Người Việt uống bia nhiều hơn kiếm tiền

Do đã trải qua những năm tháng kinh tế khó khăn, đói khổ nên nhiều người đang đi vào xu hướng hưởng thụ như để đền bù quá khứ. Thu nhập người dân ngày càng cao, giá thành bia ngày càng rẻ… tạo ra sức cầu lớn.

Theo thống kê của tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch, năm 2013 Việt Nam đã tiêu thụ hết 3 tỉ lít bia, tương đương 3 tỉ USD. Như vậy trung bình mỗi người Việt tiêu thụ khoảng 32 lít bia một năm. Với mức tiêu thụ này Việt Nam nằm trong tốp 25 nước uống bia khủng khiếp nhất thế giới, đứng thứ ba ở châu Á chỉ sau Trung Quốc, Nhật và đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
 
Làm thiệt hại cho nền kinh tế

 

Làm thiệt hại cho nền kinh tế

 

Khoảng 20 năm trước, trung bình một người Việt chỉ tiêu thụ trung bình 2,5 lít bia/năm nhưng đến nay tăng lên 32 lít/năm, nghĩa là gấp 13 lần, trong khi thu nhập bình quân của người dân chỉ tăng trên 12%. Theo ông, tại sao tốc độ tiêu thụ bia ở Việt Nam lại tăng vọt như vậy?

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế: Đến nay uống rượu bia không chỉ còn là tập quán của người Việt nữa. Với lượng tiêu thụ ngày càng lớn, rượu bia trở thành tệ nạn của xã hội. Khắp mọi nơi, bất kể sáng hay trưa, có phải đang trong giờ làm việc hay không thì ở các quán nhậu đều đông kịt người. Và điều này phản ánh tình trạng kinh tế - xã hội.

 

Thứ nhất, số lượng sản xuất bia không đủ phục vụ nhu cầu trong nước. Nghĩa là tiêu thụ 3 tỉ lít bia/năm chỉ tập trung phục vụ nhu cầu nội địa, không xuất khẩu… làm mất đi nguồn lực quốc gia.

 

Thứ hai, việc tiêu thụ rượu bia quá lớn không những không đem lại lợi ích kinh tế mà nó phá hủy lợi ích kinh tế khi nó trở thành tệ nạn xã hội. Làm sao những cơ thể say xỉn có thể lao động một cách hiệu quả. Có lẽ đây là vấn đề xã hội cần phải quan tâm nhiều hơn.

 

Nhưng việc đáp ứng nhu cầu nội địa, nghĩa là có sản xuất kinh doanh, tạo ra việc làm và dòng tiền luân chuyển trong nền kinh tế thì tại sao lại không đem lại lợi ích kinh tế, thưa ông?

 

Nếu so sánh mức độ loại hình kinh tế từ việc sản xuất bia, tiêu thụ bia tốn khoảng 3 tỉ USD/năm với việc xuất khẩu gạo rõ ràng sẽ là khập khiễng. Bởi trong khi làm ăn rất vất vả mới xuất khẩu được từng ấy gạo, thu về từng ấy tiền. Còn bia rượu sản xuất ra lại uống hết, không còn hàng để xuất khẩu. Mặc dù nó có giá trị nào đó như tạo công ăn việc làm, đóng góp vào kinh tế, GDP tăng trưởng… nhưng so với các mặt hàng sản xuất khác thì nó không có giá trị kinh tế cao. Về lâu dài nó lại đi ngược lại.

 

Dòng tiền thu từ việc bán rượu bia lại quay lại với doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ… Nói chung là nó không ảnh hưởng đến dòng tiền ra-vào. Nhưng trong nền kinh tế khi dòng tiền luân chuyển như vậy thì phải tạo ra giá trị gia tăng. Ví dụ, sản xuất gạo được 100 USD, xuất khẩu đi 120 USD thì 20 USD là giá trị gia tăng từ bán gạo ra ngoài. Còn với bia mình bán ở trong nước, dồn hết năng lực vào phục vụ nội địa, không đem ngoại tệ về và với thời gian, việc này làm tiêu hủy năng lực lao động, thiệt hại tiềm năng kinh tế. Bởi về mặt xã hội, sử dụng quá nhiều rượu bia làm chậm sự phát triển của kinh tế, nhất là tệ nạn xã hội tăng, các hành vi phạm pháp, tai nạn giao thông cũng gia tăng.

 

Sức cầu ảo

 

Vậy ông đánh giá thế nào khi tốc độ tiêu thụ bia ở Việt Nam tăng quá nhanh so với tốc độ thu nhập bình quân trên đầu người?

 

Chúng ta đang tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được. Tôi tham gia các buổi giao lưu và thấy người Việt mình có thói quen thách đố nhau uống bia. Ngay cả các cuộc giao lưu mang tính nghiêm trang họ cũng chuốc rượu bia nhau. Cũng có sự thách thức ai uống nhiều, ai uống ít, đó là tập quán rất xấu. Thực tế mình đã giàu đâu, mình cũng đang trong tình trạng suy dinh dưỡng.

 

Theo ông, tại sao mức độ tiêu thụ bia bỗng tăng vọt như vậy?

 

Thứ nhất, thu nhập của mình ngày càng cao, nó khuyến khích người ta tiêu dùng. Thứ hai, có thể do chúng ta đã trải qua những năm tháng kinh tế khó khăn, đói khổ và rượu bia cũng là thứ hàng xa xỉ nên đến bây giờ thu nhập ngày càng tăng thì nhiều người đi vào xu hướng hưởng thụ để bù cho quá khứ. Cùng với đó giá thành bia tại Việt Nam ngày càng rẻ nên ai cũng có thể dễ dàng mua.

 

Có phải một phần do bia của Việt Nam rất rẻ không, thưa ông?

 

Vấn đề rẻ do tiêu thụ nhiều, sản xuất càng nhiều thì giá thành càng hạ. Trong kinh doanh có hai loại chi phí, chi phí cố định là nhà xưởng, máy móc… nếu sản xuất số lượng càng lớn, chi phí cho một sản phẩm ấy càng rẻ. Chính vì thế nhà sản xuất kinh doanh tốt thì giá rẻ hơn. Đó cũng là điều khuyến khích tiêu thụ.

 

Nghĩa là giá bia ở các nước trên thế giới đắt vì lượng sản xuất ít, thưa ông?

 

Thực ra ở các nước, khi họ muốn hạn chế điều gì thì họ sẽ tìm cách đánh thuế. Chẳng hạn, thuốc lá họ tăng thuế lên. Người tiêu thụ thấy tăng tiền thuế thì họ sẽ giảm tiêu thụ vì điều này đánh thẳng vào hầu bao của họ. Tuy nhiên, với các nước Âu châu họ không có tập quán chuốc bia rượu… 1, 2, 3 rồi uống cho hết ly. Và trong nền kinh tế tự do, chính phủ không có các biện pháp hành chính để hạn chế tiêu thụ bia trong nước. Nhưng họ dùng biện pháp hành chính chống tiêu thụ mang tính tiêu cực xã hội. Chẳng hạn, quy định trẻ em không được mua rượu bia với nồng nộ nào đó. Đặc biệt, ngoài phục vụ nhu cầu nội địa, cái họ hướng tới là xuất khẩu. Và Việt Nam là một trong các quốc gia mà họ hướng tới vì lượng tiêu thụ của chúng ta quá lớn.

 

Các nước hướng tới xuất khẩu

 

Vậy ở một số nước có thương hiệu bia nổi tiếng như bia Đức, Hà Lan, Tiệp thì lượng tiêu thụ bia thế nào, thưa ông?

 

Ở Mỹ mức rượu bia tiêu thụ lớn nhưng so với đầu người thì không bằng Việt Nam. Ở Đức cũng vậy, là nước sản xuất ra bia ngon nhưng chỉ có lễ hội bia tháng 10 họ uống nhiều kinh khủng nhưng chỉ trong thời gian đó thôi. Còn cả năm mức tiêu thụ lượng bia không nhiều. Hà Lan chủ yếu bán ra nước ngoài để lấy ngoại tệ về làm tăng giá trị gia tăng cho quốc gia. Như nói ở trên, họ dùng biện pháp hành chính để giảm tính tiêu cực xã hội.

 

Những biện pháp hành chính cụ thể là thế nào, thưa ông?

 

Ở nước ngoài, ở tất cả siêu thị đều được bán bia. Tuy nhiên, vấn đề cấp phép bán rượu rất hạn chế. Chẳng hạn, ở mấy blôc nhà mới có một quầy bán rượu. Họ cũng quy định thanh thiếu niên bao nhiêu tuổi không được phép mua rượu. Hay ở bên Mỹ, trước đây lái xe khi trong người có độ cồn xử phạt thấp hơn nhưng đến giờ có thể phạt cả 1.000 USD. Trường hợp uống bia rượu gây tai nạn phải ra tòa, không chỉ bị phạt hành chính mà phải rút bằng lái.

 

Đặc biệt ở Mỹ có tòa án giao thông. Các vi phạm giao thông như đậu sai lề đường, vượt đèn đỏ… đều phải ra tòa. Trong khi chúng ta chỉ chủ yếu phạt hành chính. Đặc biệt ở Mỹ cảnh sát giao thông không được thu tiền nộp phạt. Nếu thu tiền nộp phạt được coi là hối lộ. Họ chỉ nộp phạt khi có trát của tòa án hoặc nếu mình không muốn ra tòa, muốn đóng phí ngay thì cảnh sát giao thông gửi giấy báo vi phạm lỗi này thì đóng phạt bao nhiêu…

 

Vậy còn việc đánh thuế, thưa ông?

 

Một trong các biện pháp có thể giảm thiểu tệ nạn xã hội từ bia rượu là đánh thuế người tiêu thụ để họ cảm thấy bị tấn công túi tiền. Tuy nhiên, điều này chưa đủ mà phải có chiến dịch bài trừ. Đó là chương trình rộng rãi không chỉ của bộ tài chính đánh thuế mà cả chương trình của bộ văn hóa, giáo dục… để tạo tập quán uống bia rượu lành mạnh.

 

Xin cảm ơn ông!

 

Theo Yên Trang thực hiện

Pháp Luật TPHCM

 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước