Tập đoàn Bharti

Tài sản ước tính: 16,5 tỷ USD

 
Những gia đình giàu nhất châu Á - 6

Tỷ phú Sunil Bharti Mittal là nhà sáng lập tập đoàn Bharti và là chủ tịch công ty viễn thông Bharti Airtel, một trong những  nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất Ấn Độ và lớn thứ 5 trên thế giới với trên 200 triệu khách hàng.

 

Khởi nghiệp khi mới 18 tuổi chỉ với 500 USD, Mittal thành lập tập đoàn Bharti năm 1976. Khi đó, công ty chỉ là một hãng sản xuất phụ tùng xe đạp. Nhưng ông Mittal đã dần phát triển công ty theo lĩnh vực viễn thông.

 

Hiện tại, hai người anh em của ông Mittal, là Rakesh và Rajan Mittal cũng tham gia vào việc kinh doanh của gia đình với cương vị đứng đầu mảng bán lẻ và nông nghiệp. Ngoài ra, hai người con trai sinh đôi của ông Sunil Mittal là Kavin và Shravin (25 tuổi) mới đây cũng đã chính thức tham gia vào hoạt động kinh doanh của gia đình.

 

4. Gia đình Kwok (Hong Kong)

Công ty: Sun Hung Kai Properties

Tài sản ước tính: 22 tỷ USD

 
Những gia đình giàu nhất châu Á - 7

Gia đình Kwok là nhà sáng lập tập đoàn Sun Hung Kai Properties - tập đoàn bất động sản lớn nhất châu Á tính theo lượng vốn hóa trị trường. Công ty hiện là nhà thầu cho hầu hết các công trình lớn tại Hồng Kông. Điển hình là tòa nhà cao nhất Hồng Kông mới được hoàn thành mang tên Trung tâm thương mại quốc tế (International Commerce Center).

 

Sun Hung Kai Properties được thành lập năm 1973 bởi doanh nhân Trung Quốc đại lục Tak Seng Kwok. Năm 1972, công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hong Kong và nhanh chóng trở thành một trong những công ty dẫn đầu về vốn hóa thị trường với 34,25 tỷ USD. Năm 1990, Tak Seng Kwok qua đời để lại công ty cho bà Kwong Siu-hing vợ mình và 3 người con trai Raymond, Thomas và Walter Kwok. Công ty vẫn tiếp tục phát triển lớn mạnh nhờ thị trường bất động sản nóng bỏng tại Hong Kong và Trung Quốc.

 

3. Gia đình ông Lakshmi Narayan Mittal (Ấn Độ)

Công ty: ArcelorMittal

Tài sản ước tính: 28 tỷ USD

 
Những gia đình giàu nhất châu Á - 8
 

Lakshmi Narayan Mittal là nhà sáng lập ArcelorMittal - công ty sản xuất thép lớn nhất trên thế giới. Mittal cũng là người giàu thứ 6 thế giới theo xếp hạng của tạp chí Forbes.

Tỷ phú 61 tuổi này thành lập công ty vào năm 1989 dưới cái tên Mittal Steel, tách khỏi công ty của gia đình tại Ấn Độ.

 

Năm 2006, Mittal Steel sáp nhập với công ty thép Arcelor, trở thành tập đoàn ArcelorMittal lấy trụ sở tại Luxembourg (Bỉ). Mittal là chủ tịch kiêm CEO của tập toàn với 40% cổ phần. Các thành viên khác của gia đình cũng tham gia vào công việc kinh doanh của tập đoàn là người thừa kế, con trai Aditya của ông, hiện là CFO của tập đoàn và con gái Vanisha, hiện là một trong 11 thành viên hội đồng quản trị.

 

2. Gia đình ông Li Ka-shing (Hong Kong)

Công ty: Cheung Kong, PCCW, Hutchison Whampoa

Tài sản ước tính: 32 tỷ USD

 
Những gia đình giàu nhất châu Á - 9

Li Ka-shing được cho là một trong những doanh nhân quyền lực nhất châu Á với các công ty có tổng giá trị vốn hóa thị trường lên tới 92 tỷ USD trên thị trường chứng khoán Hông Kông.

 

Năm 1928, Li Ka-shing cũng gia đình di cư từ Trung Quốc đại lục đến Hông Kông. Vì hoàn cảnh khó khăn nên Li Ka-shing phải bỏ học từ sớm và làm việc cho một công ty sản xuất nhựa. Sau đó, Ka-shing đã là tự gây dựng một công ty nhựa của riêng mình, mà ngày nay được biết đến với cái tên Cheung Kong Industries. 

 

Không chỉ dừng lại ở sản xuất nhựa, công ty của Ka-shing hoạt động trên tất các lĩnh vực từ đóng tàu, viễn thông cho đến công nghệ sinh học với các chi nhánh tại Trung Quốc, Anh và Australia.

 

Hai con trai của Ka-shing, Victor Tzar Kuoi, 47 tuổi, và Richard Tzar Kai Li, hiện cũng là tham gia dẫn dắt các công ty của gia đình. Victor, được xem là người thừa kế, hiện đứng đầu Cheung Kong, Hutichson Whampoa, và KC Life Sciences, còn Richard là chủ tịch công ty viễn thông PCCW.

 

1. Gia đình Ambani (Ấn Độ)

Công ty: Reliance Industries

Tài sản ước tính: 37,6 tỷ USD

 
Những gia đình giàu nhất châu Á - 10
Ambani là gia đình giàu nhất tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và cũng là gia đình sáng lập tập đoàn Reliance Industries – công ty tư nhân lớn nhất Ấn Độ với vốn hóa thị trường là 55,6 tỷ USD.

 

Năm 1966, Dhirubhai Hirachand Ambani thành lập Reliance Industries, khi đó chỉ là công ty dệt may. Về sau, công ty này tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực hóa đầu, truyền thông và năng lượng. Sự nghiệp của Dhirubhai là câu truyện cổ tích về một công nhân trở thành một nhà tài phiệt, một biểu tượng của Ấn Độ.

 

Sau khi ông Dhirubhai năm 2002, các con trai của ông là Mukesh và Anil Ambani tiếp quản công ty của gia đình. Tuy nhiên, những tranh chấp giữa 2 anh em đã khiến tập đoàn tách ra vào năm 2006. Người anh Mukesh, 54 tuổi, tiếp quản Reliance Industries, điều hành các hoạt động kinh doanh dầu mỏ còn người em Anil, 52 tuổi, là chủ tịch Reliance Group, hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, năng lượng, chăm sóc sức khỏe …

 

Lan Trinh

Theo CNBC