1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Nhà giàu Trung Quốc vung tiền “kiếm” visa nhập cư Úc

(Dân trí) - Không chỉ ồ ạt rót vốn đầu tư vào Mỹ hòng kiếm “thẻ xanh”, nhà giàu Trung Quốc hiện cũng đang tích cực đầu tư mạnh vào Úc để được nhập cảnh. Năm qua, hơn 90% đơn xin nhập cư Úc diện đầu tư lớn là của người Trung Quốc đại lục.

Giới chức Úc và Trung Quốc trong sự kiện mừng năm mới tại Sydney
Giới chức Úc và Trung Quốc trong sự kiện mừng năm mới tại Sydney

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

"Loạn" giá vé gửi xe ngày Tết

Biến rác thành hàng triệu USD

Mỹ thông qua dự luật gây khó cho cá da trơn Việt Nam

TS Alan Phan: Thị trường bất động sản cốt lõi là giá

Thị trường vàng đồng loạt khai Xuân

Theo tờ Cơ quan di cư và bảo vệ biên giới Úc, ngay trong năm đầu tiên chương trình này được triển khai hồi năm ngoái, tổng lượng vốn đầu tư mà các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục đổ vào Úc để được cấp thị thực nhập cư đã đạt 285 triệu USD.

Tổng cộng 65 thị thực “nhà đầu tư lớn” đã được cấp cho các cá nhân từ Trung Quốc đại lục và 91% trong số 545 đơn xin cấp thị thực theo diện này là của người Trung Quốc.

Paul Bernadou, một luật sư về di cư tại Hồng Kông cho biết 90% khách hàng của ông đến từ đại lục, và Úc là địa điểm ưa chuộng thứ hai, chỉ sau Hồng Kông.

Để được cấp thị thực diện đầu tư lớn vào Úc, một nhà đầu tư cần phải đầu tư 5 triệu đô la Úc (4,38 triệu USD) cùng một lí lịch không phạm pháp hình sự. Nhưng mọi chuyện không chỉ đơn giản có vậy, bởi “còn có cả núi thủ tục giấy tờ”, và đó là một phần lí do vì sao chương trình này khởi động chậm chạp, khi chỉ có 3 visa được cấp trong 6 tháng đầu, ông Bernadou cho biết.

“Người Trung Quốc không thực sự để tâm tới chuyện giấy tờ. Họ chỉ muốn kinh doanh và nếu sau một vài năm họ muốn nhập cư, họ thường bị thất lạc giấy tờ”, vị luật sư này cho biết thêm.

Chương trình thu hút đầu tư trên được chính phủ Úc triển khai tháng 11/2012, được kỳ vọng sẽ thu hút mỗi năm 700 cư dân giàu có mới cùng 3,5 tỷ đô la Úc vốn đầu tư mỗi năm vào trái phiếu chính phủ và các quỹ tuân thủ.

Visa đầu tư, trong quy định của Úc thuộc tiểu mục 188, có thể được chuyển đổi thành visa vĩnh viễn, tiểu mục 888, sau 4 năm lưu trú. Chỉ riêng những mã số này đã cho thấy đối tượng nhắm tới của chương trình này, bởi số 8 trong văn hóa Trung Quốc thường gắn với sự giàu có và thịnh vượng.

Một yếu tố khiến chương trình này trở nên hấp dẫn hơn nữa đó là các nhà đầu tư không bị đòi hỏi về trình độ ngôn ngữ, cũng không bị giới hạn tuổi tác. Người nộp đơn cũng không buộc phải tham gia kinh doanh tại Úc.

Điều đó có nghĩa là những người sở hữu các doanh nghiệp lớn tại Trung Quốc không phải lo lắng về chuyện phải từ bỏ hoạt động kinh doanh của mình”, Bill Fuggle, một luật sư tại công ty luật Baker & McKenzie, văn phòng Sydney cho biết.

Người Trung Quốc đầu tiên được cấp thị thực theo diện này hồi tháng 5 năm ngoái là một nhà sản xuất đồ chơi với một gia đình trẻ. Người này đầu tư vào trái phiếu chính quyền bang Victoria.

Fuggle cho biết hầu hết những người có ý định xin thị thực nhập cảnh là các triệu phú tự tay gây dựng sự nghiệp trong ngành sản xuất hoặc bất động sản.

“Theo quan sát của tôi những người nộp đơn rất chú ý tới hệ thống giáo dục tốt của Úc, nền kinh tế mạnh mẽ và ổn định, môi trường trong lành, thực phẩm đáng tín cậy và một xã hội đa văn hóa”, Fuggle nói. Bên cạnh đó, thời tiết, múi giờ và tỉ lệ tội phạm thấp cũng là các yếu tố thu hút khác.

Theo ông Bernadou, các nhà đầu tư tại Trung Quốc đại lục có xu hướng tới Sydney và Melbourne và đầu tư vào trái phiếu các chính phủ tại đây, trước khi tìm được thứ gì đó có mức sinh lời cao hơn.

John McGrath, giám đốc điều hành của công ty môi giới bất động sản McGrath Estate Agents cho biết, giá nhà tại Sydney đã tăng 10%, còn trong 12 tháng qua, giá nhà tại Melbourne tăng trung bình 6%, một phần do các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.

Thanh Tùng
Theo SCMP

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm