1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Những đại gia mới làm chủ ngân hàng

Dù khó khăn nhưng NH vẫn là một ngành rất hấp dẫn. Trong khi nhiều ông lớn rút lui hoặc bắt buộc phải thoái vốn thì các đại gia khác âm thầm thế chân, bất chấp các đó đang vật lộn với nhiều vấn đề.

Đổi người, đổi tên

 

Ngày 25/4, KienLongBank đã bầu ông Võ Quốc Thắng (bầu Thắng) giữ chức chủ tịch cho dù trong kỳ trước đó ông Thắng không hề nằm trong danh sách thành viên HĐQT hay cổ đông lớn của NH. Tới giờ, KienLongBank chưa công bố báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm nên chưa biết bầu Thắng đang nắm giữ bao nhiêu phần trăm cổ phần NH này.

 

Trong báo cáo cuối năm 2012, các thành viên HĐQT KienLongBank nắm giữ tổng cộng hơn 8,6% vốn điều lệ ngân hàng. Trong đó, ông Trần Phát Minh nắm giữ hơn 9,8 triệu cổ phần (tương đương 3,28% vốn); ông Nguyễn Văn Hòa nắm giữ hơn 7,2 triệu cổ phần (2,41%); ông Huỳnh Bá Lân nắm gần 5,2 triệu cổ phần (1,72%); và thành viên HĐQT độc lập Phạm Văn Năng có 133.820 cổ phần (0,04%).

 

Nhiều NĐT cho rằng, bầu Thắng có lẽ đã mua được một lượng cổ phiếu khá lớn để có thể trở thành chủ tịch của NH này. Đây cũng là một bước đi mới, tiến sang lĩnh vực ngân hàng của ông bầu làm vật liệu xây dựng nhưng cũng ôm rất nhiều việc này.
 
Những đại gia mới làm chủ ngân hàng

 

Trong khi đó, theo báo cáo hợp nhất sau soát xét của Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), tại thời điểm 30/6/2013, công ty này đã hoàn tất bán 14,4 triệu cổ phiếu KienLongBank. Trước đó, ACBS cam kết chuyển nhượng 14,4 triệu cổ phiếu NHTMCP Kiên Long cho 1 cá nhân với giá chuyển nhượng 17.000 đồng/cp trong vòng 12 tháng kể từ ngày 27/12/2012.

 

Như vậy, trái ngược với xu hướng e sợ và rút lui khỏi ngân hàng của nhiều đại gia như ông Đặng Thành Tâm, ông Đặng Văn Thành... bầu Thắng lại tiến bước sang lĩnh vực này sau khi thành công trong nhiều lĩnh vực như bóng đá hay với Đồng Tâm (DTG).

 

Từ cuối tháng 5/2013, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường bằng việc đổi tên từ Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank).

  

Trước đó, dưới áp lực tăng vốn lên theo quy định của NHNN, hồi năm 2010 VietABank đã buộc phải gọi vốn mới vào và bán 51 triệu cổ phiếu cho Tập đoàn Đầu tư Việt Phương và vị Chủ tịch Phương Hữu Việt của tập đoàn này.

 

Tập đoàn Đầu tư Việt Phương và ông Phương Hữu Việt đã trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu hơn 17% vốn điều lệ của Việt Á. Ông Phương Hữu Việt thay ông Đỗ Công Chính làm chủ tịch HĐQT. Đi theo đó, nhóm mới đã cầm trịch và tới cuối 2012 những cổ đông sáng lập, ban lãnh đạo cũ của VietABank có nhiều dấu hiệu sự rút lui.

 

Có đổi vận?

 

Trước đó, tái cơ cấu tại TienphongBank cũng đã thành công với sự xuất hiện của cổ đông mới. TienPhongBank đã bán 20% cổ phần cho DOJI, người của DOJI nắm giữ các chức vụ quan trọng tại TienPhongBank.

 

Một trường hợp dấn thân vào ngân hàng khác là Viettel. Trong đề "Tái cơ cấu Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) giai đoạn 2013-2015" được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 5 vừa qua, ngoài những lĩnh vực truyền thống, Viettel vẫn được phép kinh doanh tài chính, ngân hàng. Tập đoàn này đang nắm giữ 15% cổ phần MBBank.

 

Trong vài năm qua, hàng loạt các doanh nhân nổi lên ở nước ngoài như khu vực Đông Âu cũng đã về nước và tung một khoản lớn tiền vào đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng như Nguyễn Đăng Quang (Techcombank), Hồ Hùng Anh (Techcombank), Ngô Chí Dũng (VPBank), Nguyễn Cảnh Sơn (Techcombank, VIB Bank)...

 

Những chuyển động ngầm, sự đảo chiều quyền lực ở các NHN luôn gắn liền với sự ra đi của nhiều đại gia và thay vào đó là các gương mặt mới. Thậm chí, có những người đã đi khỏi NH này nhưng lại đầu tư phát triển những NH mới cho mình. Có thể kể đến trường hợp bà Nguyễn Thị Nga, sau khi rời khỏi Techcombank đã nhanh chóng thâm nhập vào SeABank và đảm đương chức chủ tịch tại đây.

 

Gần đây, hàng loạt các đại gia thế hệ thứ 1 cùng với những gương mặt trẻ khác cũng đang nhanh chóng nắm lấy những cổ phần tại các ngân hàng như sự quay trở lại ACB của ông Trần Mộng Hùng; sự lấn từ Southern Bank sang Sacombank của ông Trầm Bê; sự xuất hiện đầy mới mẻ của các doanh nhân trẻ, ông Trần Hùng Huy (tại ACB); Trầm Trọng Ngân và Trầm Khải Hòa tại Sacombank...

 

Cũng như các NĐT nội, rất nhiều NĐT ngoại đã và đang muốn bỏ vốn vào mua cổ phần NH trong nước. Vụ lớn nhất hồi cuối tháng 3 vừa qua là VietinBank phát hành 644,4 triệu cổ phiếu cho The Bank of Tokyo-Mitshubishi UFJ (BTMU). Trước đó là vụ Mizuho Financial đã bỏ ra 567,3 triệu USD để mua 15% cổ phần phát hành thêm, tương đương 347,6 triệu cổ phiếu của Vietcombank. Và hồi năm 2007, tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Financial Group đã mua 15% cổ phần của Eximbank với giá 225 triệu USD...

 

Có thể thấy, dù gặp rất nhiều khó khăn với nhiều NH nợ ngập đầu, vật lộn thanh khoản, lãi thấp, thậm chí thua lỗ nhưng đây dường như vẫn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều NĐT. Rất nhiều đại gia sẵn sàng bỏ tiền để thâm nhập vào lĩnh vực này. Dù những nhân tố mới luôn được kỳ vọng những để có được kết quả nhưng mong đợi là điều không dễ, nhất là trong điều kiện khó khăn hiện nay.

 

Theo Mạnh Hà

VEF

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm