1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Nhập siêu tăng dần trong các tháng cuối năm

(Dân trí) - Nhập siêu tháng 10 đạt 440 triệu USD khiến cho thành tích xuất siêu tỷ USD của Việt Nam đã giảm nhanh. Con số xuất siêu tính đến tháng 10 của Việt Nam chỉ còn 3,2 tỷ USD, giảm gần 500 triệu so với thành tích trước đó tính đến tháng 9 là 3,8 tỷ USD.

Càng về cuối năm, hoạt động thương mại của Việt Nam càng nghiêng về hướng gia tăng nhập siêu, giảm tỷ lệ xuất siêu. Các mặt hàng có kim ngạch nhập siêu lớn trong tháng 10 chủ yếu là nông sản, thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và nguyên phụ liệu cho các ngành sản xuất.

Mới đây, Tổng cục Hải quan đã công bố tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng của Việt Nam trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2016, trong đó nhấn mạnh con số suy giảm xuất khẩu, tăng tỷ lệ nhập khẩu trong những tháng cuối năm.

Sắt thép, nguyên liệu dệt may và một loạt mặt hàng thực phẩm đã gia tăng giá trị nhập khẩu trong các tháng cuối năm.
Sắt thép, nguyên liệu dệt may và một loạt mặt hàng thực phẩm đã gia tăng giá trị nhập khẩu trong các tháng cuối năm.

Cụ thể, trong tháng 10, Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch 15,4 tỷ USD, giảm 100 triệu USD so với kim ngạch tháng 9/2016 và tăng hơn 2 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu trong 10 tháng có thể lên hơn 440 triệu USD so với tháng trước, đạt 15,84 tỷ USD, tăng hơn 3 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015.

Tính chung, hết tháng 10, tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt 143,9 tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 140,6 tỷ USD, xuất siêu đạt 3,3 tỷ USD, giảm gần 500 triệu USD so với giá trị xuất siêu 9 tháng đầu năm (3,8 tỷ USD).

Theo nhận định của Tổng cục Hải quan, sự suy giảm xuất siêu trong thời gian qua là do ảnh hưởng giảm giá trị xuất khẩu và số lượng xuất khẩu của các mặt hàng trọng điểm trong tháng 10 như: gạo, dầu thô, than đá, sắt thép các loại... từ 8 đến 27% so với tháng trước đó. Ngay cả mặt hàng xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện tử, cũng đã giảm gần 3% giá trị xuất khẩu trong tháng 10.

Ở chiều ngược lại, trong các tháng cuối năm nhập khẩu của Việt Nam gia tăng, trong đó nhiều mặt hàng nông nghiệp như rau, lúa mỳ, ngô, đậu tương, thức ăn chăn nuôi, sữa đã gia tăng trở lại trong tháng 10. Mặt hàng than đá nhập khẩu vẫn tăng trên 42% về lượng và gần 70% về giá trị, khiến lượng và giá trị nhập khẩu 10 tháng tăng trên 100%.

Đặc biệt, phân bón và thuốc trừ sâu trong tháng 10 có kim ngạch tăng từ 21% đến 48% so với tháng 9. Đây là mức tăng đột biến so với các mặt hàng khác. Đáng chú ý, do nhu cầu sản xuất cuối năm ngành dệt may gia tăng nhập khẩu các nguyên liệu như: vải, xơ, sợi và nguyên liệu dệt may, da giày trên 20% so với tháng 9.

Trước đó, theo báo cáo của Ngân hàng HSBC về tăng trưởng của Việt Nam và việc ảnh hưởng của thâm hụt thương mại đối với tiến trình cải cách của Việt Nam cho thấy: Việt Nam ngày càng gia tăng nhập khẩu các mặt hàng tương tự mà trong nước sản xuất được, điều này giúp đa dạng thị trường và sự lựa chọn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng là thách thức lớn cho sản xuất trong nước.

"Việc gia tăng nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, vượt giá trị của các mặt hàng đầu vào cho sản xuất đang đặt ra khó khăn cho Việt Nam cần phải cải cách khu vực sản xuất trong nước, đẩy mạnh các mặt hàng trong nước có lợi thế và đăng biệt cơ cấu lại các mặt hàng xuất khẩu chiến lược để tăng tỷ lệ nội địa hóa, hàm lượng giá trị gia tăng thay vì lợi thế xuất khẩu giá rẻ thông thường", báo cáo HSBC nhấn mạnh.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm