Những cặp vợ chồng quyền lực trên thương trường Việt

(Dân trí) - Nhân ngày Lễ Tình nhân (14/2 - Valentine), Dân trí điểm qua những cặp vợ chồng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường chứng khoán và đầy quyền lực trong các lĩnh vực kinh doanh.

Ông Phạm Nhật Vượng - bà Phạm Thu Hương
Tổng tài sản trên 26.000 tỷ đồng

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

VCSC: Thông tư 02 sẽ được điều chỉnh và nới lỏng

Những tỷ phú đứng sau Olympics đắt đỏ nhất lịch sử

Dân Bắc Mỹ dự kiến chi 3,7 tỷ USD cho Valentine

Tổng Công ty đường sắt sẽ thoái vốn tại 13 công ty

Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng hiện tại đang là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với việc sở hữu 30,62% Tập đoàn này. Qua nắm giữ 284,6 triệu cổ phiếu VIC tại Vingroup, khối tài sản của ông Vượng đang ở mức 22.200,56 tỷ đồng và là tỷ phú Đô la đầu tiên của Việt Nam được Forbes vinh danh.

Ông Vượng và phu nhân đều là những doanh nhân có thời gian tu nghiệp tại Nga. Bà Phạm Thu Hương là người phụ nữ rất kín tiếng và chưa từng để lộ hình ảnh với công chúng. Công chúng mới chỉ biết đến bà Hương với tư cách là Phó Chủ tịch HĐQT Vingroup và đã cùng chồng gây dựng Tập đoàn này trở thành một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Hiện tại bà Hương với trên 49 triệu cổ phần đang sở hữu 5,28% Vingroup và có 3.828,2 tỷ đồng, là người phụ nữ giàu nhất trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tài sản lớn nhất của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng có lẽ là 3 người con: Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh.

Ông Nguyễn Đăng Quang – bà Nguyễn Hoàng Yến
Tổng tài sản trên 2.000 tỷ đồng

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên

Cũng là một trong những doanh nhân Việt khởi nghiệp và thành công từ Đông Âu, ông Nguyễn Đăng Quang hiện đang là Chủ tịch HĐQT một trong những tập đoàn đa ngành có sức ảnh hưởng lớn nhất nước: Masan Group (MSN). 

Người bạn đời sát cánh cùng ông Quang cả trong cuộc sống và công việc là bà Nguyễn Hoàng Yến – Thành viên HĐQT Masan Group. 

Đồng thời, bà Yến cũng đang nắm giữ hàng loạt chức vụ chủ chốt tại CTCP Hàng tiêu dùng Ma San (Masan Consumer) – nổi tiếng với những thương hiệu chủ chốt như Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Vinacafé, Wake Up, Kachi và Vĩnh Hảo; Thành viên HĐQT CTCP Nước khoáng Vĩnh Hảo, CTCP Vinacafe’ Biên Hòa…

Tại Masan Group, trong khi ông Nguyễn Đăng Quang chỉ sở hữu 10 cổ phần thì số cổ phần mà bà Yến nắm giữ lên đến 21,8 triệu cổ phiếu, tương ứng sở hữu 2,96% Tập đoàn. Với thị giá MSN hiện nay, bà Nguyễn Hoàng Yến đang có 2.047,3 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán. Vợ chồng Chủ tịch MSN có ba người con là Nguyễn Yến Linh, Nguyễn Thùy Linh và Nguyễn Đăng Linh.

Ông Trần Đình Long – bà Vũ Thị Hiền
Tổng tài sản gần 6.500 tỷ đồng

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên

Vợ chồng ông Trần Đình Long hiện đang là những cổ đông cá nhân lớn nhất của Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG).

Trong năm 2013, với việc cổ phiếu HPG tăng chóng mặt, bà Vũ Thị Hiền – phu nhân của ông Long đã lọt vào danh sách 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài những thông tin này không còn bất cứ thông tin nào khác về bà Hiền.

Với việc nắm giữ gần 31 triệu cổ phần HPG, bà Hiền đang sở hữu 7,39% tập đoàn Hòa Phát (tri giá cổ phiếu đạt 1.522,8 tỷ đồng). Trong khi đó, chồng bà – ông Trần Đình Long có 101 triệu cổ phần tại đây và nắm tỉ lệ sở hữu đạt 24,12% vốn HPG (tương ứng 4.972,1 tỷ đồng). Tổng cộng vợ chồng bầu Long đang có gần 6.500 tỷ đồng trên sàn chứng khoán.

Ông Trần Mộng Hùng – bà Đặng Thu Thủy
Tổng tài sản trên 450 tỷ đồng

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên

Trong cơn sóng gió của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) năm 2012, ông Trần Hùng Huy gây chú ý khi được bổ nhiệm lên vị trí cao nhất là Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng khi chỉ mới 34 tuổi. 

Đồng thời, để hỗ trợ con trai đương đầu với những thử thách lớn trên cương vị quan trọng này, ông Trần Mộng Hùng – người sáng lập nên ngân hàng cũng đã quay trở lại Hội đồng quản trị cùng với vợ là bà Đặng Thu Thủy. Vợ chồng ông Trần Mộng Hùng và Đặng Thu Thủy đã tạo một nền tảng vững chắc cho ông Trần Hùng Huy và là hậu phương lớn của vị Chủ tịch trẻ tuổi, tài năng này.

Tại ACB, ông Hùng đang sở hữu 16,52 triệu cổ phần chiếm tỉ lệ 1,76% vốn điều lệ ngân hàng, còn số cổ phần mà bà Đặng Thu Thủy đang nắm giữ là gần 11 triệu đơn vị tương ứng chiếm tỉ lệ 1,17%. Số cổ phần này ứng với giá trị tài sản đạt lần lượt 272,6 tỷ đồng và 181,5 tỷ đồng. Như vậy, tài sản trên sàn chứng khoán ông Trần Mộng Hùng và vợ đạt trên 450 tỷ đồng.

Ngoài con trai lớn là Trần Hùng Huy, vợ chồng “banker” Trần Mộng Hùng còn có có gái Trần Đặng Thu Thảo và con trai út là Trần Minh Hoàng. Các thành viên trong gia đình đều có cổ phần tại ACB.

Ông Đặng Văn Thành – bà Huỳnh Bích Ngọc

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên

Tục ngữ Việt Nam có câu “Thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn” có nghĩa là một khi vợ chồng đồng lòng, bất kể công việc khó khăn nào cũng sẽ vượt qua, công việc chung nào cũng đều thuận lợi.

Chặng đường lập nghiệp, gây dựng hạnh phúc của doanh nhân Đặng Văn Thành – Huỳnh Bích Ngọc không khỏi khiến người đời thán phục và ao ước. 

Thời điểm cuối những năm 1980 – đầu 1990 là thời điểm và bước ngoặt quan trọng của gia đình giàu truyền thống kinh doanh này. Từ cơ sở Thành Công (sản xuất kinh doanh cồn, CO2, mất rỉ đường) do ông một mình ông Thành quản lý, lúc đó bà Ngọc mới chỉ đang chuyên tâm cho công việc thủ quỹ, nội trợ, nuôi dạy con cái; sau đó, với ý định thành lập Ngân hàng, bà Ngọc đã thay chồng quán xuyến và dần phụ trách toàn bộ mảng kinh doanh mía đường. Cho tới khi ông Đặng Văn Thành gây dựng Sacombank trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ lớn nhất Việt Nam thì bà Huỳnh Bích Ngọc đã là “nữ hoàng” của ngành mía đường.

Năm 2012, gia đình ông Thành gặp biến cố lớn khi Sacombank bị thâu tóm, hai cha con ông phải bán toàn bộ số cổ phần (năm 2013) và rút lui khỏi ngân hàng do chính mình sáng lập. Bà Ngọc cũng rút khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP Bourbon Tây Ninh (nay là Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh – SBT). Tuy nhiên, tài sản của vợ chồng ông Thành – bà Ngọc còn lại có lẽ không chỉ là tiền bạc, cơ hội, mà chính là hai người con Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My đã luôn sát cánh với cha mẹ trong công việc kinh doanh của gia đình.

Đặng Huỳnh Ức My hiện tại là bà chủ SBT và đã gặt hái những thành công sau khi nối nghiệp mẹ, còn Đặng Hồng Anh là Chủ tịch của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal). Ngoài ra, các thành viên trong gia đình cũng như các công ty do gia đình ông Thành sáng lập đang có cổ phần tại hàng loạt doanh nghiệp mía đường và công ty đầu tư khác. Công chúng vẫn đang chờ đợi những động thái mới từ gia đình này trong việc vực dậy sự nghiệp sau cú “sốc” thời gian qua.

Ông Đỗ Quang Hiển – bà Lê Thanh Hòa

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên

Bầu Hiển có lẽ là một trong những tỷ phú hiếm hoi công khai đời tư với công chúng. Đằng sau sự nghiệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và một ông bầu bóng đá thành công nhất hiện nay chính là một hậu phương vững chắc với vợ và hai con trai.

Điều thú vị là bầu Hiển và phu nhân Lê Thanh Hòa là bạn “thanh mai trúc mã” từ hồi học Phổ thông. Tình yêu nảy nở từ tình bạn và nên duyên vợ chồng, họ có hai người con trai là Đỗ Quang Vinh và Đỗ Vinh Quang, đều thành đạt trên con đường học vấn.

Nếu nói “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” ý chỉ trong cuộc sống gia đình, người đàn ông đóng vai trò là trụ cột, lo việc kinh tế, còn người phụ nữ đảm đang lo lắng, quán xuyến chuyện trong nhà – điều này có lẽ đúng với gia đình bầu Hiển, một gia đình đầy quyền lực nhưng cũng đầy tình cảm và gắn kết giữa các thành viên. 

Xuất hiện trên báo chí, bà Hòa từng cho biết, các thành viên trong gia đình đều đam mê bóng đá và niềm đam mê của bà chính là từ tôn trọng sở thích của chồng. Một gia đình viên mãn như của bầu Hiển, có lẽ cũng là mong ước và ngưỡng vọng của bất cứ ai trong cuộc sống hiện nay.

Ông Trần Văn Trí – bà Phạm Thị Diệu Hiền

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên

2012 có lẽ là một năm đầy biến cố đối với gia đình doanh nhân Diệu Hiền. Những tưởng tổ chức một đám cưới xa hoa cho con trai cũng như kinh doanh thuận lợi thì sẽ “song hỷ lâm môn”, nhưng không ngờ, vừa gánh chịu chỉ trích của dư luận, doanh nghiệp bà Hiền làm chủ là Thủy sản Bình An (Bianfishco) lại đối diện bờ vực phá sản.

“Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”, giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”, công việc kinh doanh xuống dốc thì bà Hiền lại phải sang Mỹ điều trị ung thư hàng tháng trời. Người đứng ra gánh vác mọi công việc trong nhà, ngoài xã hội giúp bà Hiền lúc đó là ông Trần Văn Trí – chồng bà, vốn là một viên chức Nhà nước và là Hiệu trưởng Trường Nghiệp vụ giao thông vận tải khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Trách nhiệm của một người chồng, người cha, ông Trí đã chèo lái Bianfishco về bến bình an sau khi gánh hết trách nhiệm thay vợ. Không những vậy, chồng bà Diệu Hiền còn tham gia tái cơ cấu Thủy sản Phương Nam và mới đây là giải cứu Sohafood (Thủy sản Sông Hậu).

Con đường bước vào thương trường của ông Trí đầy bất ngờ và không kém ly kỳ, nhưng tất cả có lẽ xuất phát từ nghĩa vợ chồng. Với ông Trí, có lẽ việc vợ ông từ Mỹ trở về sau khi điều trị bệnh, đó hẳn là điều bình an nhất.

Bích Diệp

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước