1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Nghĩ về những “đường cao tốc” trên không

Chiếc máy bay Airbus A320 đầu tiên trong đơn hàng mua và thuê 100 chiếc máy bay theo thỏa thuận được ký kết giữa Vietjet và Airbus đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 14h25 ngày 27/11.

Máy bay A320 của Hãng Vietjet chuẩn bị cất cánh về Việt Nam. Ảnh Vietnamnet

Máy bay A320 của Hãng Vietjet chuẩn bị cất cánh về Việt Nam. Ảnh Vietnamnet
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Giá vàng ít có khả năng khởi sắc trong tuần tới
* “Đế chế” dầu lửa của Nga ngập trong nợ
* Đại gia đất Cảng chơi trội với lâu đài ngựa dát vàng
* Chống tham nhũng đời bố, củng cố... đời con
* Vinalines nhất bảng lỗ của tổng công ty nhà nước
* Con dấu đang dần ra khỏi đời sống: Vừa mừng, vừa lo  

Nhìn hình ảnh Vietjet rửa máy bay, ai cũng có thể chia sẻ niềm vui, đó là niềm vui của doanh nghiệp nhưng cũng là tin vui chung cho cộng đồng.

Vietjet mua và thuê 100 chiếc máy bay, nhưng không có sự bảo lãnh của Chính phủ, doanh nghiệp tự xoay xở vốn, tạo uy tín để các đối tác chấp nhận hợp tác. Nhà nước không phải bỏ đống vốn nào vào dự án đồ sộ này, nhưng ngành hàng không có thêm nhiều chiếc máy bay để phục vụ việc đi lại của người dân.

Đầu tư cho hàng không có lợi thế nhất định mà ngành giao thông cần tính toán. Để có 1 km đường cao tốc để khai thác đường bộ mất vài chục triệu USD. Còn hàng không luôn là “đường cao tốc”, nhưng bầu trời có sẵn vạn con đường mà không phải xây. Chỉ cần đầu tư xây dựng các nhà ga hiện đại, dịch vụ hàng không đạt chất lượng cao, thì các hãng máy bay sẽ phục vụ đạt hiệu quả cao.

Cách đây mấy hôm, chiếc Airbus A350 XWB hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, Vietnam Airlines sẽ đưa chiếc máy bay “khủng” này vào khai thác vào giữa năm 2015. Từ hai chiếc Airbus mới toanh của hai hãng máy bay Vietnam Airlines và VietjetAir cho thấy, các hãng máy bay đầu tư đầy tự tin và không chỉ quyết tâm khai thác thị trường 90 triệu dân, mà mở rộng đến nhiều quốc gia khác. Tham vọng của các hãng máy bay cần được ủng hộ bằng chính sách của nhà nước và từ phía cộng đồng.

Nhưng để chiếc máy bay ngược xuôi trên “đường cao tốc” của nhà trời không phải chỉ là việc của các hãng máy bay, mà còn là việc của các đơn vị mặt đất. Những sự cố mất quyền kiểm soát bay, hay máy bay trực thăng bay trước mũi máy bay dân sự xảy ra vừa qua sẽ là những lực cản ghê gớm cho tham vọng của các hãng máy bay.

Nhà ga hiện đại, đáp ứng được số lượng máy bay ngày càng lớn mạnh của các hãng thì sẽ đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế.

“Đường cao tốc” trên không được khai thác nhiều thì sẽ giảm áp lực cho đường bộ. Người dân không phải nhọc nhằn trên những cung đường chật chội, nguy hiểm, mà đi lại trên những chuyến bay hiện đại, an toàn và thuận lợi. Ngành giao thông chắc chắn thấy rõ điều này, hãy làm nhanh lên thôi.
 
Theo Lê Thanh Phong

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”